Giao lưu văn hóa để hòa nhập chứ không hòa tan

Một phần của tài liệu Luận Văn Ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Trang 62 - 65)

GIẢI PHÁP VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC HIỆN NAY

3.6. Giao lưu văn hóa để hòa nhập chứ không hòa tan

Giao lưu văn hoá là một quy luật góp phần hiểu biết giữa các dân tộc, các nền văn hoá, góp phần làm đẹp thêm các dòng chảy văn hoá dân tộc. Lịch sử loài người từ cổ chí kim đều cho thấy các lực lượng tiến bộ vẫn luôn theo đuổi cái đích là làm sao hướng được con người vào chân, thiện, mỹ. Theo Mác, đã đúc kết thì con người luôn có nhu cầu nhào nặn cái đẹp, tiếp thu cái đẹp khi có định hướng đúng. Thiết nghĩ đó cũng là quy luật trường tồn của cuộc sống, có nghĩa là tiếp thu có chọn lọc và hiệp tác phải đi đôi với đấu tranh, bảo vệ là cơ sở vững chắc để tồn tại và phát triển. Bởi lẽ, toàn cầu hoá vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực do đặc điểm của mỗi quốc gia dân tộc có những phong tục, tập quán…và đặc biệt là có nền văn hoá riêng, bản sắc riêng. Thực tế cho thấy, trong mối quan hệ của cuộc sống giữa con người với con người, giữa các tập thể với nhau có rất nhiều người tốt, thân thiện, giúp nhau chí tình, đáng trân trọng nhưng vẫn còn những kẻ xấu có thể do hiểu biết và nhận thức chưa đúng hoặc vì những mưu tính cho lợi ích riêng biệt nào đó nên thiếu thiện chí với những giá trị chân, thiện, mỹ. Vì vậy, nếu quá trình giao lưu, hội nhập để dẫn đến sự thay đổi bản sắc văn hoá dân tộc, thay đổi lối sống tức là dẫn tới sự thay đổi hệ giá trị, sẽ dẫn đến những nguy hại khôn lường không chỉ cho cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả lợi ích quốc gia, dân tộc. Mơ hồ về nhận thức văn hoá dân tộc là sẽ dẫn đến đánh mất tất cả. Chúng ta tự hào với đất nước ta suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, đã

phải trải qua biết bao cuộc chiến tranh xâm lược và đô hộ với những âm mưu thâm độc đồng hoá của kẻ thù. Song các thế hệ con cháu Lạc - Hồng vẫn giữ vững và tiếp bước để ngày càng làm đẹp thêm văn hoá làng, xã, tô thắm thêm hương sắc của nền Văn hiến Việt Nam. ("Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo"). Thiện chí vì hoà bình với lòng nhân văn cao cả để sẵn sàng "khép" lại quá khứ vì đại nghĩa dân tộc mà khoan dung, độ lượng hướng tới tương lai là cốt cách riêng của người Việt, là cội nguồn văn hoá suốt chiều dài của lịch sử dân tộc được tô thắm rực rỡ trong thời đại Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng quang vinh. Vấn đề cần được nhận thức đúng đắn là không thể để bỏ quên quá khứ về những trang sử hào hùng của dân tộc, những thuần phong, mỹ tục vốn có những cam go của đất nước qua từng thời kỳ phải luôn được khơi dậy trong các thế hệ thông qua các hình thức, các loại hình giáo dục, tuyên truyền phong phú phù hợp từng đối tượng. Ngày nay, chúng ta mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế, văn hoá nhân loại là để làm giàu vốn hiểu biết cho con người, cho đất nước và giới thiệu cho thế giới biết những nét đẹp của văn hoá, nhân văn của nền văn minh và sức mạnh con người đất Việt. Cần phân biệt được việc học tinh hoa với đua đòi nhảm nhí không phù hợp. Học nhân loại, học các nước là học cái hợp lý để làm giàu tri thức, vốn sống, phong cách lao động, vốn công nghệ thông tin. Là học kỹ thuật và công tác quản lý, bổ sung thêm năng lực tiếp cận tư duy lô gích trong phân tích và đánh giá sự vật, hiện tượng, xử lý thông tin để chúng ta linh hoạt hơn, bản lĩnh hơn khi xem xét các vấn đề liên quan nhằm tránh ý chí chủ quan, hoang mang dao động hoặc máy móc trong vận dụng gây tổn hại khôn lường cho quê hương, đất nước. Kế thừa cái cũ, học cái mới có chọn lọc là để làm chủ tri thức, làm chủ khoa học công nghệ phục vụ cho quá trình sáng tạo trong lao động và cuộc sống ngày càng tốt hơn ở mỗi người và vì hạnh phúc của đồng bào, đất nước. Đây là những vấn đề cần được trao đổi, thảo luận kỹ trong các bài giảng có liên quan để tạo sự thống nhất trong tư tưởng hành động trong quá trình quản lý điều hành từ cơ sở.

Với lẽ đó, xây dựng “nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cần phải nghiên cứu kỹ để khám phá sự vận động và phát triển của văn hoá, từ đó có nhận thức đúng đắn và cảnh tỉnh trước những vấn đề mới đang đặt ra và những vấn đề mà các thế lực thù địch đang tận dụng, mong muốn đạt tới "Chủ nghĩa đa nguyên văn hoá". Chúng ta cần giáo dục, củng cố, xây dựng niềm tin bằng hệ giá trị chân, thiện, mỹ và những truyền thống quý báu của dân tộc và chế độ. Biết tôn trọng, lắng nghe để làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về những ý kiến khác nhau với tinh thần xây dựng để tiếp thu, để bồi đắp thêm trí tuệ và tinh thần. Cần tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, vai trò quản lý của chính quyền các cấp và sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội nhằm ngăn chặn những luồng thông tin xấu, phim ảnh rẻ tiền, chạy theo cơ chế thị trường có yếu tố không lành mạnh mang màu sắc độc hại. Gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc phải trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với tổ chức hành động, quản lý để thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết tự hào dân tộc để có ý chí phấn đấu hoàn thành tốt sự nghiệp mà thế hệ cha anh đã phấn đấu hi sinh bảo vệ, xây dựng. Phải gắn được những tri thức từ sách vở với thực tiễn cuộc sống mà thế hệ đã qua cũng như thế hệ hôm nay và mai sau cần phải vươn tới, giúp thế hệ trẻ thấy rõ chiến lược của Đảng, Nhà nước là luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Phát triển kinh tế phải thống nhất với phát triển xã hội, phát triển kinh tế phải quyện chặt với phát triển xã hội. Và rằng, năng suất lao động là cái quyết định thắng lợi của chế độ mới, song đó không chỉ do lực lượng lao động sản xuất mà là kết quả tổng hợp của cả xã hội. Cần tạo lập được môi trường tư tưởng, văn hoá lành mạnh để mỗi người tự tin ở chính bản thân và tin ở cộng đồng, tin ở tổ chức là cơ sở để nâng cao dân trí, để sự sáng tạo bắt nhịp và ăn sâu vào cuộc sống, phục vụ lợi ích phát triển kinh tế, xã hội của quê hương, đất nước tiến nhanh hơn.

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng ta đã xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống, từ ý chí ngọn nguồn của dân tộc và trí tuệ toàn dân tộc, chúng ta đã tập hợp, động viên được lực lượng toàn dân tham gia kháng chiến thắng lợi với khẩu hiệu: "Cả

nước ra trận, toàn dân kháng chiến"- "Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước". Có thể nói đây là hội tụ của ý chí quyết tâm và hành động quả cảm sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, là một trong những đỉnh cao của bản sắc văn hoá Việt Nam. Công tác Tư tưởng, Văn hoá ngày nay cần phải từ các hoạt động thực tiễn, từ công tác tổ chức, từ việc làm, từ phát huy dân chủ để tìm hiểu, phát hiện cái mới để đổi mới cách nghĩ, cách làm với các giải pháp sát, đúng, hiệu quả thiết thực., đồng thời tham mưu, kiến nghị đề xuất có các cơ chế, chính sách thích ứng nhằm phát huy sáng tạo cho sự phát triển kinh tế xã hội ở mức cao nhất. Cốt lõi ở chỗ là tạo được sự thống nhất, đảm bảo tính khách quan, giữa lời nói và việc làm vì lợi ích chung, niềm tin và sức mạnh đoàn kết từ đó hình thành, phát triển. Tất cả đều hướng tới ý chí, hoài bão, dẫy lên phong trào đầu tư sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, tôn vinh quê hương, đất nước vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Đó là cơ sở tốt nhất để chúng ta bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng trong sự nghiệp phát triển, chấn hưng đất nước. Với tinh thần làm giàu từ tri thức nhân loại được đúc kết, bằng bản lĩnh và cốt cách con người Việt Nam, từ bản sắc văn hoá của con dân Đất Việt để vóc dáng Việt Nam của thế kỷ 21 được tô thắm thêm trong trang sử ngàn năm Văn hiến vẻ vang.

Một phần của tài liệu Luận Văn Ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w