GIẢI PHÁP VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC HIỆN NAY
3.2. Chiến lược ngoại giao văn hóa của Trung Quốc
Chiến lược ngoại giao văn hóa cua Trung Quốc có rất nhiều thay đổi và điểu chỉnh mạnh mẽ. Thậm chí là mang tính cách mạng, Trung Quốc đã bắt đầu được khởi động, với cốt lõi là dần chuyển từ ngoại giao nhà nước thông thường sang ngoại giao nước lớn, từ ngoại giao thế yếu chuyển sang ngoại giao thế mạnh, từ ngoại giao tiêu cực bị động chuyển sang ngoại giao tích cực chủ động, cụ thể gồm tích cực tham gia các công việc khu vực, hộ tống tàu thuyền, cam kết gánh vác trách nhiệm nước lớn, thể hiện văn hóa Trung Quốc … Trung Quốc tích cực tham gia các công việc khu vực, như tích cực tăng cường quan hệ với ASEAN, tích cực tham gia “đàm phán 6 bên” về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Trung Quốc đã giúp đỡ và ủng hộ ASEAN ngay cả khi đất nước cực kỳ khó khăn. Khi tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN-Trung Quốc lần thứ 5 tháng 11/2001, Thủ tướng Chu Dung Cơ nêu rõ, Trung Quốc và ASEAN cần xác lập rõ các lĩnh vực hợp tác trọng điểm trong thế kỷ mới và xác định mục tiêu xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN. Thái độ phát triển quan hệ với các nước ASEAN của Trung Quốc trở nên tích cực hơn. Trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên, từ khi tham gia “đàm phán 6 bên” lần thứ nhất tháng 8/2003 đến nay, Trung Quốc luôn tích cực tham gia giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trong thời gian xảy ra sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2005, Trung Quốc đã có chính sách viện trợ tích cực. Tháng 1/2009, Trung Quốc tiến hành hộ tống tàu thuyền trên biển lần đầu
tiên, và trước đó vào cuối năm 2008 Bộ Quốc phòng Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố đóng tàu sân bay, điều này chứng tỏ, lợi ích ở nước ngoài đang tăng lên, khiến Trung Quốc càng coi trọng biển hơn. Tỉ lệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở nước ngoài trong thời kỳ mới sẽ ngày càng lớn, người Trung Quốc nhất định phải bước ra ngoài, mở mang và thực hiện những lợi ích này trong những chặng đường mới và không gian mới.
Thể hiện văn hóa Trung Quốc với thế giới bên ngoài là một dấu hiệu quan trọng trong sự thay đổi của ngoại giao Trung Quốc. Những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu tích cực thể hiện và tuyên truyền văn hóa Trung Quốc với bên ngoài. Học viện Khổng Tử chính là một điển hình. Từ khi mở Học viện Khổng Tử đầu tiên năm 2004 đến nay, Trung Quốc đã thiết lập 256 Học viện Khổng Tử, 58 Lớp học Khổng Tử ở 81 quốc gia và khu vực tại 5 châu lục trên thế giới. Năm 2008, Học viện Khổng Tử và Lớp học Khổng Tử cùng nhau mở hơn 6000 lớp dạy các loại giáo trình Hán ngữ, có 130.000 học viên đăng ký, tổ chức hơn 2000 lượt các loại hình hoạt động giao lưu văn hóa, có tới 1.400.000 người tham gia. Hiện vẫn có các trường đại học và cơ quan của nhiều nước xin lập Học viện Khổng Tử. Ngoài ra, Trung Quốc còn phối hợp với một số nước tổ chức “Năm Trung Quốc”, “Tiết mục văn hóa Trung Quốc”, “Tết mục nghệ thuật Trung Quốc”, “Hội làng tết Trung Quốc”, “Tiết mục di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc”, thể hiện tinh thần văn hóa Trung Quốc với thế giới. Những sự tuyên truyền đó nhằm thức đẩy thế giới hiểu biết đến TQ và nâng cao hình tượng Trung Hoa. Trung Quố cho rằng không có sự tín nhiệm lẫn nhau về văn hóa thì không thể có vũ đài văn hóa quốc tế, không thể phát hiện ảnh hưởng quốc gia… Vì vậy, nâng cao quốc lực văn hóa bằng cách thông qua hình tượng văn hóa để giành được sự tín nhiệm của nhân dân các nước. Từ một góc độ khác văn hóa là quảng cáo tín nhiệm. Đồng thời Trung Quốc với phương châm tiếp theo đó là tránh khỏi xung đột giữa các nền văn hóa khác nhau, luôn luôn bồi dưỡng giá trị và quan niệm văn hóa chung cho toàn nhân loại. Truyền bá văn hóa đựơc coi là trụ cột lớn nhất, các công cụ
tác phẩm văn học nghê thuật sân khấu như tranh biếm họa, hình ảnh, phim vô tuyến… Trung Quốc cho rằng khi người ta gần gũi văn hóa với mình cũgn là bồi dưỡng tình cảm của Trung Hoa với các nước đó là tinh thần mang tinh quốc tế.