Quyết định là một trong những khâu quan trọng nhất của đàm phán. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình mua bán về sau. Do vậy, không muốn gặp phải rắc rối trong kinh doanh lên có những quyết định tập thể. Bởi các nhà đàm phán Trung Quốc trưóc khi đưa ra quyết định họ thương hay do dự, hỏi qua ý kiến tập thể. Mặc dù họ luôn tỏ ra kkhá tự tin và nắm rõ những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng như vấn đề sẽ đề cập trong hợp đồng, song lại thiếu tính quyết đoán. Khi cả hai bên bàn bạc, thảo luận về một vấn đề nào đó sắp đến điểm cao trào, điểm quyết định thì họ lại có xu hướng chùn lại, hội ý riêng, rồi lại kéo vấn đề dài ra. Tình trạng này kéo dài nhiều lần trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, chúng ta hay các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có sự kiên nhẫn trong quá trình đàm phán. Với đặc điểm nhìn xa trông rộng, đa mưu túc trí, đã khiến người Trung Quốc có xu hướng kín đáo ít bộc lộ mình qua lời nói. Họ ác cảm với những cử chỉ bộc phát quá khích. Do đó, đọc được những suy nghĩ và cảm xúc của họ thông qua ngôn ngữ không lời sẽ giúp ta thành công trong thương lượng. Có thể nói đây là một điểm thuận lợi trong việc kinh doanh giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, người Việt trong đời sống
hàng ngày hay đàm phán quốc tế cũng thường sử dụng nhiều ngôn ngữ không lời. Tuy nhiên chúng ra cung phải kiểm soát những thông điệp không lời của mình, đặc biệt là sự diễn tả trên khuôn mặt, cái mà người Trung Quốc rất thích phân tích và giải mã. Chúnh ta hãy biểu lộ rõ thái độ hợp tác của mình trong tất cả các giai đoạn đàm phán. Thể hiện rõ là công ty, DN phía Việt Nam đến Trung Quốc với mong muốn kinh doanh lâu dài với phía TQ.