Vềphía nhà nước

Một phần của tài liệu Luận Văn Ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Trang 58 - 59)

GIẢI PHÁP VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRONG ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC HIỆN NAY

3.4.2. Vềphía nhà nước

Cần phải nâng cao nhận thức cộng đồng đặc biệt là giới doanh nhân về văn hóa và ĐPTM. Nhận thức đúng bao giờ cũng là khởi điểm cho mọi hành vi. Việc nâng cao nhận thức này vô cùng cần thiết. Hiện nay, các doanh nghiệp nước ta vẫn còn chưa chú ý đến sự cần thiết của văn hóa trong hoạt động của mình. Những áp lục kinh tế nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận , khiến cho doanh nghiệp quên đi khía cạnh văn hóa. Của kinh doanh hoặc chỉ coi nó như là một yếu tố phụ trợ, các cơ chế quản lý kinh doanh cũng mới chỉ chú ý tới khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường kinh doanh… Như vậy việc nâng cao nhận thức cộng đồng về ảnh hưởng của văn hóa trong ĐPTM cần phải bắt đầu bằng một số giải pháp sau:

Tiến hành cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo trên cơ sở mạnh dạn làm thí điểm đổi mới đồng bộ về giáo trình, giáo viên và phương thức đào tạo. Khắc phục tình trạng thương mại hóa tràn lan trong lĩnh vực giáo dục. Đây là biên pháp tạo lên con người mới, hiểu biết về văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa trong đàm phán kinh doanh.

Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo, trước hết với dộ ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý, dần hình thành đội ngũ có trình độ cao, với tấm lòng vì dân vì nước. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh theo hướng vận dụng động lực “kép” bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích văn hóa đối với người lao động…..

Đồng thời giao lưu kinh tế song song với giao lưu văn hóa, trong bối cảnh hội nhập và giao lưu rộng rãi với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc giao lưu văn hóa là không thể tách rời khỏi giao lưu kinh tế. Để giao lưu kinh tế đạt hiệu quả cao, nhà nước có thể kết hợp với các bộ nghành liên quan tổ chức các cuộc hội thảo về văn hóa, các cuộc giới thiệu về văn hóa của Việt Nam với Trung Quốc hoặc gửi phái đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc tìm hiểu văn hóa nước đối tác. Có thể lấy Nhật bản và Hàn Quốc làm ví dụ: Họ đã quan tâm và làm rất tốt việc quảng bá văn hóa của nước mình đến các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Thông qua việc tổ chức các triển lãm về văn hóa, chiếu các bộ phim nói về đời sống của người dân nước mình khiến cho người nứơc ngoài dễ dàng có cái nhìn về văn hóa và lối sống của người Nhật Bản hay Hàn Quốc. Về phía Việt Nam, nhà nước ta đã bứơc đầu có những hoạt động nhằm mục dích giới thiệu văn hóa Việt Nam với các bạn Trung Quốc nhân kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc (18/01/1950- 18/01/2005)…

Một phần của tài liệu Luận Văn Ảnh hưởng của văn hóa đến đàm phán thương mại Việt Nam - Trung Quốc (Trang 58 - 59)

w