III. Thuyết minh sơ đồ sản xuất
6. Tính các nguyên liệu khác:
a. Lượng hoa houblon sử dụng: Lượng hoa houblon dao động trong khoảng rộng tuỳ thuộc vào loại hoa, chất lượng hoa độ đắng của hoa. Trong quá trình nấu, hiệu suất trích ly chỉ đạt 30 - 35%.
- Gọi độ đắng trong hoa là 100% thì trong bia thành phẩm chỉ còn 30%. - Bia chai nấu có độ đắng là 22 độ = 22mg/l = 2,2g/100 l.
- Sử dụng 70% hoa viên 8% (α - axit đắng) và 30% cao hoa (30% α - axit).
- Hiệu suất trích ly là 30% lượng chất đắng ban đầu là: 2,2/0,3 = 7,3 (g/100l).
- Gọi lượng hoa viên sử dụng là M(g) . - Lượng cao hoa (30/70 ) x M g.
- Lượng chất đắng có trong hoa viên là: M x 0,08 (g). - Lượng chất đắng có trong cao hoa: M x (30/70) x 0,3 (g). - Tổng lượng chất đắng ban đầu là:
M x 0,08 + M x (30/70) x 0,3 =0.2086 M (g)
- Lượng hoa viên sử dụng là: M = 7,3 : 0,2086 = 35,139 (g). - Lượng cao hoa sử dụng là: M = 35,139 x (30/70) = 15,06 (g).
b. Lượng chế phẩm Enzym Termamyl 120 L: (0,1% so với nguyên liệu thay thế).
6,262 x 0,001 = 6,262 x10-3 kg = 6,262 g
c. Bột trợ lọc: Bột trợ lọc sử dụng chủ yếu là diatomit, ngoài ra còn sử dụng vinylpolypyriolidone. Dùng diatomit theo tỷ lệ 100lÝt bia cÇn läc sö dông 70g bét läc: ( 104,658 : 100 ) x 70 = 73,2606 g
d. Axít bổ sung:Bổ sung vào nồi đường theo tỉ lệ 0,04% lượng malt, nồi hồ hoá 0,06% axít lactic để hạ pH của dịch xuống 5,4- 5,5, thuận lợi cho hệ enzym thuỷ phân.
Lượng axít bổ sung: 0,06% x 6,262 + 0,04% x 14,614 = 9,6028g
e. Muối: ở nồi đường hoá còn được bổ sung một lượng muối ăn để tạo cho bia vị đậm đà, lượng muối tương ứng với 100lít bia là 20g.