L ỜI MỞ ĐẦU
2.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Sơđồ 2.4 : Bộ máy kế toán tại công ty ViglaceraTừ Sơn
Kế toán trưởng: Là người giám sát, kiểm tra công tác kế toán của công ty và đưa ra những quyết định nhiệm vụ cho các nhân viên kế toán. Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán trong công ty.
Kế toán tài sản cốđịnh và tính giá thành: Có nhiệm vụ tính nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của các loại tài sản trong công ty để làm căn cứ tính và trích khấu hao dựa trên tuổi thọ kỹ thuật và thời gian sử dụng đồng thời tập hợp các chi phí sản xuất để tính giá thành các sản phẩm sản xuất ra.
Kế toán tiền lương và thanh toán: Có nhiệm vụ tính toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty đồng thời hạch toán, theo dõi tình hình công nợ với các đối tác và các tổ chức liên quan, là người theo dõi các vấn dề thu chi trong công ty.
Kế toán vật tưvà hàng tồn kho: Là người theo dõi tình hình xuất kho, nhập kho của các vật tư, thành phẩm trong kho và trích giá vật tư, thành phẩm xuất kho.
Kế toán tiêu thụ và thống kê: Tổng hợp chi tiết về tình hình tiêu thụ thành phẩm sản xuất ra và xác định doanh thu bán hàng, lãi hay lỗ của công ty.
Thủ quỹ : chịu trách nhiệm căn cứ vào các phiếu thanh toán để thực hiện việc thu tiền hay chi tiền cho công nhân viên hay khách hàng có quan hệ buôn bán với công ty đồng thời quản lý tiền mặt tại két của công ty.
Kế toán trưởng Kế toán giá thành và TSCĐ Kế toán thanh toán và tiền lương Kế toán vật tư và hàng tồn kho Kế toán tiêu thụ và thống kê Thủ quỹ
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán.
2.2.2.1. Chếđộ kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn áp dụng chế độ kế toán ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành.
Công ty áp dụng các chế độ kế toán cụ thể như sau:
Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N
Đơn vị tiền tệ trong ghi chép sổ sách là Việt Nam Đồng (VNĐ)
Hình thức ghi sổ kế toán: Nhật ký Chung bao gồm: sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối phát sinh và bảng phân bổ.
Hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên Tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Tính trị giá vốn vật liệu, CCDC xuất kho theo phương pháp bình quân cả
kỳ dự trữ.
Kế toán khấu hao theo phương pháp đường thẳng Tính giá thành phẩm theo phương pháp hệ số
2.2.2.2. Hệ thống sổ kế toán tại công ty.
Để phù hợp với khối lượg các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hiện nay hình thức kế toán công ty cổ phần Viglacera đang áp dụng là hình thức: Nhật ký chung. Việc tổ chức sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết được thực hiện theo đúng quy định chế độ kế toán hiện hành của bộ tài chính áp dụng cho hình thức nhật ký chung.
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Tổ chức chứng từ kế toán: Công ty viglacera Từ Sơn sử dụng phần mềm kế toán: Fast Accounting 2003.
Các chứng từ ban đầu phục vụ cho công tác kế toán của công ty được xây dựng giống như biểu mẫu của chế độ kế toán hiện hành và áp dụng một số chứng từ chủ yếu sau: - Phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu thu, phiếu chi.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và các chứng từ khác. - Bảng phân bổ về tiền lương, khấu hao.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) - Hệ thống báo cáo sử dụng:
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu B09-DN)
Sơđồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung.
Sơđồ 2.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
BÁO CÁO TÀI CHÍNH Phần mềm kế toán máy
Sổ nhật ký đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Bảng cân đối số phátsinh Chứng từ kế toán
• Trình tự cụ thể của quá trình hạch toán tại công ty:
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, chính xác được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các thài khoản kế toán phù hợp.
Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết, Sổ Nhật ký đặc biệt có liên quan. Cuối tháng, tổng hợp từng Sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ chi tiết tài khoản, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều Sổ Nhật ký đặc biệt.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ chi tiết tài khoản, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ chi tiết tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU,CÔNG CỤ
DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CP VIGLACERA TỪ SƠN
2.3.1 Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng tại công ty CP VIGLACERA Từ Sơn VIGLACERA Từ Sơn
Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn là đơn vị sản xuất kinh doanh nên nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chủ yếu là mua ngoài. Mục đích xuất vật tư chủ yếu là để: Sản xuất sản phẩm đối với các nguyên vật liệu chính và các nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất tại phân xưởng và phục vụ quản lý của Công ty.
Do đặc điểm của công nghệ sản xuất nên Công ty có rất nhiều loại vật liệu khác nhau, có tính năng lý, hóa khác nhau, mục đích sử dụng vật tư của Công ty cũng khác nhau, vì vậy muốn quản lý vật tư một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán vật tư được thuận tiện, chi tiết với từng loại, từng thứ vật tư phục vụ cho nhu cầu quản trị thì cần thiết phải tiến hành phân loại vật tư.
Để phân loại vật tư, Công ty đã phân loại vật tư theo công dụng và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty được phân thành các nhóm sau:
Đối với NVL:
- Nguyên liệu và vật liệu chính: Đất sét, than cám,…
- Kho phụ tùng thay thế: Dây lò xo, trục máy EVA, băng tải B600… - Phế liệu thu hồi: Gạch vỡ.
Đối với CCDC: Ổ cắm điện, tụ quạt điện, khẩu trang bảo hộ lao động, lốp xe, lưỡi cưa sắt, bàn gien M16, Taro, đồng hồ Vôn kế,…
2.3.2 . Công tác quản lý vật tư tại Công ty
Hệ thống kho bãi: Công ty có 2 kho chứa NVL, CCDC với vị trí rất thuận tiện cho việc xuất, nhập vật tư:
- Kho vật tư: Chứa các loại vật liệu (đất sét, nhiên liệu (xăng, dầu),…)
- Kho công cụ: Chứa các ổ cắm điện, khẩu trang bảo hộ lao động, đồng hồ Vôn kế, các loại gỗ,…
Tại các phân xưởng, bộ phận khi lĩnh vật tư về phải sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm. Trường hợp nhận về không sử dụng hoặc sử dụng không hết phải có trách nhiệm nhập lại kho Công ty không được dùng vào việc khác. Vật tư được bảo quản tốt không để mất mát hay xuống cấp.
Định kỳ các quản đốc phân xưởng phải lên Công ty để báo cáo với phó giám đốc về tình hình sử dụng vật tư tại phân xưởng.
2.3.3 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
• Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho: + Trường hợp mua ngoài nhập kho :
Ví dụ :
• Ngày 27/01/2015, theo hoá đơn số 68285, công ty mua ngoài nhập kho 681,56 tấn than cám đơn giá 1.585.000 đồng / tấn (chưa bao gồm thuế GTGT 10%) của Cty kinh doanh than Hà Nội.
Giá thực tế than cám mua ngoài nhập kho = 681,56 x 1.585.000
=1.080.272.600 (đồng)
• Ngày 27/01/2015, theo hoá đơn bán hàng số 32879, công ty mua ngoài nhập kho 1.600 găng tay vải( găng tay bảo hộ), đơn giá 5.000 đồng/đôi của bà Nguyễn Thị Vân.
Giá thực tế vật tư mua ngoài =
Giá mua ghi trên hóa đơn - CKTM, giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại + Các khoản thuế không được hoàn lại
+
Chi phí thu mua
Giá thực tế găng tay mua ngoài nhập kho =1.600 x 5000 = 8.000.000 (đồng). - Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho:
Căn cứ vào đặc điểm NVL,CCDC tại Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn là doanh nghiệp có số lần xuất, nhập của mỗi chủng loại vật tư là nhiều, do đó Công ty tính giá NVL, CCDC xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Đây là phương pháp theo dõi thường xuyên liên tục và có tình hình nhập, xuất hàng tồn kho trên sổ kế toán, có độ chính xác cao, cung cấp thông tin kịp thời về hàng tồn kho bất cứ lúc nào cũng có thể biết được số lượng của các hàng trong kho.
Công thức tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Ví dụ: Với nguyên vật liệu: than cám
Tồn kho đầu kỳ là 1.659,703, tổng giá trị là 2.555.850.003 đồng. - Ngày 01/01, xuất kho 7.500 kg than cám để sản xuất sản phẩm - Ngày 02/01, xuất kho 7.870 kg than cám để sản xuất sản phẩm
…..
- Ngày 07/01, xuất kho 9.900 kg than cám để sản xuất sản phẩm - Ngày 08/01, xuất kho 16,050 kg than cám để sản xuất sản phẩm
…
- Ngày 27/01nhập kho 681,56 tấn than cám , tổng giá trị là 1.080.272.600 đồng - …
- Ngày 31/01, xuất kho 13.200 kg than cám để sản xuất sản phẩm Tổng số than cám xuất kho trong kỳ là 291,836 tấn
Đơn giá
bình quân =
Giá trị tồn kho đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn kho đầu kỳ + số lượng nhập Giá trị vật tư xuất kho Số lượng vật tư xuất kho = x Đơn giá bình quân Đơn giá thực tế xuất kho của than cám = 2.555.850.003 + 1.080.272.600 1.659,703 + 681,56 = 1.553.060,29 (đồng/tấn)
Giá trị thực tế của than cám xuất dùng trong tháng = 291,836 x 1.553.060,29
= 453.238.904 (đồng)
Với công cụ dụng cụ: găng tay bảo hộ:
Tồn kho đầu kỳ là 2.445 đôi, tổng giá trị là 12.192.881 đồng.
- Ngày 02/01, xuất kho 10 đôi găng tay bảo hộ cho tổ cơ điện để sản xuất sản phẩm. - Ngày 15/01, xuất kho 1.110 đôi găng tay bảo hộ cho PXSX để sản xuất sản phẩm. - Ngày 20/01, xuất kho 10 đôi găng tay bảo hộ cho tổ cơ khí để sản xuất sản phẩm. - Ngày 27/01, nhập kho 1.600 đôi găng tay bảo hộ để sản xuất sản phẩm, đơn giá
5.000/đôi.
- Ngày 31/01, xuất kho 10 đôi găng tay bảo hộ cho tổ cơ khí để sản xuất sản phẩm.
Giá trị thực tế của găng tay bảo hộ xuất dùng trong tháng =1.140 x 4.922,05
= 5.690.948 (đồng).
2.4 KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
2.4.1 Chứng từ sử dụng
Để tiến hành kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán sử dụng những chứng từ sau:
- Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VT); - Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT);
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 03 – VT); - Bảng kê mua hàng;
- Hóa đơn giá trị gia tăng; - Các chứng từ khác có liên quan. - Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn.
2.4.2 Sổ kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ;
- Bảng kê chi tiết nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; - Bảng kê chi tiết xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; - Thẻ kho;
Đơn giá thực tế xuất kho của găng tay
=
12.192.881 + 8.000.000 2.445 + 1600
= 4.922,05 (đồng/đôi)
2.4.3 Thủ tục xuất, nhập vật tư
2.4.3.1. Thủ tục nhập kho vật tư
Hằng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty giao cho, bộ phận kế hoạch đầu tư chịu trách nhiệm thu mua để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tháng. Đối với vật tư mua ngoài có trị giá từ 10 triệu đồng trở lên thì nhân viên trong phòng kế hoạch đầu tư lấy báo giá từ 3 đơn vị khác nhau trình lên giám đốc, giám đốc sẽ ký duyệt vào phiếu báo giá có đơn giá thấp nhất đồng thời phù hợp nhất với nhu cầu cũng như các quy định của công ty về chất lượng, quy cách của vật tư .
Nhân viên trong phòng kế hoạch đầu tư chịu trách nhiệm thu mua vật tư, khi vật tư được mua về đến Công ty, phòng kế hoạch đầu tư sẽ tổ chức ban kiểm nghiệm vật tư, thường bao gồm đại diện của bộ phận quản lý trong công ty, đại diện phòng kế toán, đại diện phòng kế hoạch đầu tư và thủ kho. Ban kiểm nghiệm sẽ tiến hành xác định tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách vật tư khi vật tư được vận chuyển về kho. Sau khi hoàn thành công tác kiểm nghiểm sẽ lập “ Biên bản kiểm nghiệm “.
Căn cứ vào hóa đơn mua hàng, hợp đồng mua vật tư, biên bản nghiệm thu hàng hóa, nếu đã xác định theo quy định thì kế toán vật tư sẽ tiên hành viết “phiếu nhập kho”. Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên:
Liên 1: Thủ kho giữ để ghi vào sổ kho sau đó chuyển lên Phòng Kế toán Liên 2: Lưu tại phòng kế toán
Tại Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn quy định người mua hàng là người đã được giám đốc đồng ý phê duyệt cho nhập hàng. Người nhập hàng phải ký vào hóa đơn nhập hàng.
Ngày nhập hàng: Công ty không quy định cụ thể ngày nhập hàng cố định trong tuần mà căn cứ vào kế hoạch và thực tế sản xuất, bộ phận vật tư sẽ tiến hành thu mua hàng hóa. Sau khi hàng về đến Công ty thì Công ty tiến hành làm thủ tục nhập kho ngay ngày hôm đó. Nếu hàng về muộn trong buổi thì Công ty sẽ tiến hành cho nhập kho vào ngày hôm sau.
Hình thức nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài
Ngày 27/01/2015, theo hoá đơn số 68285, công ty mua ngoài nhập kho 681,56 tấn than cám đơn giá 1.585.000 đồng / tấn (chưa bao gồm thuế GTGT 10%) của Cty kinh doanh than Hà Nội.
Biểu số 2.1: Hợp đồng mua bán vật tư(than cám)
CÔNG TY CỔ PHẦN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
VIGLACERA TỪ SƠN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Địa chỉ : Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh ==========================
Tel : 02413.831496 Fax : 0241.3831 210
Số : ………/HĐ-XDTN/2011 Bắc Ninh, ngày 3 tháng 1 năm 2015
HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẬT TƯ
- Căn cứ vào Bộ luật Dân sự Nước CHXHCN VN và Nghị quyết số 45/2005- QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội Nước CHXHCNVN, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.