L ỜI MỞ ĐẦU
3.2.5 Về công tác kiểm kê nguyên vật liệu
Công tác kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là để kiểm tra số lượng, giá trị và chất lượng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho, phát hiện chênh lệch giữa sổ sách và thực tế nhằm bảo vệ tài sản của công ty và chấn chỉnh công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong công ty.
Hiện nay công ty chỉ kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một lần duy nhất trong năm là vào ngày 31/12. Thời gian kiểm kê như vậy sẽ không thể nào đánh giá một cách kịp thời , chính xác tra số lượng, giá trị và chất lượng của nguyên vật liệu tồn kho, khó tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm cho những mất mát hư hỏng có thể xảy ra và có thể gây gian đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất-kinh doanh.
Do đó, em thấy công ty nên tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng và vật tư nói chung theo tháng. Như vậy có thểđánh giá được kịp thời, chính xác nếu hỏng hóc, mất mát hay chênh lệch giữa sổ sách và thực tế xảy ra. Đồng thời cũng kiểm tra được tình trạng của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho có đúng với tiêu chuẩn, yêu cầu cho phục vụ sản xuất-kinh doanh. Nếu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ biến dạng, kém chất lượng sẽ kịp thời có những giải pháp bổ sung, thay thếđảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và chất lượng sản phẩm cũng được đảm bảo.
Biểu số 3.8:
BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
- Thời điểm kiểm kê ...giờ ...ngày ...tháng ...năm... - Ban kiểm kê gồm : + Ông/ Bà:...Chức vụ... Đại diện:...Trưởng ban + Ông/ Bà:...Chức vụ... Đại diện:...Uỷ viên + Ông/ Bà: ...Chức vụ... Đại diện:...Uỷ viên
- Đã kiểm kê kho có những mặt hàng dưới đây: S T T Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư Mã số Đơn vị tính Đơn giá Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch Phẩm chất Thừa Thiếu Còn tốt 100% Kém phẩm chất Mất phẩm chất Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cộng x x x x x x x x x x x x x x Ngày ... tháng ... năm ...
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ kho Trưởng ban kiểm kê
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị: Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn
Địa chỉ: Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh
Mẫu số:051– VT
(Ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)
ậ ố ệ ế ạ ừ ơ 111 3.2.6 Về quản lý sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu hạ giá thành sản phẩm
Hạ giá thành sản phẩm, kinh doanh có lãi luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến. Để hạ giá thành sản phẩm cần giảm thiểu chi phí bỏ ra một cách hợp lý. Giảm chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra để đảm bảo được điều này cần:
Thường xuyên có biện pháp chỉđạo sát sao công tác thu hồi vật tư, thiết bị không cần dùng để tái chế phục hồi, sau đó lại đưa vào phục vụ sản xuất để giảm thiểu chi phí đầu vào.
Có chế độ kỷ luật, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân, tập thể sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu.
Giảm bớt mức hao phí trong công tác thu mua, vận chuyển, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu. Không để vật liệu hao hụt, mất mát hoặc xuống cấp.
Bên cạnh những bạn hàng hiện tại, công ty nên tìm thêm những đối tác mới để có được khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, khi cần là có thể mua nguyên vật liệu, tránh việc phải tồn kho nhiều, gây ứđọng vốn sản xuất.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để tồn tại và đứng vững trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải thay đổi, tiếp cận với cái mới, phù hợp với thời đại. Kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý nền kinh tế cả về mặt vi mô và vĩ mô. Cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, hoàn thiện công cụ quản lý sản xuất kinh doanh và thường xuyên quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản quyết định tới giá thành của sản phẩm cũng như lợi nhuận của hoạt động sản xuất – kinh doanh nên công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp rất được coi trọng. qua thời gian thực tập tại Công ty CP Viglacera Từ Sơn,em đã học hỏi thêm rất nhiều điều hay. Không chỉ hiểu biết thêm về lịch sử cũng như quá trình hình thành và phát triển của công ty, em còn học hỏi thêm được quy trình luân chuyển chứng từ trong thực tế của phần phần hành kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về cả kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp cũng nhưđược trực tiếp tham gia vào công việc tại phòng kế toán. Đó thực sự là những kinh nghiệm vô cùng quý giá, giúp em hiểu sâu hơn về những kiến thức được học tại trường.
Vì thời gian thực tập không nhiều và trình độ bản thân em còn hạn chế nên trong bài báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô giáo để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Thị Lan Anh, các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán Viện Đại học Mở Hà Nội, cùng bộ phận kế toán tại Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành tốt kỳ thực tập này.
Hà Nội, tháng 06 năm 2015 Sinh viên
ậ ố ệ ế ạ ừ ơ 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các báo cáo tài chính của Công ty, các sổ sách và tài liệu do Phòng Kế toán tài vụ, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Xuất nhập khẩu... của Công ty cung cấp
2. PGS.TS Phạm Văn Công,năm 2010, giáo trình Kế toán tài chính 1, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.
3. Các trang web: http://www.zbook.vn/ com.vn http://www.mof.gov.vn
http://www.gdt.gov.com.vn htpp://www.kisvn.vn
4. Quyết định 15/2006 - QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. 5. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam (Chuẩn mực kế toán số 02, Thông tư 89/2002/TT- BTC, Thông tư 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài Chính…)
6. Các tạp chí Tài chính, Tạp chí kế toán, Tạp chí Kinh tế phát triển, Tạp chí thuế Nhà nước…