5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2 Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật
Nhân vật là linh hồn trong mỗi tác phẩm văn học nói chung và trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng. Mỗi nhân vật đều được xây dựng dựa trên ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật cũng cũng giúp nhà văn bộc lộ rõ nhất cảm hứng và tư tưởng của mình.
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học đã quan niệm nhân vật văn học là “Hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn về con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người”.
Đã là một sản phẩm của nghệ thuật, mỗi nhân vật đều mang ít nhiều hư cấu và được xây dựng theo chủ đích của tác giả. Vì thế, nhân vật “không thể bị đồng nhất với con người có thật ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật”[2; tr.250]. Trong sách Lí luận văn học (Phần tác phẩm và thể loại văn học) cũng đưa ra quan niệm về nhân vật một cách khái quát: “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phưong tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”. Và “Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là một quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những chủ thể nhất định, vai trò như những tấm gương của cuộc đời”.
Như vậy, nhân vật là hình tượng chủ yếu và trung tâm tạo nên tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học không thể tồn tại nếu không có nhân vật. Nhân vật mang linh hồn của tác phẩm, là trung tâm của mọi sự miêu tả nghệ thuật. Dù tồn tại trong tác phẩm dưới hình dạng nào thì nhân vật vẫn chứng tỏ sự tồn tại qua việc nó mang trong
mình sứ mệnh chuyển tải thông điệp tác giả gửi đến bạn đọc. “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách”[2; tr.251]. Có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Việc phân loại nhân vật trong luận văn này chủ yếu dựa vào các loại hình nhân vật mà tác giả nhấn mạnh với những ý đồ riêng của mình.
Với tiểu thuyết lịch sử thì đối tượng quan tâm chủ yếu là con người lịch sử. Chính vì vậy, nhà văn muốn tái hiện lại một thời đại lịch sử, muốn lấy xưa để nói nay, muốn gửi gắm thông điệp tư tưởng của mình,… thì không thể thiếu hình ảnh của những con người trong quá khứ, có mối quan hệ chặt chẽ với dân tộc và với cộng đồng giai tầng khác trong xã hội. Qua những tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Triệu Luật đã xây dựng nên những kiểu nhân vật mang trong mình những đặc điểm tính cách phong phú, đa dạng. Trong một thời đại với đầy những nhiễu nhương, tăm tối, ông cũng hướng ngòi bút của mình vào những nhân vật đặc biệt. Theo khảo sát của tác giả Mai Thị Thanh Hà trong đề tài luận văn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Triệu Luật thì có tất cả 185 nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật. Trong đó, tác giả đã xây dựng thành công chân dung 48 nhân vật. Như vậy, có thể thấy thế giới nhân vật trong sáng tác Nguyễn Triệu Luật khá đông đúc và đa dạng. Có thể kể đến các dạng nhân vật chủ yếu trong sáng tác Nguyễn Triệu Luật đó là: Kiểu nhân vật tham vọng; kiểu nhân vật chính trực, quân tử; kiểu nhân vật tiểu nhân, cơ hội; kiểu nhân vật đám đông; kiểu nhân vật người bình dân, hư cấu. Tiếp tục đề tài luận văn của mình, chúng tôi sẽ tìm hiểu cụ thể từng kiểu nhân vật này.