5. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2 Nghệ thuật kết cấu
Kết cấu là một phương diện quan trọng của thi pháp văn xuôi. Trong cuốn Lý luận văn học đã định nghĩa về kết cấu như sau: “Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm” [47; tr.90]. Trình bày lý thuyết về kết cấu, công
trình này cũng đặt vấn đề, cần phân biệt kết cấu như một phương diện hình thức của tác phẩm văn học với các kỹ thuật, thủ pháp. Nhà nghiên cứuPhan Cự Đệ cũng đưa ra khái niệm kết cấu đó là: Tác phẩm nghệ thuật bao gồm nhiều yếu tố, nhiều thành phần phức tạp. Tất cả những bộ phận khác nhau đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một hệ thống, một trật tự nhất định gọi là kết cấu. Đó là một số định nghĩa cơ bản về kết cấu trong tác phẩm văn học nói chung. Kết cấu trong tiểu thuyết lịch sử cũng mang những đặc trưng giống như kết cấu trong các tác phẩm tự sự khác. Nhận định về đặc điểm kết cấu trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945, tác giả Bùi Văn Lợi đã nhận định: “kết cấu các tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1900 – 1945 tương đối đa dạng, vừa có loại kết cấu chương hồi, vừa có loại kết cấu của tiểu thuyết hiện đại phương Tây” [30]. Khảo sát về phương diện kết cấu qua các sáng tác của Nguyễn Triệu Luật, chúng tôi thấy bao gồm một số kiểu kết cấu cơ bản trong những tác phẩm của ông bao gồm: Kiểu kết cấu chương hồi truyền thống, kiểu kết cấu trữ tình – thơ lồng trong truyện và kiểu kết cấu theo lối hiện đại: kết cấu không theo trật tự tuyến tính.