Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lí việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của S

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Nghệ thuật trường Đại học Đồng Tháp (Trang 87 - 91)

kết quả học tập và rèn luyện của SV

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học là khâu quan trọng của quá trình đào tạo và công tác quản lí đào tạo. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá giúp SV nhận thức được trình độ của chính mình, điều chỉnh hoạt động học tập của mình đồng thời nó cung cấp những thông tin phản hồi cho việc điều chỉnh hoạt động quản lí, giảng dạy của CBGV hướng tới mục tiêu yêu cầu đào tạo đã xác định.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

a) Đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá: Việc đánh giá kết quả học tập của SV không chỉ bằng các bài kiểm tra và bài thi cuối môn học mà còn bằng nhiều cách đánh giá khác:

- Hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận),

- Việc tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do GV giao),

- Luyện tập các bài thực hành của các môn thực hành chuyên ngành trong giờ tự học trên lớp khi không có GV hướng dẫn, đi thực tế.

- Bài thi kết thúc môn học: Khi tổ chức hoạt động giảng dạy, GV có trách nhiệm cung cấp cho SV bản đề cương môn học, trong đó thể hiện rõ về cách thức, trọng số đánh giá kết quả học tập cũng như các yêu cầu, nội dung khác của môn học trong ngay từ khi bắt đầu học. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy và học buộc SV phải học chăm chỉ, không học đối phó trong các kì thi cuối kì như trước kia, làm tăng vị thế của GV trong việc đánh giá sản phẩm đào tạo của mình qua kết quả học tập của SV. Chính vì vậy, vai trò của người thầy là rất quan trọng trong việc phát huy tính chủ động học tập của SV. Làm tốt điều này sẽ tạo cho SV nâng cao được khả năng tự học theo kiểu nghiên cứu.

b) Đổi mới công tác tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi:

- Nội dung ra đề thi, kiểm tra phải được xác định là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc đánh giá chất lượng học tập của SV. Vì vậy việc ra đề thi cần phải đảm bảo đúng yêu cầu và khoa học, gắn với nội dung tự học, tự nghiên cứu.

- Coi thi nghiêm túc là một trong những cơ sở đảm bảo được tính khách quan của công tác đánh giá kết quả học tập của SV. Việc làm này có tác dụng

hạn chế, ngăn chặn tình trạng SV quay cóp, trao đổi, sử dụng tài liệu trong khi thi nhằm đảm bảo được sự công bằng, kích thích được sự hứng thú trong học tập của SV.

- Chấm thi vô tư, công bằng, đánh giá đúng chất lượng bài thi có tác dụng củng cố niềm tin của SV đối với thầy, cô giáo và khuyến khích được SV có ý thức chăm chỉ học tập hơn.

Đối với GV: ngoài việc thực hiện các quy định về làm đề thi cần lưu ý một số điểm chính sau đây:

+ Đề thi có câu chữ rõ ràng gắn liền với nội dung môn học.

+ Nội dung, yêu cầu đề thi phải tương xứng với thời gian làm bài của SV.

+ Đề thi nên cấu trúc gồm nhiều phần nhỏ; có phần khó, phần dễ; có nội dung kiểm tra các khái niệm và cần có những yêu cầu phải phân tích, tổng hợp ở mức độ cao.

+ Đề thi phải giúp GV phân loại được SV.

Để ra được một đề thi, tổ chức thi và đánh giá kết quả người học thỏa mãn tất cả các yếu tố trên là việc không đơn giản. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đào tạo, một số GV còn để xảy ra tình trạng nhầm lẫn, sai sót trong việc ra đề, chấm thi: thiếu dữ liệu trong đề, đáp án, nhầm về câu chữ, nội dung chung chung nên không phân loại được người học; chấm sót ý, cộng sai điểm bài thi... làm cho kết quả đánh giá đối với một tập thể hoặc cá nhân SV có bị thay đổi. Những việc đáng tiếc như thế ít nhiều làm giảm sút niềm tin của SV vào công tác tổ chức đánh giá học tập của nhà trường.

Đối với SV: Phải xác định học là để nắm vững tri thức, điểm số có được và văn bằng được cấp phải tương xứng với những gì mà tự mình tích lũy mà có được trong quá trình đào tạo. Cái mà xã hội cần, nhà tuyển dụng lao

động cần và chấp nhận đối với SV sau khi ra trường là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, khả năng tự hoàn thiện để vươn lên của chính họ.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá, các bộ phận trong Nhà trường cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:

- GV tích cực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tự học của SV; định hướng việc đánh giá trong thi, kiểm tra nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học cho SV, giúp SV có khả năng tự kiểm tra, đánh giá.

- Ra đề thi có liên quan đến nội dung tự học, tự nghiên cứu của SV. Để đánh giá đúng năng lực và trình độ của SV trong và sau khi kết thúc môn học, GV ngoài việc đánh giá trình độ nhận thức của SV theo các tiêu chí đánh giá của môn học như đã nêu trong đề cương, còn phải đánh giá SV về tinh thần, thái độ học tập, ý thức chấp hành các nội quy, quy chế của Khoa và Nhà trường, có tinh thần cầu thị trong học tập, đi học đầy đủ, đúng giờ,... Về một phương diện nào đó có thể thấy, việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập như vậy sẽ toàn diện, công bằng và đầy đủ hơn.

Để đánh giá, phân loại được chính xác, khách quan kết quả học tập đối với SV thì tất cả các loại đề thi đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng. Đề thi phải được soạn thảo dưới dạng buộc SV phải sử dụng tổng hợp những tri thức, kỹ năng có được trong quá trình tự học để giải quyết. Đề thi cần có các câu hỏi kiến thức cơ bản, vừa có cả câu hỏi mở rộng vấn đề trên quan điểm vận dụng sáng tạo các tài liệu, sách báo, các nội dung được trang bị trên lớp, các nội dung tự học ngoài giờ để làm bài. Tránh ra đề nặng về trí nhớ, nhẹ thực hành, học gì thi ấy, ôn phần nào thi phần ấy, tránh gian lận, quay cóp trong thi cử nhằm rèn ý thức độc lập, tự chủ, nghiêm túc khi làm bài.

Việc kiểm tra, đánh giá HĐTH của SV được Nhà trường quy định gắn liền với kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp tự

học, gắn chặt giữa kiểm tra đánh giá HĐTH ngoài giờ lên lớp với trong giờ lên lớp. Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng HĐTH của trường còn khó khăn và hạn chế: Việc kiểm tra còn mang tính chất hành chính, chưa đánh giá được nội dung SV tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các nội dung tự học. Đội ngũ cán bộ lớp chưa phát huy hết vai trò trong công tác quản lí điều hành lớp tự học.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Đảng ủy và Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm đầu tư cho công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của SV.

- Có ngân hàng đề thi, để kiểm tra và các vấn đề định hướng cho SV nghiên cứu học tập.

- Tổ chức thi, chấm thi nghiêm túc, khách quan, chính xác. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế thi, chấm thi.

- Có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ việc kiểm tra, đánh kết quả học tập của SV giữa các khoa và ban quản lí đào tạo các SV.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Nghệ thuật trường Đại học Đồng Tháp (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w