Biện pháp 4: Cụ thể hóa các nội dung tự học và hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Nghệ thuật trường Đại học Đồng Tháp (Trang 80 - 87)

phương pháp tự học cho sinh viên

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Nội dung tự học và phương pháp tự học của SV là một nội dung trọng tâm của công tác quản lí đào tạo trong trường sư phạm.

Mục đích của biện pháp này nhằm bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng vận dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề giữa lí luận vào thực tiễn và thực hành, rèn luyện tư duy độc lập và sáng tạo đối với SV.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Năng lực tự học của SV chỉ được hình thành và phát triển thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ tự học cụ thể của GV giao cho. Những hành động tự phát học theo sở thích cá nhân, hoặc sự phó mặc hoàn toàn vào việc tự học của SV... đã làm cho chất lượng, kết quả tự học thấp. Điều đó có

nguyên nhân là SV chưa được rèn luyện kỹ năng tự học thông qua việc hoàn thành các nhiệm vụ tự học mà GV thường xuyên giao cho.

Vì vậy căn cứ vào mục tiêu, nội dung, yêu cầu của từng bài, từng chương của môn học. Căn cứ vào trình độ, kỹ năng và những điều kiện đảm bảo khác của SV mà GV thiết kế, giao nhiệm vụ cho SV hoàn thành.

Nhiệm vụ tự học giao cho SV phải đảm bảo tính hệ thống với lôgíc khoa học của môn học, số lượng nhiệm vụ tự học, khối lượng tri thức trong mỗi nhiệm vụ phải phù hợp với mục tiêu đào tạo và khả năng hoàn thành của SV, không quá tải, không làm hao phí thời gian, sức lực của SV.

a) Giao nhiệm vụ tự học cho SV một cách cụ thể: GV giao nhiệm vụ tự học cho SV một cách cụ thể sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của SV trong quá trình dạy học, đồng thời phát huy được trách nhiệm, nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ GV trong nhiệm vụ quản lí HĐTH của SV.

Các nhiệm vụ tự học giao cho SV đó là: - Hướng dẫn đọc tài liệu bắt buộc:

+ Hướng dẫn SV đọc tài liệu trước khi học bài mới: GV hướng dẫn SV đọc trước các chủ đề trong giáo trình, tài liệu hoặc đề cương bài giảng, đánh dấu được những chỗ cần giải đáp. Khi tiến hành bài giảng, GV trình bày những vấn đề trọng tâm, vấn đề SV chưa hiểu khi nghiên cứu, cùng họ giải quyết những vướng mắc.

+ Hướng dẫn xử lí thông tin học tập sau bài giảng: SV tự hoàn thiện nội dung chủ đề bài giảng ghi trong vở, hệ thống hoá, khái quát hoá bài học, mở rộng tri thức trong bài học bằng việc đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học ấy.

+ Hướng dẫn xây dựng đề cương tóm tắt, khái quát hoá theo ý hiểu của cá nhân về nội dung bài học.

- Hướng dẫn đọc tài liệu tham khảo: Hướng dẫn đọc sách và tài liệu tham khảo sẽ giúp SV mở rộng, đào sâu kiến thức đã học bằng cách nghiên cứu các vấn đề học tập hoặc lịch sử vấn đề của nhiều tác giả theo các cách tiếp cận khác nhau. Do đó GV cần hướng dẫn cụ thể cho SV về thông tin cần thiết như tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, nơi sản xuất, số trang cần đọc và tìm sách đó ở đâu...

b) Giao hệ thống bài tập bắt buộc: Hệ thống bài tập bắt buộc là những bài tập nhằm bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng vận dụng tri thức vào giải quyết những vấn đề giữa lí luận vào thực tiễn và thực hành, rèn luyện tư duy độc lập sáng tạo cho SV.

Những bài tập này gồm: chuẩn bị đề cương xê-mi-na, ôn tập, mở rộng tri thức theo các vấn đề đặt ra sau từng bài, cụm bài; thực hành đàn, hát, tập múa, đọc các bài đọc xướng âm, các bài thực hành chỉ huy, … Hệ thống bài tập này phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của môn học, phải theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, có mức độ khó tăng dần và GV phải hướng dẫn cụ thể cho SV.

c) Định hướng nghiên cứu theo chủ đề: Định hướng nghiên cứu theo chủ đề nhằm từng bước gắn phương pháp tự học với phương pháp tự nghiên cứu khoa học. Khi kết thúc học phần, môn học, GV hướng dẫn cho SV tự lựa chọn vấn đề tập nghiên cứu để tiến hành sưu tầm tài liệu, thông tin và giải quyết vấn đề theo yêu cầu của bài tập đó, nhằm tạo cơ sở tập dượt cho việc chuẩn bị làm bài tập nghiên cứu khoa học giáo dục sau này.

d) Thông qua việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, GV bồi dưỡng cho SV phương pháp tự học: Việc hình thành và hoàn thiện phương pháp tự học của SV phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng phương pháp dạy học của GV. Thầy dạy như thế nào thì trò học như thế ấy. Do vậy trong quá trình giảng dạy GV cần thay đổi phương pháp dạy học cho SV bằng phương

pháp diễn giải; thiết kế bài học thành hệ thống các vấn đề hoặc các tình huống, dẫn dắt người đọc tham gia giải quyết vấn đề, tình huống, bắt đầu từ khâu tiếp xúc tài liệu trước khi nghe giảng, tiến tới độc lập giải quyết các vấn đề trong quá trình học tập, trong khi làm các chuyên đề, bài tập nghiên cứu khoa học. Trong quá trình giảng dạy cần nhấn mạnh chỗ trọng tâm, trọng điểm của bài học, luôn luôn tạo ra “chỗ trống” để SV tự bổ sung tri thức, tạo ra cho SV có thói quen tự nghiên cứu, tự tìm tòi tri thức.

Khi giảng dạy, GV cần đặt và giải quyết vấn đề phải rõ ràng, mạch lạc gây hứng thú học tập cho SV, làm cho họ có nhu cầu mong muốn tìm hiểu những điều mà mình đang và sẽ nhận thức, khiến họ luôn chú ý theo dõi vấn đề, chờ đợi cùng suy nghĩ tích cực tìm ra những tri thức mới mẻ cần thiết.

Muốn kích thích được hứng thú học tập cho SV, GV cần phải chuẩn bị bài công phu, đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu tài kiệu tham khảo, tài liệu bổ sung cho tri thức bài dạy phong phú. Đồng thời GV cần lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp nhằm kích thích tư duy của SV như: Tăng cường phương pháp đối thoại, thảo luận, hợp tác nhóm, bài tập thực hành...

Sau mỗi bài học, mỗi phần, mỗi chương, GV cần có câu hỏi hướng dẫn SV tự học và có kiểm tra thường xuyên sẽ buộc SV phải học nghiêm túc, góp phần củng cố tri thức đã học trên lớp. Hệ thống bài tập, câu hỏi tự học cho SV có mức độ khó tăng dần, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo sẽ kích thích được sự say mê tự học của SV.

Việc GV áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo môi trường buộc SV phải phát huy hết “nội lực” của mình để tham gia vào HĐTH, từ đó hình thành phương pháp tự học tích cực trong SV.

e) Bồi dưỡng cho SV kỹ năng tự học, tự nghiên cứu: Kỹ năng tự học là năng lực sử dụng hệ thống những tri thức, những kinh nghiệm mà chủ thể tự

học đã tích luỹ được, nhằm tiến hành các hành động học tập để thực hiện một cách có hiệu quả mục đích và nhiệm vụ dạy học đề ra.

Một số kỹ năng tự học cơ bản:

- Kỹ năng sắp xếp thời gian tự học, kỹ năng đọc sách, kỹ năng rèn luyện các bài tập thực hành.

- Kỹ năng nghe và ghi chép bài giảng, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng vận dụng, kỹ năng rèn kuyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên...

- Kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá và xác nhận kết quả tự học của SV. * Hướng dẫn SV đọc tài liệu, đọc giáo trình tài liệu và viết thu hoạch những phần mình đã học.

Đọc sách và tài liệu là công việc cần thiết trong HĐTH của SV. Vì vậy GV cần hướng dẫn cho họ đọc sách, tài liệu phục vụ học tập và tự học. Khi đọc sách và tài liệu SV cần:

- Xác định rõ mục đích, chọn sách hợp lí. Nắm vững phương pháp đọc sách, tích cực tư duy, tập trung chú ý cao độ, có kỹ thuật đọc hợp lí, ghi chép một cách khoa học những điều đã học.

- GV chỉ rõ yêu cầu nội dung sách và tài liệu bắt buộc, hoặc tham khảo của môn học và từng bài giảng để SV tìm đọc. Sách đó có ở đâu, ký hiệu của sách trong thư viện. Việc này rất cần, chỉ cần SV chịu khó sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

- Hướng dẫn SV kỹ thuật đọc sách ở các cách đọc khác nhau: đọc lướt qua, đọc có trọng điểm, đọc toàn bộ nhưng không nghiền ngẫm kỹ, đọc nghiền ngẫm nội dung cuốn sách, đọc nóng, đọc sâu...

* Rèn luyện cho SV kỹ năng ghi chép khi đọc sách.

Ghi chép trong khi đọc sách và tài liệu sẽ động viên được sự chú ý, giảm mệt mỏi, giúp người đọc kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu, tạo cơ sở để

ghi nhớ kiến thức, ghi chép, làm bài tập để SV khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức, phản ánh kết quả học tập của SV.

Để giúp cho SV có kỹ năng ghi chép, GV hướng dẫn cho SV biết cách ghi chép đọc sách thông qua một số hình thức sau:

- Trích tài liệu để ghi lại nguyên văn.

- Lập dàn ý theo một đề mục vắn tắt những ý chính, phản ánh đầy đủ một nội dung tài liệu.

- Lập đề cương khi đọc sách (đề cương sơ bộ hay đề cương chi tiết). - Viết tóm tắt để trình bày ngắn gọn nội dung cần thiết khi đọc.

- Viết bản thu hoạch thành một bài hoàn chỉnh có nhận xét, đánh giá kết luận của người viết thu hoạch.

* Hướng dẫn phương pháp các bài tập thực hành với 3 mức độ. - Luyện tập tái hiện nhằm củng cố những tri thức đã học.

- Luyện tập vận dụng nhằm di chuyển những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, từ những tình huống quen thuộc vào các tình huống mới, từ bộ môn này sang bộ môn khác.

- Luyện tập sáng tạo nhằm vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã có vào các tình huống khác nhau, gắn liền với nghề nghiệp trong tương lai của SV.

* Hướng dẫn nghiên cứu môn học cụ thể như:

- Phương pháp chọn tài liệu có liên quan đến môn học.

- Tổng hợp, xây dựng đề cương tóm tắt theo hướng dẫn từng phần, từng chương.

- Hệ thống hoá phần đã được nghiên cứu.

4.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt các nội dung tự học và giúp SV có phương pháp tự học đạt hiệu quả, GV và SV cần thực hiện một số biện pháp sau:

- SV xác định mục đích yêu cầu, nhiệm vụ học tập do GV đề ra và ý nghĩa của việc hoàn thành các nhiệm vụ đó.

- SV chọn sách và tài liệu phù hợp với sự hướng dẫn của GV. Sắp xếp sách và tài liệu theo thứ tự ưu tiên.

- SV nghiên cứu kỹ tài liệu bắt buộc và các tài liệu khác.

- Xác định khả năng ứng dụng của tri thức đã nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và dạy học.

- Gắn nội dung nghiên cứu khoa học với nội dung tự học: Biện pháp này nhằm rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo đối với SV. Nghiên cứu khoa học là một trong những chức năng của trường ĐH. Để góp phần thực hiện tốt chức năng này, Nhà trường, Khoa, các GV cần tổ chức, lôi cuốn SV tham gia hội thảo khoa học từ cấp khoa, đến cấp trường bằng các báo cáo khoa học sát với nội dung môn học đã nghiên cứu, hoặc lựa chọn các đề tài về nội dung rồi tổ chức hội thảo. Đối với SV, hoạt động nghiên cứu khoa học là không thể thiếu. Những báo cáo khoa học của SV tham gia hội thảo từ cấp khoa trở lên có nội dung học ở phần nào, được đánh giá xếp loại khá, giỏi thì đề nghị nhà trường có thể miễn thi học phần đó.

- Vận dụng tri thức đã nghiên cứu để giải quyết các bài tập thực hành.

4.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- GV giúp SV xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc đọc sách, đọc tài liệu. Giới thiệu cho SV những nội dung mà SV cần phải đọc, cần nắm vững, những tài liệu tham khảo cần tìm đọc. GV cần giúp SV phân loại tài liệu bắt buộc cần phải đọc và những tài liệu hỗ trợ khác để việc đọc sách của SV có sự tập trung, tránh dàn trải.

- GV có những chỉ dẫn cụ thể cho SV về cách đọc tài liệu, ghi chép, xây dựng đề cương nghiên cứu, viết tóm tắt nội dung nghiên cứu và cách vận dụng tri thức tự nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục và dạy học.

- SV cần có nhận thức rõ về vai trò, ý nghĩa của việc đọc tài liệu. SV phải thực sự độc lập, tích cực, tự giác trong quá trình đọc tài liệu.

- Phương pháp giảng dạy cần đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực tự học, tự nghiên cứu của SV, phải bồi dưỡng năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cho SV.

- GV cần tăng cường việc đề ra các nhiệm vụ nhận thức cho SV: HĐTH của SV được xác định bởi các bài tập mà GV giao cho. Chính việc đề ra các bài tập nhận thức sẽ giúp cho SV định hướng được nội dung tự nghiên cứu và sắp xếp thời gian tự nghiên cứu. Việc đề ra các nhiệm vụ nhận thức cho SV có ý nghĩa rất quan trọng, có tác dụng trong việc định hướng cho HĐTH của SV. - GV phải là người có năng lực nghiên cứu khoa học và biết cách hướng dẫn SV cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học.

- Nhà trường tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho các phòng bộ môn, khai thác công suất sử dụng tài liệu giáo trình và việc đáp ứng phục vụ của thư viện để nâng cao nhận thức và hứng thú học tập cho SV, tạo điều kiện để GV vận dụng các phương pháp dạy học tích cực.

- Khoa cần tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lí nhằm đẩy mạnh HĐTH của SV.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lí hoạt động tự học của sinh viên Khoa Sư phạm Nghệ thuật trường Đại học Đồng Tháp (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w