Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản việt Nam (cập nhật 2014) (Trang 64 - 65)

II- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới.

b-Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

* Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Một là, về CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn: trong quá trình CNH là sự thu hẹp khu vực nông nghiệp nông thôn. Nhưng nó là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư do vậy quan tâm đến Nông nghiệp nông thôn là quan trọng do đó cần định hướng:

Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học, nâng cao năng suất lao động tao sự cạnh tranh.

Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

- Hai Là, về qui hoạch phát triển nông thôn.

Khẩn trương xây dựng các qui hoạch phát triển nông thôn, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ như: giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch, trường học…

Phát huy dân chủ ở nông thôn, xây dựng nếp sống mới. bài trừ tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan.

- Ba là, về giải quyết lao động việc làm ở nông thôn.

Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện nông thôn có việc làm.

Đầu tư mạnh hơn cho xóa đói giảm nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, dân tộc thiểu số.

* Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. * Phát triển kinh tế vùng.

* Phát triển kinh tế biển.

* Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ.

* Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản việt Nam (cập nhật 2014) (Trang 64 - 65)