Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản việt Nam (cập nhật 2014) (Trang 37 - 38)

I- Chủ trƣơng đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939 1 Trong những năm 1930-

a) Hoàn cảnh lịch sử

- Tháng 11/1946, quân Pháp mở cuộc tấn công chiếm đóng cả thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, đổ bộ lên Đà Nẵng và gây nhiều cuộc khiêu khích, tàn sát đồng bào ta ở phố Yên Ninh - Hàng Bún (Hà Nội). Đồng thời Pháp gửi tối hậu thư cho chính phủ ta, đòi phải tước hết vũ khí của tự vệ Hà Nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở Thủ đô.

- Trước tình hình đó, từ ngày 13 đến ngày 22/12/1946, Ban thường vụ trung ương Đảng ta đã họp tại Vạn Phúc, Hà Đông dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạch định chủ trương đối phó. Hội nghị đã cử phái viên đi gặp phía Pháp để đàm phán, song không có kết quả. Hội nghị cho rằng khả năng hoà hoãn không còn. Hoà hoãn nữa sẽ dẫn đến hoạ mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ. Do đó, hội nghị đã quyết định hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tiến công trước khi thực dân Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự ở Hà Nội.

Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc 20h ngày 19/12/1946, tất cả các chiến trường trong cả nước đã đồng loạt nổ súng.

Rạng sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh được phát đi trên Đài tiếng nói Việt Nam.

* Thuận lợi của nhân dân ta: Cuộc chiến tranh của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa

bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, ta đã có sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược.

* Khó khăn của ta là: Tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn

chiếm đóng được hai nước Lào, Campuchia và một số nơi ở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở Miền Bắc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản việt Nam (cập nhật 2014) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)