Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản việt Nam (cập nhật 2014) (Trang 93 - 94)

I- Quá trình nhận thức và nội dung đƣờng lối xây dựng, phát triển nền văn hóa.

a-Quá trình đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển nền văn hóa.

- Nhận thức mới về đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam trong cương lĩnh 1991 được đại hội VII thông qua lần đầu tiên đưa ra quan điểm: Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nhận thức rõ hơn tiêu chí “xây” và “chống” trong văn hóa.

- Chiến lược chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, nhân đạo, dân chủ, tiến bộ, biểu dương giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời thấp kém; Xây dựng một nền văn hóa dân chủ văn minh vì nhà nước chân chính phẩm giá con người.

- Đại hội VII, VIII, IX, X, XI và nhiều nghị quyết trung ương xác định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội và coi văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển. Đây là tầm nhìn mới về văn hóa phù hợp với tầm nhìn chung của thế giới.

Chức năng của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Vai trò: vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển.

Xác định vai trò đặc biệt của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là động lực và có vị trí then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội. Và còn được coi là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người.

+ Nghị quyết trung ương 5, khóa VIII tháng 7- 1998 nêu 5 quan điểm chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

+ Hội nghị trung ương 9 khóa IX tháng 1-2004 xác định thêm “phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế (đi nhanh hoặc đi chậm đều không được).

+ Hội nghị trung ương 10 khóa IX tháng 7-2004: phải gắn kết ba nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt và phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

 Đây là bước phát triển trong nhận thức của Đảng về vị trí của văn hóa và công tác văn hóa trong quan hệ với các vấn đề khác.

+ Hội nghị trung ương 10 khóa IX đánh giá sự biến đổi văn hóa trong quá trình đổi mới. Cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống xã hội. Vì vậy, đòi hỏi phải đổi mới sự lãnh đạo và quản lý văn hóa. Đây cũng là thách thức cho những nhà quản lý.

+ Cương lĩnh 2011, xác định: “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc

Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.”

+ Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, xác định mục tiêu chung về xây dựng và phát triển văn hóa: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện , hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc , nhân văn, dân chủ và khoa học . Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội , là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Một phần của tài liệu Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản việt Nam (cập nhật 2014) (Trang 93 - 94)