1- Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa 2- Đánh giá sự thực hiện đường lối CNH. 2- Đánh giá sự thực hiện đường lối CNH.
A- Nội dung sinh viên tự nghiên cứu.
1- Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa
a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 9- 1960) của Đảng. Trước thời kỳ đổi mới, nước ta có khoảng 25 năm tiến hành công nghiệp hóa theo 2 giai đoạn: từ 1960 đến 1975 công nghiệp hóa ở miền Bắc và từ 1975 – 1985 công nghiệp hóa trên phạm vi cả nước, hai giai đoạn này có mục tiêu, phương hướng rõ rệt.
* Đường lối CNH ở Miền Bắc giai đoạn 1960-1975
- Những đặc điểm kinh tế - xã hội ở Miền Bắc chi phối quá trình CNH ở giai đoạn 1960-1975:
+ Đặc điểm lớn nhất là từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản, mặt khác, vừa phải xây dựng CNXH vừa phải chiến đấu chống Mỹ.
+ Điểm xuất phát của Việt Nam khi bước vào thực hiện CNH rất thấp. Năm 1960, công nghiệp chiếm tỷ trọng 18,2% và 7% lao động xã hội; tương ứng nông nghiệp chiếm tỷ trọng 42,3% và 83%. Sản lượng lương thực/người dưới 300kg; GDP/người dưới 100 USD. Trong khi phân công lao động chưa phát triển và LLSX còn ở trình độ thấp thì QHSX đã được đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu (đến năm 1960: 85,8% nông dân vào HTX; 100% hộ tư sản được cải tạo, gần 80% thợ thủ công cá thể vào HTX tiểu thủ công nghiệp).
+ Tiến hành CNH trong điều kiện đất nước bị chia cắt, miền Bắc phải thực hiện vai trò của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn miền Nam và sắn sàng ứng phó với tình huống chiến tranh lan ra miền Bắc.
+ Tiến hành CNH trong điều kiện các nước XHCN thực CNH theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và cách mạng Việt Nam nhận được sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của các nước anh em.
+ Vị trí của CNH được xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH và được khẳng định nhiều lần qua các kỳ đại hội.
- Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng III xác định rõ CNH trong thời kỳ này là:
+ Về mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là: xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật
+ Về cơ cấu kinh tế, Đảng xác định: kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng. (Tỷ trọng giá trị công nghiệp tăng từ 18,2% /1960 lên 22,2%/1965; 26,6%/1971; 28,7%/1975)
+ Về phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển công nghiệp là: ++ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.
++ Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.
++ Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. (Vốn đầu tư cho công nghiệp nặng trong thời kỳ 1960 - 1975 tăng 11,2 lần, cho công nghiệp nhẹ tăng 6,9 lần, nông nghiệp tăng 6 lần)
++ Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương. (Hình thành các trung tâm công nghiệp như Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Trì, Thái Nguyên, Nam Định…)
=> Về thực chất, đây là sự lựa chọn mô hình chiến lược CNH thay thế nhập khẩu mà nhiều nước, cả nước XHCN và nước TBCN đã và đang thực hiện lúc đó. Chiến lược này được duy trì trong suốt 15 năm ở miền Bắc (1960 – 1975) và 10 năm tiếp theo trên phạm vi cả nước ( 1976 – 1986).
* Đường lối CNH trên phạm vi cả nước từ 1975- 1985
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước độc lập thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.