1- Thời kỳ trước đổi mới. 2- Thời kỳ đổi mới. 2- Thời kỳ đổi mới.
A- Nội dung giảng 1. Thời kỳ trƣớc đổi mới. 1. Thời kỳ trƣớc đổi mới.
* Giai đoạn 1945 – 1954.
- Trong những năm chiến tranh: thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến, kiến quốc” chính sách xã hội được chỉ đạo bởi tư tưởng phải giành được tự do, độc lập và thấy được giá trị của nó. Vì vậy, chính sách xã hội cấp bách là làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành. Tiếp sau là làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người khá giàu thì giàu thêm. Chủ trương đã đi vào cuộc sống và đạt những hiệu quả thiết thực.
- Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình dân chủ nhân dân: chính phủ hướng dẫn nhân dân chủ động và tự tổ chức giải quyết các vấn đề xã hội. Chính sách tăng gia sản xuất, chủ trương tiết kiệm, đồng cam cộng khổ thành phong trào rộng rãi.
* Giai đoạn 1955 – 1975.
- Các vấn đề xã hội được giải quyết trong mô hình CNXH cũ, trong hoàn cảnh chiến tranh. Chế độ phân phối bình quân. Nhà nước và tập thể đáp ứng các nhu cầu xã hội thiết yếu bằng chế độ bao cấp tràn lan dựa vào viện trợ.
* Giai đoạn 1975 – 1985.
- Chính sách xã hội được giải quyết theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Đất nước lâm vào hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nguồn viện trợ giảm dần, bị bao vây, cô lập và cấm vận.
- Các vấn đề xã hội giải quyết tưởng là tốt hơn nhưng lại nghiêm trọng hơn: đói ở Thành phố Hồ Chí Minh ở gần vựa thóc nhưng phải ăn bo bo. Đường lối sai lầm xây dựng công nghiệp nặng thật nhanh.
2. Trong thời kỳ đổi mới.
a- Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội.
Đại hội VI lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đề xã hội lên tầm chính sách xã hội, thể hiện quan điểm và sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
- Khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội; bởi vì trong khuôn khổ hoạt động kinh tế, chính sách xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Đại hội VI phải kiểm điểm và bắt đầu thay đổi cho cụ thể hơn bao gồm các vấn đề sau:
Dân số và việc làm.
Công bằng xã hội, lối sống có văn hóa, an toàn xã hội, trật tự công cộng và kỷ cương. Các nhu cầu giáo dục, văn hóa, sức khỏe.
Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội. Chính sách giai cấp và dân tộc.
- Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát triển kinh tế là đều nhằm phát huy sức mạnh nhân tố con người. Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực
hiện các chính sách xã hội, đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc