4 CÁC NGUỒN XẢ THẢI CHÍNH RA SÔNG THỊ VẢ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường và thiệt hại về kinh tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của công ty VEDAN và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải (Trang 27 - 28)

CÁC NGUỒN XẢ THẢI CHÍNH RA SÔNG THỊ VẢI

4.1. NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP

Như đã giới thiệu ở phần trước, tính đến tháng 11/2009, trên lưu vực sông Thị Vải có tổng cộng 12 khu công nghiệp được cấp phép đầu tư và đi vào hoạt động (gồm 06 KCN của tỉnh Đồng Nai và 06 KCN của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng diện tích đất theo quy hoạch sau khi điều chỉnh là 5.212,08 ha, thu hút được 360 dự án đầu tư, trong đó có 277 dự án đang vào hoạt động. Nước thải từ các KCN này cuối cùng đều được thải ra sông Thị Vải. Ngoài ra còn có một số cơ sở sản xuất xả trực tiếp nước thải ra sông Thị Vải, trong đó đáng kể nhất là Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam. Tình hình hoạt động và đặc tính nước thải của các KCN và cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Thị Vải được mô tả tóm tắt dưới đây.

1. KCN Nhơn Trạch I

KCN Nhơn Trạch I được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật” tại Quyết định số 715/TTg ngày 30/8/1997, với tổng diện tích mặt bằng 448,5 ha, thực tế hiện nay 401,72 ha (do có sự điều chỉnh quy hoạch của tỉnh Đồng Nai). Tính đến tháng 10 năm 2009, KCN Nhơn Trạch I có 73 doanh nghiệp ký hợp đồng thuê lại đất với tổng diện tích 263,78 ha (chiếm tỷ lệ 89,35% diện tích đất cho thuê), trong đó có 62 dự án đã xây dựng xong và đang hoạt động, 05 dự án đang triển khai xây dựng, 03 dự án ngừng hoạt động và 03 đang triển khai, thu hút khoảng 20.000 lao động. Tổng lượng nước cấp cho các doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch I khoảng 5000 ÷ 6000 m3/ngàyđêm được cung cấp bởi Nhà máy khai thác và xử lý nước ngầm Tuy Hạ. Các ngành nghề thu hút đầu tư trong KCN gồm: dệt, may, nhuộm, cơ khí, thực phẩm, điện tử, sản xuất hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, v.v...

Năm 2005, KCN Nhơn Trạch I đã xây dựng xong và đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất xử lý khoảng 2.000 m3/ngày và đến năm 2008, KCN tiếp tục đầu tư giai đoạn II để nâng công suất Nhà máy xử lý lên 4.000 m3/ngàyđêm, hiện đang vận hành thử nghiệm. Theo báo cáo của Ban quản lý KCN, hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của KCN đã thu gom được khoảng 2.500 m3/ngày.đêm (bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) từ 60/64 doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Nước thải sau xử lý được xả vào hồ sinh học, sau đó chảy vào rạch Bà Ký và cuối cùng chảy ra sông Thị Vải.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường và thiệt hại về kinh tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của công ty VEDAN và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải (Trang 27 - 28)