Diễn biến chất lượng nước theo không gian từ các điểm quan trắc cố định

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường và thiệt hại về kinh tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của công ty VEDAN và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải (Trang 77 - 80)

8 96 H3 9 7H 12 9 7H DO 10 9 6 06 0 L3 0911 09Series

6.2.3. Diễn biến chất lượng nước theo không gian từ các điểm quan trắc cố định

nước theo không gian từ các điểm quan trắc cố định

Để đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian từ các điểm quan trắc cố định, báo cáo này dựa vào dữ liệu quan trắc năm 2006 và 2009 của Tổng cục Môi trường. Có tất cả 11 mặt cắt lấy mẫu quan trắc dọc sông Thị Vải và 03 mặt cắt bổ sung trong đợt khảo sát tháng 11/2009. Tại mỗi mặt cắt tiến hành đo đạc và lấy mẫu tại 5 vị trí: 01 vị trí bờ trái, một vị trí bờ phải và 03 vị trí ở giữa dòng theo các độ sâu khác nhau. Dữ liệu được sử dụng để phân tích dưới đây là giá trị trung bình của 05 mẫu tại mỗi mặt cắt trong mỗi đợt lấy mẫu. Các dữ liệu này đều do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện theo yêu cầu của Tổng cục Môi trường với kỹ thuật lấy mẫu và phân tích mẫu như nhau giữa 2 đợt nên độ tương đồng về kết quả phân tích rất cao.

Các thông số được chọn để minh họa cho diễn biến chất lượng nước theo không gian trong báo cáo này bao gồm: DO, BOD5, COD và Ammonia. Đây cũng là các thông số có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống thủy sinh vật trong môi trường nước. Diễn biến các thông số khác có thể tham khảo trong phần phụ lục số liệu quan trắc.

Oxy hòa tan (DO)

Trong đợt quan trắc tháng 5/2006, nồng độ DO rất thấp tại 7 mặt cắt đầu tiên tính từ thượng nguồn, sau đó tăng dần ra đến cửa sông (hợp lưu giữa sông Thị Vải – Gò Gia và Cái Mép). Các giá trị DO đo được trong năm 2006 đều không thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép chất lượng nước dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh theo QCVN 08:2008 (tiêu chuẩn quy định DO ≥ 5 mg/l), trong đó ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng là đoạn từ thượng nguồn (TV-01) ra đến gần Nhà máy Xi măng Holcim (TV-07): DO xấp xỉ bằng không, thủy sinh không thể sống được.

Trong đợt khảo sát tháng 11/2009, DO trên sông Thị Vải có dấu hiệu phục hồi nhanh và dao động trong khoảng 3 – 4 mg/l. Không có sự thay đổi DO đáng kể giữa các vị trí được quan trắc.

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)

Phù hợp với quy luật diễn biến của DO, trong đợt quan trắc tháng 5/2006, nồng độ BOD5 khá cao tại 6 mặt cắt đầu tiên tính từ thượng nguồn (không đạt tiêu chuẩn cho phép), sau đó giảm dần ra đến cửa sông (Hình 7). Trong đợt khảo sát tháng 11/2009, nồng độ BOD5 trên sông Thị Vải và cả nhánh Gò Gia đều giảm xuống đáng kể, chỉ còn dao động trong khoảng 2 – 3 mg/l, đạt tiêu chuẩn cho phép, và nhìn chung không có sự thay đổi BOD5 đáng kể giữa các vị trí được quan trắc trong năm 2009.

Nhu cầu oxy hóa học (COD)

Bức tranh diễn biến COD theo không gian trong đợt quan trắc tháng 5/2006 cũng giống như BOD5, khá cao tại 6 mặt cắt đầu tiên tính từ thượng nguồn (không đạt tiêu chuẩn cho phép), sau đó giảm dần ra đến cửa sông (Hình 8). Trong đợt khảo sát tháng 11/2009, nồng độ COD trên sông Thị Vải tại 6 mặt cắt đầu tiên đều giảm đáng kể so với năm 2006, tuy nhiên 5 mặt cắt phía hạ lưu sông Thị Vải có xu hướng gia tăng nồng độ COD. Đây là một dấu hiệu không bình thường cần được tiếp tục theo dõi để có kết

quả đánh giá chính xác hơn. Kết quả đo bổ sung tại 3 mặt cắt trên nhánh sông Gò Gia năm 2009 cho kết quả COD còn khá cao, vượt tiêu chuẩn cho phép.

Nitơ amonia

Kết quả quan trắc năm 2006 cho thấy nồng độ N-NH4+ khá cao tại 10/11 mặt cắt lấy mẫu, vượt TCCP từ 3,1 – 32,2 lần, chỉ có mặt cắt tại khu vực cảng Cái Mép đạt TCCP. Tuy nhiên trong đợt khảo sát vào tháng 11/2009, hầu hết các vị trí quan trắc đều không phát hiện được sự hiện diện của N-NH4+ (<0,04 mg/l), hoặc có phát hiện nhưng nhìn chung không vượt quá TCCP 0,2 mg/l.

Sông Thị Vải Sông Gò Gia

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường và thiệt hại về kinh tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của công ty VEDAN và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w