0
Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

KCN Dệt – May Nhơn Trạch

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM CỦA CÔNG TY VEDAN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI (Trang 30 -33 )

Công ty Cổ phần đầu tư Vinatex – Tân Tạo đã được Chính phủ cho phép thành lập KCN Dệt – May Nhơn Trạch theo công văn số 669/CP ngày 26 tháng 5 năm 2003 và được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt dự án đầu tư khu công nghiệp theo Quyết định số 1860/QĐCT-UBT ngày 26 tháng 6 năm 2003. Công ty có chức năng đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Tính đến tháng 10/2009 đã có tổng số 14 dự án được cấp phép đầu tư trong khu công nghiệp, trong đó có 12 cơ sở đã đi vào hoạt động và 02 dự án đang triển khai xây dựng.

Tại thời điểm kiểm tra tháng 10/2009, tổng lượng nước thải phát sinh từ 12 doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN vào khoảng 488 m3/ngày đêm, trong đó chỉ có duy nhất Công ty Dệt Lý Minh có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động. Toàn bộ nước thải của các doanh nghiệp còn lại trong KCN được chảy vào ao tự thấm cạnh nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất thiết kế 6.000 m3/ngày.đêm đang xây dựng trong KCN (mức độ hoàn tất khoảng 90%, dự kiến đưa vào hoạt động Quý I năm 2010). Nước thải sau khi thu gom xử lý phải đạt tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5945:2005 cột B với Kq = 1,1 và Kf = 1,1 trước khi thải ra sông Thị Vải như đã qui định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Kết quả phân tích mẫu nước thải của Khu công nghiệp Vinatex Tân Tạo lấy tại ao đất chứa nước thải chung, so sánh với TCVN 5945:2005 cột B với Kq = 1,1 và Kf = 1,1,

cho thấy: COD = 332 mg/l, vượt 3,4 lần (TCVN ≤ 96,8 mg/l); BOD = 189, vượt 3,2 lần (TCVN ≤ 60,5 mg/l).

5. KCN Nhơn Trạch V

Khu công nghiệp Nhơn Trạch V được thành lập theo Quyết định số 3578/QĐCT.UBT ngày 06 tháng 10 năm 2003 của UBND tỉnh Đồng Nai, với diện tích là 309 ha, nằm trong cụm các Khu công nghiệp (Khu công nghiệp Nhơn Trạch II, Khu công nghiệp Nhơn Trạch III, Khu công nghiệp Dệt May Nhơn Trạch, Khu công nghiệp Nhơn Trạch I, Khu công nghiệp Nhơn Trạch VI), thuộc địa bàn các xã Hiệp Phước và Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Tính đến tháng 10 năm 2009, Khu công nghiệp Nhơn Trạch V có 18 doanh nghiệp đã ký hợp đồng thuê lại đất với tổng diện tích 134,4 ha (chiếm tỷ lệ 62,36% diện tích đất cho thuê), trong đó có 16 dự án đã xây dựng xong và đang hoạt động và 02 dự án chưa triển khai (đã được cấp phép đầu tư). Tổng lượng nước cấp cho các doanh nghiệp trong KCN Nhơn Trạch V khoảng 3.800 m3/ngày.đêm từ Nhà máy cấp nước Tuy Hạ. Ngành nghề thu hút đầu tư: Dệt, may, nhuộm, cơ khí, thực phẩm, điện tử, sản xuất hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng,…

KCN Nhơn Trạch V đã triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung từ tháng 10 năm 2008 và dự kiến 12 năm 2009 sẽ đưa nhà máy đi vào hoạt động. Khối lượng nước thải toàn khu công nghiệp trung bình (tính bằng 80% lượng nước cấp) khoảng 3.100 m3/ngày.đêm hiện được các doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép trước khi thải ra môi trường.

Kết quả phân tích mẫu nước thải tại đường ống thu gom nước thải của công ty tại thời điểm kiểm tra tháng 10/2009, so sánh với TCVN 5945: 2005, cột B, với Kq = 1 và Kf = 1,1 cho thấycác thông số gây ô nhiễm môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép.

6. KCN Gò Dầu

KCN Gò Dầu được thành lập năm 1997 với diện tích quy hoạch sử dụng đất là 167,26 ha tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, KCN Gò Dầu đã lấp đầy 100 % diện tích có thể cho thuê (133,28 ha), với tổng số 23 dự án được cấp phép đầu tư, trong đó có 19 dự án đã đi vào hoạt động, 03 dự án đang triển khai xây dựng và 01 dự án đang tạm ngưng hoạt động, thu hút khoảng 2.900 lao động làm việc trong khu công nghiệp; các ngành nghề thu hút đầu tư là sản xuất hóa chất, phân bón, gốm sứ gia dụng,... KCN Gò Dầu đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa (cống bê tông cốt thép Φ 400 - 2.000 mm, chiều dài 14.822 m) và hệ thống thu gom nước thải tập trung (cống bê tông ly tâm Φ 400 - 700 mm, chiều dài 6.900 m) riêng biệt. Hiện tại, đã có 12 doanh nghiệp ký hợp đồng xử lý nước thải với chủ đầu tư tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung áp dụng công nghệ bùn hoạt tính công suất 500 m3/ngày; 07 doanh nghiệp cam kết tự xử lý nước thải đạt TCVN 5945: 2005, cột B trước khi thải vào hệ thống thoát nước thải của KCN dẫn ra sông Thị Vải, trong đó có 02 doanh nghiệp được cấp phép xả thải vào nguồn nước.

Kết quả phân tích mẫu so sánh với TCVN 5945: 2005, cột B, với Kq = 1,1 và Kf = 1,1 cho thấy: mẫu nước thải tại cống xả thứ nhất (cống tròn) ra sông Thị Vải, thông số

Coliform = 36.000 MPN/100ml, vượt 8.7 lần (TCVN ≤ 6050 MPN/100ml); mẫu nước thải tại cống xả thứ hai (cống vuông) ra sông Thị Vải, thông số Coliform = 44.000 MPN/100ml, vượt 10,6 lần (TCVN ≤ 6050 MPN/100ml); mẫu nước thải sau xử lý (nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN) tại điểm đấu nối với hệ thống thoát nước mưa: các thông số gây ô nhiễm môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép.

7. KCN Mỹ Xuân A

KCN Mỹ Xuân A tọa lạc tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập theo Quyết định số 333/TTg ngày 22 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ; tổng diện tích là 304 ha; hiện có 33 dự án đầu tư, trong đó 24 dự án đã đi vào hoạt động, 03 dự án đang xây dựng, 02 dự án đã cấp phép nhưng chưa triển khai xây dựng, 03 dự án đang xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và 01 dự án đã ngừng hoạt động. Loại hình sản xuất được đầu tư vào KCN bao gồm sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến hải sản, chế biến gỗ, nông sản, giấy và bao bì… thu hút trên 1.000 cán bộ, công nhân lao động trong KCN.

Tại thời điểm kiểm tra tháng 10/2009, tổng lượng nước sử dụng của các cơ sở trong KCN khoảng 3.600 m3 /ngày.đêm, do Công ty cấp nước Phú Mỹ cung cấp. Nước thải của các cơ sở trong KCN khoảng 3.000 m3/ngày.đêm được xử lý cục bộ tại từng cơ sở, sau đó được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 4.000 m3/ngày đêm (KCN đã đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa và nước thải riêng biệt) để xử lý trước khi thải ra sông Thị Vải. Hệ thống XLNT tập trung của KCN vừa mới được đưa vào vận hành từ tháng 4/2009. Trước đó, nước thải của KCN được thoát ra rạch Bà Riu, sau đó ra sông Thị Vải. Theo phản ánh của người dân trong khu vực, vào những lúc cao điểm, lượng nước xả thải rất lớn, tràn vào đùng tôm của người dân gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.

8. KCN Mỹ Xuân A2

KCN Mỹ Xuân A2 được thành lập năm 2002 tại địa bàn xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có tổng diện tích 312,8 ha với ngành nghề sản xuất chủ yếu là sản xuất da thành phẩm và vải giả da, cơ khí, hàng tiêu dùng. Tính đến thời điểm tháng 10/2009, KCN đã có 23 dự án được cấp giấy phép đầu tư, trong đó có 16 dự án đã đi vào hoạt động, 04 dự án đang triển khai đầu tư. Lượng nước sử dụng của các cơ sở trong toàn KCN khoảng 5.800 m3/ngày đêm do Công ty cổ phần cấp nước Phú Mỹ cung cấp.

Nước thải phát sinh trong KCN Mỹ Xuân A2 chủ yếu từ 14 cơ sở sản xuất (04 cơ sở thải nước thải công nghiệp, 10 cơ sở xả nước thải sinh hoạt) trung bình khoảng 4.800 m3/ngày.đêm, nước thải sau khi được xử lý sơ bộ tại cơ sở được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN (có công suất thiết kế giai đoạn I là 7.500 m3/ngày, vừa được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2009). Trước đó, nước thải của KCN được xử lý tạm thời bằng hồ sinh học với công suất thiết kế 1.500 m3/ngày.

Kết quả phân tích mẫu nước thải của Công ty, so sánh với TCVN 5945:2005 cột B với Kq= 0,9; Kf = 1,0 (từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 áp dụng QCVN24:2009/BTNMT), cho thấy mẫu nước thải sau hệ thống xử lý lấy lần thứ nhất (ngày 02/11/2009) có thông số độ màu = 89 Pt-Co vượt 1,78 lần (TCVN ≤ 50 Pt-Co) và lấy lần thứ hai (ngày 03/11/2009) có thông số độ màu = 76 Pt-Co vượt 1,52 lần (TCVN ≤ 50 Pt-Co).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM CỦA CÔNG TY VEDAN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI (Trang 30 -33 )

×