1 Đùng: ao nuôi tôm (từ địa phương)
4.4. ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP TẢI LƯỢNG CÁC CHẤ TÔ NHIỄM CHÍNH CỦA CÔNG TY VEDAN ĐỐI VỚI SÔNG THỊ VẢ
CỦA CÔNG TY VEDAN ĐỐI VỚI SÔNG THỊ VẢI
Tỷ lệ đóng góp các chất ô nhiễm chính của Công ty Vedan đối với sông Thị Vải được tính toán dưới đây chủ yếu dựa trên số liệu kiểm tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm đối với sông Thị Vải do Tổng cục Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện trong các năm 2006 và 2008.
Năm 2006:
Trong năm 2006, Cục Bảo vệ môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Viện Môi trường và Tài nguyên triển khai Nhiệm vụ “Kiểm soát ô nhiễm các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, các khu công nghiệp đang hoạt động trên lưu vực sông Thị Vải”. Trong khuôn khổ nhiệm vụ này, Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra 79 cơ sở sản xuất, KCN đang hoạt động trên lưu vực sông Thị Vải thuộc địa bàn các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa
– Vũng Tàu. Kết quả kiểm tra đã xác định được tỷ lệ đóng góp các chất ô nhiễm chính của Công ty Vedan đối với sông Thị Vải trong số các nguồn thải công nghiệp được điều tra như trong bảng dưới đây (số liệu chi tiết đính kèm trong phần Phụ lục):
Bảng 4-8. Tỷ lệ đóng góp tải lượng các chất ô nhiễm chính của Công ty Vedan trong điều kiện xả thải bình thường năm 2006
Lưu lượng
(m3ngày) BOD5 Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)COD SS N-NH3 Tổng P
Công ty Cổ phần hữu
hạn Vedan Việt Nam 4.150 334,9 853,8 359,7 290,2 37,1
Tổng tải lượng các chất ô nhiễm chính do các KCN và cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu thải ra sông
Thị Vải hàng ngày 33.120 2.683 7.009 7.856 686,6 127,07
Tỷ lệ đóng góp của
Công ty Vedan (%) 12,53 12,48 12,18 4,58 42,26 29,20
Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2006.
Qua bảng số liệu tổng hợp ở trên nhận thấy rằng: trong điều kiện xả thải bình thường năm 2006 (lúc này chưa phát hiện được hành vi xả trộm chất thải chưa xử lý của Công ty Vedan ra sông Thị Vải), Công ty Vedan đóng góp:
• 12,53% lưu lượng nước thải trong tổng số 33.120 m3/ngày; • 12,48% tải lượng BOD5 trong tổng số 2.683 tấn BOD5/ngày; • 12,18% tải lượng COD trong tổng số 7.009 tấn COD/ngày; • 4,58% tải lượng SS trong tổng số 7.856 tấn SS/ngày;
• 42,26% tải lượng N-NH3 trong tổng số 686,6 tấn N-NH3/ngày; • 29,2% tải lượng Ptc trong tổng số 127,07 tấn Ptc/ngày.
Ngoài ra, trong năm 2006, kết quả kiểm tra còn cho thấy Công ty Vedan đóng góp vào sông Thị Vải 228 kg Xyanua/ngày. Đây có lẽ là nguồn phát thải Xyanua duy nhất trên lưu vực sông Thị Vải.
Số liệu thống kê ở trên chưa tính đến tải lượng các chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, nước thải nuôi trồng thủy sản và các nguồn xả thải khác trên lưu vực.
Năm 2008:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Công văn số 5305/VPCP-KGVX ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý, giải quyết và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại sông Thị Vải và Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 197/QĐ- BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008, Tổng cục Môi trường đã phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai tổ chức kiểm tra 129 cơ sở sản
xuất, kinh doanh và dịch vụ (gọi tắt là cơ sở), các khu công nghiệp (gọi tắt là KCN) đang hoạt động trên lưu vực sông Thị Vải. Dữ liệu xả thải năm 2008 từ kết quả kiểm tra các cơ sở công nghiệp được tóm tắt trong các Bảng 4-6 và 4-7.
Đặc biệt, trong đợt kiểm tra năm 2008, Đoàn thanh tra đã phát hiện hành vi xả trộm chất thải chưa xử lý của Công ty Vedan ra sông Thị Vải như đã đề cập ở phần trước. Phần đánh giá các nguồn xả thải ra sông Thị Vải trong năm 2008 có xét đến nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và nước thải nuôi trồng thủy sản trên lưu vực.
Kết quả thống kê và tính toán cho thấy:
• Trong điều kiện xả thải bình thường, Công ty Vedan chỉ đóng góp một phần nhỏ tải lượng các chất ô nhiễm chính ra sông Thị Vải, cụ thể như sau:
TSS = 3,36% BOD5 = 3,97% COD = 2,47% N-NH3 = 22,58% Tổng N = 10,38% Tổng P = 7,31%
• Trong điều kiện xả thải không bình thường (xả lén), Công ty Vedan đóng góp phần lớn tải lượng các chất ô nhiễm chính ra sông Thị Vải, cụ thể là:
TSS = 86,69% BOD5 = 93,35% COD = 93,21% N-NH3 = 83,94% Tổng N = 88,79% Tổng P = 63,03%
Ngoài ra, sự chênh lệch về tổng tải lượng các chất ô nhiễm thải ra sông Thị Vải trong hai điều kiện trên là quá lớn: Khi Vedan xả lén, tổng tải lượng TSS tăng gấp 7,26 lần so với bình thường; BOD5 tăng gấp 14,44 lần; COD tăng gấp 14,36 lần; N-NH3 tăng gấp 4,82 lần; Tổng N tăng gấp 8 lần và Tổng P tăng gấp 2,51 lần. Điều này chứng tỏ rằng tình trạng ô nhiễm sông Thị Vải kéo dài trong nhiều năm qua là do hành vi xả lén chất thải chưa qua xử lý của Công ty Vedan ra sông Thị Vải như phát hiện của Đoàn Thanh tra và Cảnh sát Môi trường vào ngày 06/9/2008.
Bảng 4-9. Thống kê lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính từ các nguồn xả thải chính ra sông Thị Vải trong năm 2008
Bảng 4-10. Tải lượng các chất ô nhiễm chính từ các nguồn xả thải chính ra sông Thị Vải trong năm 2008 và phần đóng góp của Công ty Vedan