0
Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

CÔNG TY VEDAN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC ĐỐI VỚI SÔNG THỊ VẢ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM CỦA CÔNG TY VEDAN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI (Trang 59 -71 )

ĐỐI VỚI SÔNG THỊ VẢI

Để đánh giá vai trò không như nhau trong việc gây ô nhiễm cho sông Thị Vải do Công ty Vedan và các khu công nghiệp xả thải, trong chương này áp dụng mô hình Mike21 cho các kịch bản khác nhau. Dựa trên các cơ sở kịch bản giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tính toán mức độ ô nhiễm ứng với tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải. Hai kịch bản được đưa ra nhằm đánh giá chất lượng nước sông Thị Vải. Cơ sở pháp lý để xây dựng kịch bản dựa trên Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp Tổng cục môi trường năm 2008. Các thông số của các kịch bản được cho trong các Bảng 5-1 và Bảng 5-2.

Phần mềm Mike21 đã được sử dụng để tính toán mô phỏng. Với việc sử dụng máy tính CPU CORE i7 920, Mainboard Giga EX58 – UD5, DDR 3.6 GB (1333) đã chạy các kịch bản trên với 24 tiếng cho một kịch bản. Kết quả tính toán trên Mike View được chuyển quan bản đồ vùng được chọn.

Kết quả chạy mô hình MIKE21 cho kịch bản chỉ có Vedan hoạt động và kịch bản các KCN khác + Vedan cho một số kết quả dưới đây. Trên các Hình 5-1 đến Hình 5-4 là kết quả chạy kịch bản cho trường hợp chỉ có nguồn Vedan, trên các Hình 5-5 đến Hình 5-8 là kết quả chạy mô hình cho trường hợp cả Vedan và các KCN cùng hoạt động. Thời gian chạy được chọn vào giữa mùa khô (tháng 2). Dựa trên số liệu đang có, trong đề tài chọn tháng 2/2008.

Hình 5-3. Kết quả chạy mô hình cho BOD5 ở thời điểm ngày 01/02/2008 11:00:00 (bước thứ 60 trong thời gian mô phỏng).

Vào thời điểm này nhận thấy nước sông Thị Vải không bị ô nhiễm, vào thời gian này chưa có nguồn thải của Vedan hoạt động (theo bảng thông số ở trên nguồn thải của công ty Vedan bắt đầu hoạt động vào lúc 20:00:00 ngày 01/02/2008).

Hình 5-4. Kết quả chạy mô hình cho BOD5 ở thời điểm 20:00:00 ngày 01/02/2008

Vào thời điểm này 4 nguồn thải của Công ty Vedan đã bắt đầu hoạt động và theo kết quả ở hình trên, vùng xung quanh 4 nguồn thải của Vedan đã bắt đầu ô nhiễm.

Hình 5-6. Kết quả chạy mô hình cho BOD5 ở thời điểm 17:10:00 ngày 24/02/2008

Quan sát trên hình, nhận thấy vùng bị ảnh hưởng (vùng bị ảnh hưởng là vùng có BOD5 trên 15 mg/l – theo quy định của QCVN14:2008/BTNMT loại B1) bởi 4 nguồn thải của công ty Vedan kéo dài từ tọa độ 1184000 xuống đến tọa độ 1174400 (9.6 km). Ngoài ra, dựa vào hình trên cũng đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng vùng (ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm trung bình …). Diện tích vùng ảnh hưởng tính được là:

Bảng 5-13. Tỷ lệ % diện tích vùng ô nhiễm

Vùng Diện tích (km2) Tỷ lệ so với vùng lập mô hình (%)

Không ô nhiễm 15.45 78.66198259

Ô nhiễm 4.191 21.33801741

Dựa vào bảng trên, tính được diện tích sông bị ô nhiễm là 4.191 km2 (vùng có màu từ tím đến vùng có màu nâu đỏ) và chiếm 21.34% diện tích vùng lập mô hình.

Hình 5-7. Kết quả chạy mô hình cho BOD5 ở thời điểm 20:00:00 ngày 01/02/2008

Vào thời điểm này 4 nguồn thải của Công ty Vedan đã bắt đầu hoạt động và theo kết quả ở hình trên, vùng xung quanh 4 nguồn thải của Vedan đã bắt đầu ô nhiễm.

Hình 5-10. Thống kê giá trị ô nhiễm trung bình cho kết quả chạy kịch bản 4 nguồn thải của Công ty Vedan.

Bảng 5-14. Tỷ lệ % diện tích vùng ô nhiễm

Vùng Diện tích (km2) Tỷ lệ so với vùng lập mô hình (%)

Không ô nhiễm 14.94 76.06227535

Ô nhiễm 4.7018 23.93772465

Dựa vào bảng trên, tính được diện tích sông bị ô nhiễm là 4.7018 km2 (vùng có màu từ tím đến vùng có màu nâu đỏ) và chiếm 23.94% diện tích vùng lập mô hình.

Từ Bảng 5-3, Bảng 5-4 có thể thấy rằng tỷ lệ đóng góp ô nhiễm BOD5 giữa Vedan và các KCN là 89,2 % và 10,8%.

Bên cạnh kết quả chạy mô hình Mike 21, phía Công ty Vedan cũng đã đưa ra ý kiến phân chia khu vực ảnh hưởng như sau:

Khu vực ảnh hưởng nặng: vào lúc triều cường và triều kiệt, đoạn sông có nồng độ BOD ≥ 25mg/L, có chiều dài là 11,6km, từ vĩ độ 1174600 – 1181800, và trong phạm vi cách bờ sông 1km (H).

Khu vực ảnh hưởng vừa: đoạn sông ở hạ lưu của khu vực ảnh hưởng nặng có nồng độ giữa 15 – 25mg/L, chiều dài là 2,7km, từ vĩ độ 1172900 – 1174600, và trong phạm vi cách bờ sông 1 km (M); và khu vực ảnh hưởng nặng trong phạm vi cách bờ sông 1 – 2km (M1, M2); và khu vực ảnh hưởng nặng thượng lưu giữa dòng sông trong phạm vi 1 km hình cánh cung (M3).

Khu vực ảnh hưởng nhẹ: khu vực có nồng độ BOD ≤ 15mg/L đến biên hạ lưu khu vực ảnh hưởng vừa do Viện Môi trường & Tài nguyên đề xuất, chiều dài là 11,8 km, trong phạm vi từ vĩ độ 1163460 – 1172900 (L); và khu vực ảnh hưởng vừa trong phạm vi cách bờ sông 1 – 2km (L1, L2), và khu vực ảnh hưởng tiềm ẩn do Vedan trong phạm vi ô nhiễm trong biên giới hạn của Viện Môi trường & Tài nguyên (L3, L4, L5, L6).

Phạm vi khu vực ảnh hưởng nặng (H), ảnh hưởng vừa (M), ảnh hưởng nhẹ (L) như hình dưới đây (theo đề nghị của Công ty Vedan):


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ THIỆT HẠI VỀ KINH TẾ, MÔI TRƯỜNG DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM CỦA CÔNG TY VEDAN VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC SÔNG THỊ VẢI (Trang 59 -71 )

×