của các ngân hàng thương mại
Trong lý thuyết quản lý, các doanh nghiệp thành công thường có sự hiểu biết đúng đắn về thời điểm và địa điểm sử dụng các nguồn lực của mình. Nói cách khác, nếu các nhà quản lý sử dụng các nguồn lực của mình như quy trình, thể chế, công nghệ, tài chính, kiến thức khoa học, trí tuệ, sự đổi mới và khách hàng để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thì sẽ cải thiện được năng lực hoạt động đáng kể (Feurer and Chabarbaghi, 1994; Shurchuluu,2002). Sức cạnh tranh tại doanh nghiệp, ngành, và cả quốc gia được hiểu là chất lượng đạt được thông qua sự vượt trội trên thị trường và định hình nên những hoạt động dựa trên nền tảng lợi thế cạnh tranh và so sánh; khả năng cạnh tranh của quốc gia tăng lên ở phạm vi toàn cầu, đất nước hưởng lợi nhiều hơn từ hội nhập toàn cầu thông qua việc tiếp cận dễ dàng hơn vào thị trường quốc tế. Ngược lại, quốc gia
có khả năng cạnh tranh kém hơn sẽ không chỉ không được hưởng lợi, mà thậm chí còn tổn hại từ hội nhập kinh tế quốc tế (Behkish,2005).
Tăng khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp là bước đầu tiên để tiến đến tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia. Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ dẫn tới sự phát triển của quan điểm về cạnh tranh trong xã hội, cuối cùng nó sẽ thúc đẩy mức độ cạnh tranh quốc gia, và tạo lập nền tảng cần thiết để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa (Chikan,2008).
Định nghĩa lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh là những đặc điểm và nguồn lực cho phép một tổ chức vượt lên so với đối thủ của mình (Ling, 2000). Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh được hiểu là tính vượt trội của doanh nghiệp về một hoặc một số nhân tố, nó cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tốt hơn, ấn định giá trị cao hơn đối với khách hàng, và do vậy hoạt động tốt hơn so với các đối thủ. Để có thể tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh bằng cách xây dựng những công cụ điều chỉnh phù hợp (Guan et al, 2004). Doanh nghiệp muốn trụ vững được phải có khả năng đối diện với những thay đổi của nhu cầu, khó khăn về ngân sách, và mức độ cạnh tranh gia tăng bằng cách điều chỉnh hoạt động của mình để đáp ứng yêu cầu mới của thị trường. Ngược lại, những doanh nghiệp không có những khả năng đó sẽ bị phá sản. Do vậy, khả năng điều chỉnh trước tác động của môi trường xung quanh là đặc điểm then chốt của khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Irina,2000).
Một số tác giả nhìn nhận cạnh tranh như là một hiện tượng kinh tế vĩ mô và tìm kiếm nguyên nhân của nó trong một số nhân tố như tỷ giá, lãi suất, và mức thâm hụt của quốc gia (Hauner and Peiris, 2005; Fu and Shelagh, 2009, Claessers and Laeven, 20030, Hmpell, 2002; Bikker and Groeneveld, 2002). Một cách tiếp cận khác nhìn nhận cạnh tranh là kết quả của việc dồi dào nguồn lao động và nhân công giá rẻ. Một cách tiếp cận khác coi sức mạnh cạnh tranh bắt nguồn từ việc giàu có về nguồn tài nguyên.
Gần đây, nhiều cách tiếp cận mới tin rằng sức cạnh tranh chịu ảnh hưởng lớn từ các chính sách của chính phủ. Có một cách tiếp cận khác cho rằng sức mạnh cạnh tranh bắt nguồn từ những khác biệt về quan điểm quản lý và hoạt động kinh tế, ví dụ cách tiếp cận về mối quan hệ lao động và giới chủ (Hondroyiannis et al , 1999; Yeyati and Micco, 2007, Buchs and Mthisen, 2003, Claessens , 2006).
Với mỗi cách tiếp cận nêu trên, nhiều ví dụ đã được nêu ra. Sức mạnh cạnh tranh về tổ chức được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận là một khái niệm đa chiều (Ajitabh and Momaya, 2002). Irina (2000) cũng nhìn nhận cạnh tranh là một khái niệm đa chiều và xác định nó ở cấp độ tổ chức. Trong thực tế, khái niệm này có thể nhìn nhận từ ba khía cạnh: cấp độ quốc gia, ngành, và doanh nghiệp.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá lại chủ đề về cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Burger và Menon đã xem xét lại mối quan hệ giữa việc tập trung thị trường và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong giai đoạn 1983 tới 1995 tại Mỹ (Fu and Shelagh, 2009). Họ không tìm ra được mối quan hệ nào giữa tác động của hành vi cạnh tranh phi giá với hiệu quả hoạt động của những doanh nghiệp có thị phần lớn.
Một số nghiên cứu cũng đã xem xét mức độ ảnh hưởng của các quy định, cấu trúc đặc biệt và những nhân tố khác mà có mối liên quan với môi trường cạnh tranh của hoạt động ngân hàng (Barth et al , 2001). Trong những nghiên cứu này, các ràng buộc pháp lý của ngân hàng thương mại trong năm 1999, bao gồm những giới hạn và những hoạt động của việc gia nhập và rút lui đã được đánh giá lại. Sử dụng những dữ liệu này, các nhà nghiên cứu thấy rằng các yêu cầu về việc gia nhập khắt khe hơn có quan hệ trái chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nó làm phát sinh các chi phí và lãi suất tăng cao, trong khi đó các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài lại đòi hỏi tính linh hoạt cao hơn trong hệ thống ngân hàng (Barth et al, 2003). Lý thuyết thị trường cạnh tranh cho phép doanh nghiệp tự do gia nhập và rút lui khỏi thị trường nhấn mạnh rằng lý thuyết này sẽ giúp các doanh nghiệp chỉ phải trả những khoản phí tương đương nhau.
Những nghiên cứu trước đây đã sử dụng mô hình Panzar và Rosse hay còn gọi là thống kê H để đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng. Với mô hình này, Panzar và Rosse đã đánh giá được các điều kiện cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng của các nước ở trình độ trung bình như Hy Lạp.Họ đã tìm hiểu các tác động của việc dỡ bỏ các quy định và tự do hóa với các điều kiện cạnh tranh (Matthews at al.,2007).Trong nghiên cứu này, thông tin về tổng tài sản bình quân, số lượng các định chế, số các chi nhánh, số lượng nhân viên, doanh thu và tỷ suất thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản và tỷ lệ chi phí trên thu nhập được sử dụng để phân tích.
Mô hình về Mức độ Nhạy cảm Lãi suất (DIRS) cũng đã được nêu ra. Mô hình này đo lường tác động của lãi suất tới khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Trong bài viết này, việc xem xét rủi ro lãi suất và quản lý đúng đắn được xem là nhân tố sống còn đối với các ngân hàng thương mại trong việc cạnh tranh với đối thủ.
Moutinho và Phillips (2002) đã giải thích việc lập kế hoạch chiến lược trong hệ thống ngân hàng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của chúng.
Cuối cùng, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào duy nhất các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hoạt động chung của một ngân hàng trong ngành ngân hàng. Mathuva (2009) đã giải thích rằng các nhà làm luật và phân tích của khu vực ngân hàng đã sử dụng ROA và ROE để đánh giá hoạt động của ngành và dự báo xu thế trong cơ cấu thị trường. Tuy nhiên, có một số luận điểm cho rằng thông tin báo cáo tài chính có thể không hữu ích lắm. Ví dụ, một số người cho rằng những người sử dụng muốn có các thông tin có tính chất phi tài chính để bổ sung thêm cho các thông tin tài chính (Kitindi et al.,2007).
James C. Anderson và David W. Gerbing (1991) đã sử dụng phương pháp Kiểm định tiên nghiệm để dự báo hiệu quả hoạt động trong một phân tích nhân tố.
Barth , J.R., G, Jr Caprio và Levine (2003) đã sử dụng dữ liệu mới của 107 nước để đánh giá mối quan hệ giữa việc giám sát điều chỉnh với mức độ
phát triển của ngành ngân hàng. Tác giả đã đưa ra các kiểm tra như sau: (i) Giám sát chặt chẽ các hoạt động ngân hàng và hỗn hợp của ngân hàng và thương mại; (ii) Giám sát các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài; (iii) Giám sát sự phù hợp của vốn; (iv) Đặc trưng của hệ thống bảo hiểm tiền gửi; (v) Giám sát năng lực, tính độc lập, nguồn lực, minh bạch phân loại cho vay, tiêu chuẩn dự phòng, đa dạng hóa hướng dẫn, và năng lực hành động khắc phục kịp thời. (vi) Quy định về công bố thông tin trong việc giám sát các ngân hàng tư nhân; và (vii) quyền sở hữu chính phủ của các ngân hàng. Dựa vào kết quả này, tác giả đưa ra cảnh báo chính sách phụ thuộc quá nhiều vào sự giám sát của chính phủ và giám sát chặt chẽ các ngân hàng. Ngoài ra, tác giả còn đề xuất những quy định về giám sát bao gồm (1) Quy định về công bố thông tin trong việc giám sát các ngân hàng tư nhân, và (2) tạo ra động lực cho các hàng tư ngân để việc giám sát ngân hàng tốt nhất thúc đẩy sự thực hiện và sự ổn định của ngân hàng.
Barth , J.R., G, Jr Caprio and Levine, R. (2001) đã giới thiệu và thảo luận về cơ sở dữ liệu mới và toàn diện của các quy định giám sát ngân hàng ở 107 nước. Các dữ liệu được gửi tới các ngân hàng và cơ quan giám sát bao gồm đầu vào, vốn, quyền sở hữu, hoạt động, kiểm toán, bảo hiểm tiền gửi, phân loại nợ, trích lập quỹ dự phòng, kế toán/kiểm toán, và việc giải quyết các ngân hàng khó khăn. Như vậy, cơ sở dữ liệu này có thể xác định được các qui định hiện hành về giám sát các ngân hàng và cấu trúc các ngân hàng. Ngoài ra, tác giả cũng cung cấp nhiều chỉ số được nhóm lại hoặc được tính toán từ việc lựa chọn các chỉ số đơn giản.
Ajitabh. A, và K. Momaya cho rằng sự cạnh tranh gay gắt thế trong kỷ mới tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp và các quốc gia. Để có được sự thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh cao. Trọng tâm nghiên cứu của tác giả là lược sử lại toàn bộ các vấn đề về cấp độ công ty và nghiên cứu các khuôn khổ của cạnh tranh và các mô hình. Trong đó, các nghiên cứu được phân loại dựa trên khuôn khổ Tài sản –
Quy trình – Thực hiện (APP) và tiêu chí chính là dựa trên ý nghĩa cạnh tranh của công ty. Tác giả cũng phân loại dựa trên lựa chọn khuôn khổ lý thuyết và mô hình từ đó có thể giúp cho việc lựa chọn mô hình thích hợp.
Amadeh. H và M. Jafarpoor (2009) cho rằng sự mở rộng cạnh tranh đi kèm với những biến động lớn trong lĩnh vực thương mại và ngân hàng đã làm thay đổi nhiều đến phong cách truyền thống và mang lại một môi trường cạnh tranh trong việc sử dụng công nghệ mới. Tác giả thấy rằng phương pháp truyền thống của các ngân hàng không còn phù hợp. Trong nghiên cứu của mình, tác giả chủ yếu tập trung vào các trở ngại phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và giải pháp khắc phục những trở ngại đó. Tác giả cho rằng, những trở ngại chính ở đây bao gồm: Trở ngại về truyền thống văn hóa, trình độ quản lý, khả năng tài chính và hạn chế về công nghệ dựa trên giả thuyết thứ nhất là tồn tại những trở ngại về truyền thống văn hóa và giả thuyết thứ hai là những trở ngại về trình độ quản lý các ngân hàng điện tử. Bên cạnh đó, tác giả đưa thêm giả thuyết thứ ba là trở ngại về khả năng tài chính và cuối cùng, giả thuyết thứ tư là những hạn chế về kỹ thuật -công nghệ.
Bang Nam Jeon, Maria Pia Olivero and Ji Wu nghiên cứu những tác động thâm nhập của ngân hàng nước ngoài trong cấu trúc cạnh tranh của ngành tài chính trong nước ở các nước nền kinh tế mới nổi. Tác giả tập trung vào phân tích các nước ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh trong thời kỳ 1997-2008 bằng cách sử dụng dữ liệu bảng về ngân hàng để định dạng ngân hàng nước ngoài và ước lượng cạnh tranh trong ngân hàng. Tác giả chỉ ra rằng, sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài và cạnh tranh ngân hàng gắn liền với ảnh hưởng từ các ngân hàng nước ngoài tới ngân hàng trong nước. Ảnh hưởng mạnh khi các ngân hàng nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn và rủi ro ít hơn ở các nước mới nổi. Thêm vào đó, tác giả tìm ra rằng những ảnh hưởng của ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường bằng cách sáp nhập hoặc mua lại các ngân hàng trong nước.
De Jonghe O. và Vander Vennet R. (2008) đã tiến hành điều tra xem bao nhiêu nhà đầu tư cổ phần thị trường hiểu được tác động của cấu trúc thị trường và tiềm năng trong dài hạn của các ngân hàng ở Châu Âu. Tác giả giới thiệu tỷ số Tobin Q để đo lường giá trị đặc quyền của ngân hàng và áp dụng các phương pháp để phân biệt cấu trúc thị trường và giả thuyết cấu trúc hiệu quả trong tương lai, trong đó sự khác nhau là chiến lược kiểm soát ngân hàng theo chiều dọc và chiều ngang. Kết quả của tác giả chỉ ra các ngân hàng tốt hơn về phương diện quản lý hoặc công nghệ sản xuất sẽ có lợi thế cạnh tranh dài hạn. Thêm vào đó, sự tập trung ngân hàng không ảnh hưởng tới tất cả các ngân hàng và chỉ có các ngân hàng có thị phần lớn mới có thể tạo ra giá phi cạnh tranh. Cuối cùng, với sự mở rộng các hoạt động ngân hàng, hài hòa và hội tụ kinh tế vĩ mô của Liên minh Châu Âu (EU15), tác giả tìm ra là các biến số vĩ mô của ngân hàng giữa các nước có tác động tích cực tới việc thực thi của ngân hàng. Thêm vào đó, tác giả chỉ ra việc trao đổi thương mại giữa cạnh tranh và ổn định có thể được kiểm toán khi đánh giá sáp nhập hay mua lại.
MA Chang-you (2003) chỉ ra các ngân hàng thương mại đối mặt với hoạt động thị trường cạnh tranh về cơ bản đảm bảo các ngân hàng thương mại giữ vị thế của họ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO. Tác giả nêu ra khả năng cạnh tranh cốt lõi là gì và làm cách nào hiểu được cạnh tranh cốt lõi của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất hệ thống chỉ số tổng hợp của các ngân hàng Thương Mại Trung Quốc và xây dựng mô hình để ước lượng cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại bằng phương pháp ước lượng tổng hợp.
Niels Hermes và Robert Lensink (2004) phân tích mối quan hệ giữa sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài với hiệu quả kinh doanh của ngành ngân hàng trong nước, và tính toán vai trò của chúng đối với sự phát triển tài chính trong nước. Tác giả sử dụng dữ liệu của 982 ngân hàng trong 48 nước từ 1990- 2996 để tìm ra giả thuyết có phát triển tài chính trong nước hay không. Đặc biệt, tác giả cho thấy rằng sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài có liên quan đến chi phí của ngân hàng trong nước cao hơn và lợi nhuận ở mức độ thấp.
Todd A.Gormley (2007) đã sử dụng số liệu của các ngân hàng nước ngoài ở Ấn Độ trong những năm 1990 để phân tích sự thay đổi của sự gia nhập những ngân hàng nước ngoài và những ngân hàng địa phương để ước lượng những ảnh hưởng của ngân hàng nước ngoài tới tín dụng nội địa. Ngược lại với sự kỳ vọng là sự gia nhập của ngân hàng nước ngoài có thể cải thiện tín dụng cho tất cả các công ty, những kết quả ước lượng của tác giả chỉ ra rằng vai trò hỗ hỗ trợ tài chính của các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong lợi nhuận của các công ty và tính trung bình, sự sụt giảm các khoản vay của các ngân hàng trong nước chỉ khoảng 8% do các công ty vay vốn của các ngân hàng trong nước chuyển sang vay vốn của ngân hàng nước ngoài. Tương tự, các kết quả ước lượng thu được bằng cách sử dụng các ngân hàng nước ngoài đã có từ trước tại địa phương. Kết quả của tác giả là phù hợp giữa sự gia tăng hệ thống thông tin