Giải pháp nâng cao tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh

Một phần của tài liệu Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong đánh giá năng lực cạnhtranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 86 - 87)

Nhân tố F3: Tiềm năng phát triển

STT Biến quan sát Hệ số tải nhân tố

X2 Tỷ lệ tăng trưởng tài sản -0.950

X3 Tỷ lệ tăng trưởng VHĐ -0.934

Nhìn vào hai biến quan sát X2 và X3 thì chúng ta thấy cả hai chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng tài sản và tăng trưởng vốn huy động đều có mối quan hệ phụ thuộc tuyến tính nghịch biến với tiềm năng phát triển của ngân hàng. Và hệ số tương quan này đều xấp xỉ bằng -1 nên tương quan giữa các biến gần như là tương quan hoàn toàn và ngược chiều. Nghĩa là các ngân hàng thương mại Việt Nam trong mẫu nghiên cứu có tỷ lệ tăng trưởng tài sản và vốn huy động tăng bao nhiêu đơn vị thì tiềm năng phát triển của ngân hàng gần như sẽ giảm đi bấy nhiêu đơn vị.Thực tế, điều này xảy ra với các NHTMCP nhỏ như NHTMCP Gia Định, NHTMCP Kiên Long, NHTMCP Bảo Việt là những ngân hàng mới thành lập có qui mô tài sản và vốn huy động ban đầu hầu như rất nhỏ thì lại được xếp hạng cao nhất về tiềm năng tăng trưởng, trong khi các NHTMNN hoặc NHTMCP nhà nước giữ cổ phần chi phối như Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank có qui mô tài sản lớn và chiếm lĩnh thị phần cho vay và huy động vốn chủ yếu thì lại được xếp hạng tiềm năng trưởng thấp nhất trong hệ thống (xem bảng 9)

Tuy nhiên, tiềm năng phát triển ngân hàng đóng góp vào năng lực cạnh tranh của các NHTM tới 17,32% vì vậy, đa dạng hoá hoạt động của các NHTM

cũng là để xây dựng ngân hàng đa năng, hay ngược lại, xây dựng ngân hàng đa năng phải tiến hành đa dạng hoá hoạt động, gồm nhiều loại hình dịch vụ khác nhau. Ở các nước phát triển, họ gọi chung là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và việc phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng không phân biệt là hoạt động tín dụng, thanh toán và các hoạt động liên quan khác là chiến lược của mỗi ngân hàng nhằm mở rộng kinh doanh, phân tán rủi ro và chiếm lĩnh thị trường. Đương nhiên phải có đủ điều kiện về tài chính, về quản lý và năng lực kinh doanh của đội ngũ nhân viên ngân hàng thì mới thực hiện tốt được chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Để có thể đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, mỗi ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ mới và cụ thể hoá cho từng nhóm sản phẩm hoặc những sản phẩm chủ lực phù hợp với đặc điểm của mỗi ngân hàng trong từng thời ký, trong đó chú trọng những sản phẩm về thanh toán và sản phẩm phái sinh. Phát triển dịch vụ thanh toán là để vừa cấp các tiện ích cho khách hàng vừa để tăng cường huy động và sử dụng vốn. Phát triển dịch vụ phái sinh vừa để mở rộng dịch vụ kinh doanh và đầu tư, nhưng cũng qua việc đa dạng hóa dịch vụ này để phân tán và bù đắp rủi ro cho các hoạt động chính.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong đánh giá năng lực cạnhtranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 86 - 87)