Giải pháp hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công

Một phần của tài liệu Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong đánh giá năng lực cạnhtranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 87 - 100)

thông tin.

Thứ nhất, các NHTM phải tăng quy mô vốn tự có mạnh mẽ mới có điều kiện vững chắc để có khả năng tăng đầu tư công nghệ.

Thứ hai, về đầu tư công nghệ, các NHTM cần quán triệt và thực hiện theo hướng:

Trong điều kiện nguồn lực hiện tại còn hạn chế, các NHTMVN nên tập trung đầu tư có trọng tâm, có dự kiến đầu tư mở rộng khi điều kiện cho phép.

Đầu tư nhanh vào công nghệ mà NHTM Việt Nam đang rất yếu hoặc chưa có so với các ngân hàng nước ngoài như: Công nghệ thanh toán để nâng cao tốc độ, độ chính xác, an toàn; Công nghệ cung cấp dịch vụ Ngân hàng điện tử; Công

nghệ phục vụ quản trị Ngân hàng nhất là quản trị rủi ro, quản trị vốn khả dụng, quản trị tài chính.

Khẩn cấp đầu tư xây dựng hệ thống dự phòng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng an toàn trong mọi tình huống.

Thứ ba: Về hệ thống phần mềm (software) và hệ thống hạ tầng công nghệ kỹ thuật (phần cứng, thiết bị, đường truyền, viễn thông...)

+ Đối với hệ thống phần mềm, việc xây dựng các chương trình phần mềm cần chú ý hơn đến khả năng ứng dụng, mở rộng dịch vụ. Hiện nay, và trong vài năm tới các NHTM Việt Nam nên chọn phương án nhập khẩu trọn gói chương trình phần mềm. Phương thức này cho phép các NH rút ngắn thời gian triển khai dịch vụ và thuận lợi trong xử lý sự cố sẽ xảy ra.

Đối với hệ thống phần cứng, việc nâng cấp, đổi mới cần đặc biệt quan tâm đến dung lượng, tốc độ xử lý và có cấu trúc mở, sẵn sàng giao diện với bên ngoài.

Đối với hệ thống đường truyền viễn thông, đây là khâu mà hiện nay các NHTM đều phụ thuộc chủ yếu vào nhà cung cấp nên bị động trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ. Việc này sẽ được cải thiện tốt hơn trong quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp viễn thông. Tuy nhiên, để hạn chế các sự cố về mạng viễn thông, ngành ngân hàng (các NHTM) liên kết tạo ra hệ thống mạng truyền thông phục vụ riêng cho hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam hoặc liên kết quản lý, hợp tác giữa các NHTM và đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

KẾT LUẬN

Đóng góp của nghiên cứu này là xây dựng mô hình lý thuyết trong đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Trong đó: Năm thành phần bao gồm năng lực tài chính và chiếm lĩnh thị phần giải thích được 31.295% biến thiên của năng lực cạnh tranh, Tiếp theo là hiệu quả hoạt động kinh doanh giải thích được 14.481% biến thiên, Tiềm năng phát triển giải thích được 13.162% biến thiên, đứng thứ 4 là kỹ thuật quản trị giải thích được 9.497% biến thiên và yếu tố nguồn lực con người giải thích được 7.587% biến thiên của năng lực cạnh tranh

Qua nghiên cứu thực nghiệm tại 40 NHTM Việt Nam, kết quả thu được cho thấy năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần chưa cao, cần phải tập trung cải thiện các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh

Trên cơ sở mô hình lý thuyết đã được xây dựng, nghiên cứu đã thiết kế và kiểm định thang đo các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả phân tích nhân tố tìm kiếm (EFA) tách thành 5 nhân tố, sau khi loại các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 còn lại 16 biến quan sát. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1 và độ biến thiên được giải thích tích luỹ là 76,004% biến thiên của các biến quan sát. Kết quả kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát gồm 40 ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy tính phù hợp của các chỉ số trong quá trình phân tích nhân tố và có thể chấp nhận để kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam với 5 yếu tố ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: Yếu tố về năng lực tài chính chiếm lĩnh thị trường, yếu tố về khả năng sinh lời, yếu tố về tiềm năng phát triển, yếu tố về kỹ thuật quản trị, và yếu tố về nguồn vốn con người.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng cho thấy, có 2 yếu tố trong mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thông kê trong việc tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM bao gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR và tỷ lệ trích lập DPRRTD.

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng nội dung của nghiên cứu này lấy nền tảng là phân tích định lượng và phân tích định tính nhằm để bổ sung cho sự phân tích định lượng, với cách thức tiếp cận phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, tác giả xây dựng một hệ thống các nhân tố qua việc phân tích định lượng một cách khoa học và xác định “trọng số” tương ứng của mỗi chỉ số so sánh một cách khách quan và hợp lý. Đồng thời,cách thức đánh giá cũng thay đổi căn bản đó là một vài nhân tố được tách biệt ra từ một số lượng lớn các chỉ số liên quan mạnh mẽ tới việc đánh giá. Như vậy sẽ tránh được ảnh hưởng của sự tác động nhiều chiều.

Ngoài ra, một lợi thế khác của việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại đó là chúng ta có thể tìm ra những sự khác nhau, những thuận lợi và khó khăn trong các lĩnh vực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại qua những tình trạng điểm số của mỗi nhân tố chính và sắp xếp theo một thứ tự nhất định,nó sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng nhận ra được những điểm yếu của ngân hàng mình để đưa ra các hình thức cải thiện độ chính xác, hiệu quả về năng lực quản trị điều hành và cung cách quản lý hành chính của họ.

Do sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại là một hệ thống khá phức tạp trong đó định lượng hoàn toàn là rất khó khăn, vì thế sự lựa chọn các chỉ số và việc ứng dụng các phương pháp đánh giá nên được lựa chọn theo nguyên tắc tối ưu hóa và tăng tính bền vững dựa trên nguyên tắc kết hợp lý thuyết với kinh nghiệm thực tiễn một cách khoa học, như vậy nó có thể làm phong phú thêm kết quả đánh giá cuối cùng và có giá trị tham khảo cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dr. A.K.Misra (2011)., “Competition in Banking: The Indian experience”., International Conference on Economics and Finance Research., (IPEDR) vol.4 (2011) © (2011) IACSIT Press, Singapore.

2. Bang Nam Jeon, Maria Pia Olivero and Ji Wu, (2010)., “Do foreign banks increase competition? Evidence from emergin Asian and Latin American banking markets”., Journal of Banking & Finance, Volume 35, Issue 4, April 2011, Pages 856–875

3. H.E Givi, A. Ebrahimi, M.B Nasrabadi and H. Safari (2010), “ Providing competitiveness assessment model for state and private bank of Iran”., The International Journal of Applied Economics and Finance 4(4): 202-219, 2010., ISSN 1991-0886.

4. Martinez-Miera, David, and Repullo, Raphael, 2010, “Does Competition Reduce the Risk of Bank Failure?” Review of Financial Studies, Vol. 23, No. 10, pp. 3638-664.

5. Garson, G.D.,2009. Factor Analysis from Statnotes: Topics in Multivariate Analysis.American Psychological Association, USA.

6. Amadeh. H and M. Jafarpoor, 2009 " Specification of obstacles and solutions of electronic banking development within the framework of Iran at 1104 prospective.J. Knowledge Dev., 26, 1-43.

7. Mathuva, D.M., 2009. Capital adequacy, cost income ratio and the performance of commercialbanks: The Kenyan Scenario. Int. J. Applied Econ. Finance, 3: 35-47.

8. Fu, M. and H. Shelagh,2009. The effects of reform on China's bank structure and performance. J. Bank. Finance, 33: 39-52.

9. XIA Bin, PAN Bin, and XIA Hui, (2008) “ Appraisal on the competitiveness of commercial bank of China based on factor analysis”., International Symposium on Intelligent Techology Applucation Workshops .2008.65

10. De Jonghe,o and Vander-Vennet, R (2008) " Competition versus efficiency: What drives Franchese value in European Banking " Journal of Banking and Finance

11. Chikan, A., 2008. National and firm competitiveness: General research model.Competitiveness Rev., 18: 20-28. 12. Divandari, A., S.R. Syedjavadeyn, M. Nahavandian and H.

Aghazadeh, 2008. Assessingtherelationship between market orientation and the performance ofIraniancommercial banks. J. Econ. Res., 83: 17-40.

13. Yeyati, E.L. and A. Micco, 2007. Concentration and foreign penetration in Latin American banking sectors: Impact on competition and risk. J. Bank. Finance, 31: 1633-1647.

14. Stijn Claessens and Neeltje Van Horen (2007)., “Location decisions of foreign banks and competitive advantage”., Social science research network (SSRN)- id958173.

15. Matthews, K., V. Murinde and T. Zhao, 2007. Competitive conditions among the major British banks. J. Banking Finance, 31: 2025-2042.

16. Todd A.Gormley (2007)., “Banking competition in developing countries: Does foreign bank entry improve credit access?” John M. Olin School of Business, Washington University.

17. Kitindi, E.G., B.A.S. Magembe and A. Sethibe, 2007. Lending decision making andfinancialinformation: The usefulness of corporate annual reports to lenders in Botswana. The Int.J. Applied Econ. Finance, 1: 55-66.

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

RRTD : Rủi ro tín dụng

VHĐ : Vốn huy động

VCSH : Vốn chủ sở hữu

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHNNVN : Ngân hàng nhà nước Việt Nam

KH : Khách hàng

NH : Ngân hàng

DPRRTD : Dự phòng rủi ro tín dụng

FL : Đòn bảy tài chính

ATO : Vòng quay tổng tài sản

Agribank : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Vietibank : Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

VCB : Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam MHB : Ngân hàng thương mại phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Techombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Seabank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á STB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín MB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

MSB : Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải PG Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu Habubank : Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà nội

HDB : Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Thành phố Hồ Chí Minh Seabank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Dong A Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

Ocean Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương Nam A Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

GP Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu Dai A Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á

SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn- Hà nội LPB : Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt

An Binh Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

EIB : Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu OCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông VIBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

SGB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương NaviBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt

SCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Kien Long Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long BVB : Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt FCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất GDB : Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định

MDB : Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông NASB : Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

Sounthbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam Trust bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín Tien Phong Bank : Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong VAB : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á WEB : Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I...4

TỔNG QUAN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...4

1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM...4

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng về cạnh tranh của NHTM...4

1.1.2. Các nhân tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các NHTM....8

1.1.3. Các công cụ cạnh tranh trong kinh doanh của các NHTM...10

1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại...12

1.2.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh...12

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM ...14

1.2.3. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM...15

1.3. Tổng quan các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và quốc tế...27

1.3.1. Các nghiên cứu quốc tế về cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại...27

1.3.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước về đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam...38

Kết luận chương 1...39

CHƯƠNG II...40

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...40

2.1. Phương pháp luận lựa chọn các nhân tố để xếp hạng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại...40

2.1.1. Cơ sở chọn biến đưa vào phân tích...40

2.1.2. Mô hình lý thuyết của đề tài...45

2.2. Các mô hình ước lượng các biến xấp xỉ...46

2.2.2. Các mô hình sử dụng tính các biến xấp xỉ...46

2.3. Mô hình nhân tố đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM...47

2.3.1.Giới thiệu phân tích thành phần chính và phân tích nhân tố (Principal Components and Factor Analysis)...47

2.3.2. Phân tích thành phần chính (Principal Components)...49

2.3.3. Phân tích nhân tố...52

2.3.4. Mô hình nhân tố lý thuyết...56

2.4. Kết quả ước lượng thực nghiệm...57

2.4.1. Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett...57

2.4.2. Phân tích thực nghiệm và kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của các NHTMV...59

CHƯƠNG III...72

ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...72

3.1. Các bài học rút ra từ kết quả ước lượng các mô hình làm cơ sở để xây dựng các giải pháp.72 3.2. Xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại...77

3.2.1.Giải pháp nâng cao năng lực tài chính và khả năng chiếm lĩnh thị phần...77

3.2.2. Giải pháp nâng cao kỹ thuật quản trị ngân hàng...81

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...82

3.2.4. Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời...85

3.2.5. Giải pháp nâng cao tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới...86

3.2.6. Giải pháp hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đặc biệt là công nghệ thông tin...87

KẾT LUẬN...89

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Các biến được đưa vào để đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân

hàng...44

Bảng 2. Các biến được sử dụng tính các biến xấp xỉ...46

Bảng 1: Kết quả của kiểm định KMO và Bartlet...57

Bảng 2: Component Matrixa...58

Bảng 3: Số liệu về các NHTMVN năm 2010...59

Bảng 4 - Total Variance Explained...63

Bảng 5: Ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrixa...65

Bảng 6: Ma trận xoay nhân tố đã loại trừ các biến quan sát không đủ điều kiện Rotated Component Matrixa...66

Bảng 7. Ma trận hệ số các điểm thành phần - Component Score Coefficient Matrix...68

Bảng 8 : Tổng phương sai được giải thích...69

Bảng 9: Điểm nhân tố và xếp loại năng lực cạnh tranh của các NHTMVN năm 2010...70

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Mô hình khái niệm về phân tích năng lực cạnh tranh theo nghiên cứu của Mohammad

Bakhtiar Nasrabadi...43

Hình 2: Mô hình nghiên cứu của đề tài...45

Hình 3: Tập dữ liệu trong không gian hai chiều...50

Hình 4. Sự thu giảm trong biến thiên của một tập dữ liệu với việc tách dần các thành phần...50

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHUYÊN ĐỀ 2

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM SỐ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong đánh giá năng lực cạnhtranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w