Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long (Trang 65 - 69)

PHIẾU CHI Quyển số: 2 Ngày 29 tháng 02 năm 2008 Số:

3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ

định kết quả tiêu thụ

Qua những đánh giá trên sau đây em xin mạnh dạn đưa ra những kiến nghị chủ quan của mình nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long.

Thứ nhất: Công ty nên bổ sung việc sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán. Đây là tài khoản dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá thành thực tế có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm xuất bán hay giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ cung cấp hoặc trị giá mua của hàng hóa tiêu thụ. Do công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên TK 632 sẽ có kết cấu như sau:

Bên Nợ: Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp theo hoá đơn.

Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả.

Như vậy khi bán được hàng căn cứ vào hoá đơn chứng từ, kế toán sẽ ghi sổ theo định khoản sau:

Nợ TK 632

Có TK 155 (154)

Đến cuối kỳ sẽ kết chuyển giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ vào tài khoản xác định kết quả.

Việc sử dụng thêm tài khoản này sẽ giúp cho kế toán viên theo dõi được chính xác hơn giá vốn của thành phẩm xuất trong kỳ, từ đó có kế hoạch hạ giá thành cho phù hợp và hiệu quả.

Thứ hai: Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tại Công ty bao gồm nhiều yếu tố chi phí khác nhau nên kế toán nên mở thêm các tài khoản cấp 2 của 2 tài khoản 641 và 642 như sau:

Các TK cấp 2 của TK 641: TK 6411- Chi phí nhân viên TK 6412- Chi phí vật liệu bao bì TK 6413- Chi phí dụng cụ đồ dùng

TK 6414- Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6417- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6418- Chi phí bằng tiền khác Các TK cấp 2 của TK 642

TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý TK 6422- Chi phí vật liệu quản lý TK 6423- Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6424- Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6425- Thuế, phí và lệ phí

TK 6426- Chi phí dự phòng

TK 6427- Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6428- Chi phí bằng tiền khác

Thứ ba: Công ty cần bổ sung các tài khoản ghi đơn như TK 002- Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công để theo dõi hàng nhận gia công và TK 007- Ngoại tệ các loại để theo dõi gốc nguyên tệ. Đây là 2 tài khoản ngoài bảng, khi phát sinh tăng ghi nợ, khi phát sinh giảm thì ghi có.

Thứ tư: Về việc phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà và các khoản thu từ phế phẩm

Hiện nay Công ty đang phản ánh doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà vào TK 511, như đã phân tích ở trên điều này là sai bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Thực chất đây là phần thu bên ngoài hoạt động sản xuất cho nên không được hạch toán vào TK 511. Đây là hoạt động cho thuê tài sản hoạt động nên phải được hạch toán vào TK 711. Cuối kỳ TK 711 được kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên bảng tổng hợp tiêu thụ mà kế toán lập, ta thấy tổng doanh thu bao gồm cả doanh thu từ việc bán phế phẩm. Theo em để xác định đúng doanh thu tiêu thụ của Công ty ta phải loại trừ khoản thu từ phế phẩm này, khoản này có thể ghi nhận vào TK 138 - Phải thu khác.

Thứ năm: Về việc trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng

Để hạn chế bớt những thiệt hại và để chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra rủi ro do nguyên nhân khách quan là thất thu các khoản nợ phải thu Công ty phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm Đây chính là điểm mới nhất của thông tư 13/2006/TT-BTC quy định cụ thể mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, so với các văn bản hướng dẫn trước đó.

TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi Có kết cấu như sau:

Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi Xử lí nợ phải thu khó đòi

Bên có: Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Số dư có: Dự phòng phải thu khó đòi đã lập hiện có.

Khi trích lập dự phòng được ghi nhận là một khoản chi phí vào TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp, dự phòng không sử dụng hết được hoàn nhập vào TK 711.

Thứ sáu: Về hoàn thiện phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho

Để khắc phục những hạn chế do phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ đem lại, Công ty có thể lựa chọn phương pháp giá bình quân liên hoàn khi đã áp dụng kế toán máy. Còn hiện nay khi chưa triển khai được phần mềm kế toán máy Công ty cũng có thể sử dụng phương pháp giá hạch toán thay cho phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ để giảm sự chậm chễ trong việc cung cấp thông tin kế toán.

Thứ bảy: về công tác kế toán quản trị trong Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có vai trò rất lớn trong việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo. Nhưng hiện nay công tác kế toán nói chung và công tác kế toán phần hành tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin chứ chưa thực hiện đi sâu phân tích và trình bày sao cho các nhà quản trị có thể sử dụng chúng một cách hữu ích cho quá trình ra quyết định. Đây cũng là một bài toán phức tạp của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Thực chất những hạn chế này có nguyên nhân xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vì thế muốn khắc phục chúng cần phải có sự nỗ lực của

trước hết là Công ty, đặc biệt là của các cán bộ phòng tài vụ. Công ty cần tổ chức cho nhân viên kế toán đi học cáclớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, các lớp phổ biến kiến thức pháp luật để có thể nâng cao được nghiệp vụ chuyên môn và vận dụng linh hoạt chế độ vào thực tế tại đơn vị. Đồng thời về phía nhà nước cũng cần nghiên cứu thay đổi một số quy định cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng có quá nhiều văn bản hướng dẫn có thể gây lúng túng trong việc áp dụng.

Tuy nhiên để đưa Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh là một nỗ lực lớn của cả bộ máy quản lý và sản xuất trong thời gian dài chứ không riêng gì bộ phận kế toán. Dưới đây là những phướng hướng chủ quan của bản thân, mong rằng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu qủa kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long (Trang 65 - 69)