Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Công ty dệt kim Thăng long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long (Trang 59 - 62)

PHIẾU CHI Quyển số: 2 Ngày 29 tháng 02 năm 2008 Số:

3.1.1.Đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Công ty dệt kim Thăng long

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển Công ty dệt kim Thăng Long đã có những cống hiến to lớn cho ngành dệt may nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Trong quá trình sản xuất kinh doanh Công ty đã vượt qua những thách thức, nắm lấy cơ hội để tiếp tục có những bước tiến vững chắc.

Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty, em nhận thấy cùng với sự phát triển chung của Công ty, công tác kế toán cũng dần hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về việc quản lý tài chính. Những kết quả đạt được trong công tác kế toán thể hiện ở những điểm sau:

 Về việc tuân thủ chế độ kế toán và các văn bản pháp luật có liên quan: Nhìn chung công tác kế toán tại công ty đã chấp hành tương đối đầy đủ các chính sách về thuế về giá cả của nhà nước và khá nhạy bén trong vận dụng chế độ kế toán vào thực tiễn. Ngày 20/03/2006 Bộ trưởng Bộ Tài Chính đã ban hành quyết định số 15/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Quyết định này thay thế cho quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Tuy có những khó khăn nhất định trong việc điều chỉnh để phù hợp với chế độ mới nhưng đội ngũ kế toán tại Công ty đã cố gắng tìm hiểu và vận dụng một cách khoa học và linh hoạt. Cụ thể như sau:

• Các chứng từ sử dụng trong việc hạch toán theo đúng quy định của Bộ Tài Chính. Quá trình luân chuyển chứng từ cũng được tổ chức tương đối hợp lý và khoa học trong việc lập, phê duyệt, sử dụng, bảo quản lưu trữ, đồng thời

được ghi chép kịp thời chính xác đúng với nghiệp vụ thực tế phát sinh. Đây là điều kiện đầu tiên để công tác tài chính kế toán có thể thực hiện một cách chặt chẽ và hiệu quả.

• Hệ thống tài khoản trong Công ty được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành. Là doanh nghiệp thực hiện toàn bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nên Công ty đăng ký sử dụng hầu hết các tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành. Tuy nhiên Công ty không mở nhiều tài khoản cấp 2 để theo dõi chi tiết, những đối tượng chi tiết được theo dõi trên sổ chi tiết. Nói chung việc sử dụng hệ thống tài khoản cũng đã phản ánh tương đối chính xác bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

• Hệ thống sổ sách sử dụng trong Công ty khá đầy đủ theo quy định từ các sổ chi tiết đến các sổ, các bảng tổng hợp. Đồng thời một số mẫu sổ, mẫu bảng cũng được thiết kế sáng tạo cho phù hợp với tình hình thực tế tại Công ty. Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ là rất phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may. Tuy đây là một hình thức ghi sổ phức tạp hơn các hình thức khác nhưng lại dễ để kiểm tra đối chiếu số liệu giúp cho việc lập các báo cáo tài chính kịp thời và chính xác.

 Về tổ chức bộ máy kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán

Công tác kế toán tại đơn vị đã cung cấp được những thông tin tài chính kế toán cần thiết phục vụ cho quản lý và sản xuất. Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung có bố trí nhân viên kinh tế ở phân xưởng là hoàn toàn hợp lý vừa đảm bảo bộ máy kế toán được gọn nhẹ hiệu quả lại vừa tiết kiệm được chi phí. Các cán bộ trong phòng tài vụ được bố trí đảm nhiệm các phần hành phù hợp với năng lực trình độ của mỗi người. Với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và

nhiệt tình trong công việc, công tác kế toán tại Công ty đang đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý tài chính. Hiện nay công ty đã đầu tư cho phòng tài vụ một dàn máy vi tính và nghiên cứu chuẩn bị đưa phần mềm kế toán vào áp dụng để giảm một lượng lớn công việc của kế toán viên, giúp họ làm việc năng suất và hiệu quả hơn, cung cấp kịp thời thông tin tài chính kế toán cho các đối tượng bên trong và bên ngoài Công ty.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác kế toán tại Công ty, thì những hạn chế vẫn còn tồn tại như:

• Về thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu: Công ty đã đảm bảo đầy đủ thủ tục nhập xuất, nhưng số lượng chứng từ và phương pháp còn có chỗ chưa phù hợp. Đó là phiếu nhập kho được lập thành 4 liên là không cần thiết, ở đây chỉ cần 3 liên theo đúng quy định là đủ.

• Về tổ chức quản lý vật tư: với đặc điểm của sản xuất hàng dệt may có rất nhiều loại nguyên vật liệu và CCDC, chính vì thế việc quản lý chặt chẽ tất cả các loại vật tư là hết sức cần thiết. Nhưng công ty cũng chưa dùng danh điểm vật tư để quản lý, việc xây dựng danh điểm vật tư là rất cần thiết, cần phải có sự phân chia nguyên vật liệu, CCDC một cách chính xác và nên chi tiết theo các tài khoản cấp 2, lấy sự phân chia này lập bảng danh điểm vật tư để tiện theo dõi.

• Về theo dõi hàng nhận gia công: Công ty nhận hàng gia công với nhiều chủng loại và nhiều khách hàng nhưng không mở TK 002 – Vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công.

Trong công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cũng còn nhiều điểm hạn chế sẽ được trình bày cụ thể ở phần dưới đây.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty dệt kim Thăng Long (Trang 59 - 62)