2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu mô tả chùm ca bệnh.
- Thông tin thu thập được từ tất cả bệnh nhân được ghi chép vào một mẫu bệnh án thống nhất.
- Tất cả các triệu chứng lâm sàng trong báo cáo kết quả nghiên cứu được lấy từ ngày đầu tiên vào viện.
- Các chỉ số xét nghiệm trong báo cáo kết quả nghiên cứu được lấy từ kết quả sớm nhất kể từ ngày vào viện.
2.2.2. Các chỉ số đánh giá
a) Lâm sàng - Tuổi - Giới
- Tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá, số bao năm - Lý do vào viện
- Nguyên nhân gây đợt cấp
- Phân loại đợt cấp theo Anthonisen
• Mức độ nặng: khó thở tăng, số lượng đờm tăng và đờm chuyển thành đờm mủ
• Mức độ trung bình: Có 2/3 triệu chứng của mức độ nặng • Mức độ nhẹ: Có 1/3 triệu chứng của mức độ nặng và có: ho,
tiếng rít, sốt không vì một nguyên nhân nào khác, có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên 5 ngày trước, nhịp thở, nhịp tim tăng > 20% so với ban đầu
- Phân loại mức độ nặng theo GOLD 2010
Giai đoạn I Nhẹ FEV1/FVC < 70%
FEV1 > 80% TSLT Giai đoạn II Trung bình FEV1/FVC < 70%
50% < FEV1 ≤ 80% TSLT Giai đoạn III Nặng FEV1/FVC < 70%
30% < FEV1 ≤ 50% TSLT Giai đoạn IV Rất nặng FEV1/FVC < 70%
FEV1 ≤ 30% TSLT
- Triệu trứng cơ năng: Ho khan, ho đờm đục, ho đờm, xanh vàng, đau ngực, khó thở…
-Triệu trứng thực thể
+ Rì rào phế nang giảm + Ran ẩm, ran nổ
+ Ran rít, ran ngáy + Tam chứng Galiard + Gan to tĩnh mạch cổ nổi + Phù chi
b)Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu : số lượng bạch cầu ( >10G/L: tăng), % bạch cầu đa nhân trung tính ( >75%: tăng), tốc độ máu lắng ( giờ thứ nhất trên 10 mm, giờ thứ 2 trên 20 mm: tăng)
- Khí máu động mạch : pH < 7,35, pCO₂ > 45mmHg, pO₂ < 60 mmHg, SaO₂ < 90mmHg
- Xquang phổi:
. Tổn thương dạng phổi bẩn . Tổn thương giãn phế nang
. Tim hình giọt nước . Tim to toàn bộ
. Đám mờ dạng viêm phổi . Tràn khí màng phổi - Siêu âm tim:
. Giãn thất trái . Giãn thất phải . Tăng áp lực động mạch phổi . Tràn dịch màng ngoài tim - Kết quả cấy đờm 2.2.3. Kỹ thuật xét nghiệm CRP
- Mẫu máu xét nghiệm được quay ly tâm và được thực hiện xét nghiệm. - Xét nghiệm CRP được định lượng theo phương pháp miễn dịch đo độ đục, thực hiện trên máy AU 640 của hãng Olympus tại khoa Hóa sinh Bệnh viện Bạch Mai.
- Nguyên lý: đo độ đục tán xạ, CRP trong bệnh phẩm phản ứng với kháng thể kháng CRP tạo thành phức hợp miễn dịch gây đục. Độ đục tán xạ đo được tỷ lệ thuận với nồng độ CRP trong bệnh phẩm.
- Quy trình: huyết thanh bệnh nhân đã tách được đưa vào máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU 640, máy tự động thực hiện quy trình ủ huyết thanh và định lượng nồng độ CRP.
- Giá trị ngưỡng: CRP > 1mg/dl : bệnh lý