Trên thế giới hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về lâm sàng, cận lâm sàng của đợt cấp COPD. Sự xấu đi về tình trạng bệnh sau mỗi đợt cấp cũng như tần suất của đợt cấp ảnh hưởng rất nhiều đến tiên lượng sống của bệnh nhân. Ngoài những nghiên cứu về bệnh nguyên, các yếu tố thuận lợi, bệnh sinh và điều trị đợt cấp COPD thì những nghiên cứu về phân loại đợt cấp về lâm sàng cũng đóng góp vai trò quan trọng. Trong nhiều phân loại đợt cấp COPD thì phân loại của Anthonisen và CS (1987) tỏ ra ưu việt hơn cả và cho đến nay vẫn được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.Theo Anthonisen phân loại mức độ nặng của đợt cấp như sau [41]:
-Type 1 : có cả 3 triệu chứng +tăng khó thở
+tăng số lượng đờm
+đờm hóa mủ, đờm đục, hoặc đờm xanh, vàng -Type 2 : có 2 trong số 3 triệu chứng
-Type 3: có 1 trong 3 triệu chứng trên kết hợp với ít nhất một trong năm triệu chứng sau:
+Nhiễm trùng hô hấp trong 5 ngày trước đó +Sốt không liên quan đến nguyên nhân khác +Thở rít
+Tăng ho
Ngoài ra phân loại Anthonisen còn có giá trị trong chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Trong thực hành lâm sàng hiện nay, việc chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa chủ yếu vào trong hai tiêu chuẩn : Anthonisen và GOLD.
Chẩn đoán đợt cấp COPD theo GOLD 2011:
- Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Bệnh nhân xuất hiện các triệu trứng nặng thêm : ho tăng, khó thở tăng, khạc đờm tăng, biến đổi màu sắc của đờm
- Cần sự thay đổi so với điều trị hàng ngày
Chẩn đoán xác định đợt cấp theo Anthonisen và CS (1987) : bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
- Khó thở tăng - Khạc đờm tăng - Đờm mủ
Như vậy về cơ bản hai tiêu chuẩn chẩn đoán trên là thống nhất nhau nhưng tiêu chuẩn Anthonisen dễ dàng áp dụng hơn, có thể hướng dẫn cho bệnh nhân trong việc tự theo dõi và quản lý bệnh của mình, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và phòng đợt cấp nặng.
Phân loại của Anthonisen còn là tiêu chuẩn góp phần hướng dẫn điều trị kháng sinh trong đợt cấp COPD. Theo GOLD 2010 chỉ định kháng sinh khi :
-Bệnh nhân có đủ 3 triệu chứng của Anthonisen (type 1)
-Bệnh nhân có 2 triệu chứng của Anthonisen, trong đó phải có triệu chứng của đờm mủ