Phƣơng hƣ ng nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của VKS trong điều tra vụ án h nh sự theo yêu cầu cải cách tƣ pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 128 - 133)

CẢI CÁCH TƢ PHÁP

3.1. Phƣơng hƣ ng nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của VKS trong điều tra vụ án h nh sự theo yêu cầu cải cách tƣ pháp

Thống nhất nhận thức trách nhiệm của VKS trong hoạt động điều tra là quyết định việc buộc tội trên cơ sở kết quả hoạt động điều tra

Trong giai đoạn điều tra, VKS và CQĐT có vị trí, trách nhiệm khác nhau. CQĐT có trách nhiệm chứng minh sự thật vụ án, thu thập cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội. VKS có trách nhiệm THQCT, quyết định việc buộc tội hay gỡ tội trên cơ sở kết quả điều tra. Trách nhiệm theo luật định, nhưng thực tế CQĐT thường tập trung tìm kiếm chứng cứ buộc tội, hơn là chứng cứ gỡ tội. Có những trường hợp, CQĐT lạm dụng việc bắt, tạm giữ, tạm giam thay thế các biện pháp điều tra. Thực tế đó đã đặt ra trách nhiệm của từng cấp kiểm sát, của từng Kiểm sát viên là phải áp dụng mọi biện pháp theo luật định một cách kịp thời, bảo đảm việc khởi tố, điều tra, bắt, giam giữ có đủ căn cứ và hợp pháp; thể hiện đúng đắn chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; yêu cầu chấm dứt và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra.

Sự can thiệp của VKS vào hoạt động điều tra vừa mang tính chế ước, vừa mang tính phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Để tăng cường trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra, VKS cần chủ động phối hợp chặt chẽ với CQĐT ngay từ đầu và trong suốt quá trình điều tra; khắc phục tình trạng thụ động chờ CQĐT chuyển hồ sơ sang mới nghiên cứu, xét phê chuẩn hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong quan hệ phối hợp cần xác định rõ nhiệm vụ nào VKS phải làm theo chức năng, nhiệm vụ nào thì phối hợp với CQĐT. Tránh khuynh hướng phối hợp một chiều; khắc phục tư tưởng hữu khuynh né tránh, không xử lý triệt để vụ án hoặc xử lý quá nhẹ, bỏ qua vi phạm của CQĐT dẫn đến xử lý sai lầm vụ án.

Nhận thức và thực hiện đúng đắn các biện pháp công tố trên cơ sở thực hiện tốt hoạt động KSĐT

Mỗi hành vi, quyết định công tố đều phải có cơ sở, có căn cứ vững chắc và hợp pháp. Khi THQCT, mỗi thủ tục tố tụng điều tra (khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố) đòi hỏi Kiểm sát viên phải phân tích kỹ lưỡng sự việc, kết luận đầy đủ và đúng đắn mới đề xuất đường lối xử lý. Khi xét phê chuẩn các quyết định tố tụng của CQĐT, Kiểm sát viên quán triệt tư tưởng khẩn trương nhưng bình tĩnh, làm có trọng điểm, giải quyết dứt điểm, nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, làm rõ các căn cứ thực tế và căn cứ pháp luật. Để kết luận có tội hay không có tội, Kiểm sát viên cần xem xét tính chất của hành vi khách quan kết hợp với việc xem xét ý thức chủ quan và nhân thân (độ tuổi, năng lực pháp luật, quá khứ…) của người đã thực hiện hành vi đó. Để quyết định việc bắt giam, Kiểm sát viên phải xem xét tính có căn cứ và tính cần thiết của việc tạm giam bị can. Để đánh giá đúng bản chất của tội phạm, xác định đúng tội danh ngoài việc căn cứ vào những hành vi phạm tội của bị can, Kiểm sát viên còn phải chú ý đến tình hình chính trị của địa phương, hoàn cảnh thúc đẩy bị can phạm tội .

Hoạt động công tố của VKS trong giai đoạn điều tra có quan hệ chặt chẽ với hoạt động điều tra của CQĐT, của Điều tra viên. Hoạt động công tố của VKS, của Kiểm sát viên phải thông qua hoạt động điều tra của CQĐT, của Điều tra viên

(người tiến hành các hoạt động điều tra thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người áp dụng các biện pháp truy nã, truy tìm người phạm tội bỏ trốn, vật chứng là công cụ, phương tiện gây án). Việc áp dụng các BPNC phải trên cơ sở đề xuất, văn bản đề nghị phê chuẩn của CQĐT như phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam. Chất lượng hoạt động điều tra (phản ánh đúng những gì xảy ra trong hiện thực) và sự tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật (công khai, có người chứng kiến, đủ thành phần; biên bản điều tra) là sự bảo đảm vững chắc để VKS THQCT một cách chính xác, nhanh chóng; xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội; bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân; không được làm oan người vô tội ngay từ khi bắt giữ hoặc khởi tố bị can.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ công tố, Kiểm sát viên phải có phương pháp KSĐT như nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, tham gia các hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành. Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp tham gia các hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường, hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra... Kiểm sát viên phải xác định được những vấn đề phải chứng minh và khả năng thu thập chứng cứ của Điều tra viên để từ đó đề ra yêu cầu điều tra (căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được và yêu cầu chứng minh của vụ án; cách nêu vấn đề yêu cầu điều tra cụ thể và có tính khả thi). Tùy thuộc vào từng

kết quả hoạt động điều tra, Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên đề xuất ban hành các quyết định tố tụng để tiến hành điều tra, xử lý vụ việc. Chẳng hạn: nếu đủ căn

cứ để khởi tố bị can thì yêu cầu Điều tra viên báo cáo Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT ra quyết định khởi tố bị can hoặc nếu cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam thì đề xuất ra lệnh bắt bị can để tạm giam để VKS phê chuẩn.

Vì vậy, VKS phải kiểm sát chặt chẽ các thủ tục tố tụng và kết quả các hoạt động điều tra; phát hiện và áp dụng các biện pháp theo luật định để yêu cầu CQĐT khắc phục kịp thời, không để xảy ra tình trạng quá trình điều tra có sai phạm nghiêm trọng liên tục để tránh vụ án sẽ rơi vào bế tắc, kéo dài, thậm chí không giải quyết được. VKS các cấp phải tổng hợp, phân tích vi phạm để đề ra biện pháp

nhằm hạn chế những vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra, nhất là những ảnh hưởng tiêu cực, những tác động trái pháp luật của các chỉ thị, mệnh lệnh hành chính đối với Điều tra viên.

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước, xã hội, trước số phận con người để giải quyết tốt vụ việc

Kiểm sát viên phải trung thành với đường lối, chính sách của Đảng, bảo vệ chế độ Nhà nước và định hướng hoạt động công tố vì lợi ích của nhân dân. Kiểm sát viên không phải chỉ nắm vững và biết áp dụng pháp luật, thành thạo các biện pháp chuyên môn mà còn là người cán bộ của Đảng biết làm tốt công tác tư tưởng, biết phát động quần chúng, biết tổ chức quần chúng làm theo đường lối của Đảng, tích cực tham gia đấu tranh chống các tội phạm và vi phạm pháp luật. Mỗi Kiểm sát viên phải nắm vững chính sách pháp luật hình sự, tinh thông nghiệp vụ, thường xuyên nâng tầm hiểu biết, hiểu lòng dân. Trách nhiệm công tố phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nâng cao lập trường chủ động đấu tranh với các loại tội phạm và giải quyết tốt mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; tránh tư tưởng thực hiện hoạt động pháp lý đơn thuần hoặc thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tách rời chính trị; đồng thời đổi mới phương thức, nâng cao kỹ năng công tố. Trong công tác, Kiểm sát viên vừa phải chú ý đến nhiệm vụ quan trọng vừa tăng cường đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vừa chú trọng bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân. Kiểm sát viên phải nâng cao nhận thức để có khả năng thuyết phục người phạm tội nhận thấy lỗi lầm để sửa chữa, để khai ra đồng phạm mà lập công chuộc tội, hạn chế việc bắt, tạm giữ, tạm giam, mở rộng việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế ngoài trại giam như cho bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.

Cần lưu ý rằng, khi THQCT, Kiểm sát viên nhân danh quyền lực Nhà nước trong quan hệ pháp luật với các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trong quan hệ này, Kiểm sát viên luôn phải đối mặt với tiêu cực, với những mặt trái của xã hội nên đòi hỏi phải nhận thức được những tiêu cực, mặt trái này được gây ra trực tiếp

bởi: những hành vi phạm tội tàn ác do những con người tham lam, tư lợi, đố kỵ gây ra và họ luôn tìm cách chống đối, lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật, bất chấp mọi thủ đoạn để mua chuộc, xoá dấu vết nhằm che giấu hành vi phạm tội; hoặc do có những thân phận bị hoàn cảnh thúc bách, xô đẩy mà nhất thời phạm tội; hoặc do có những thân phận bị hại, người đã chịu đau thương về tinh thần và thể xác, bị mất mát của cải do tội phạm gây ra. Sự nhạy cảm nghề nghiệp của Kiểm sát viên thể hiện khả năng quan hệ, giao tiếp với nhân dân, sự hiểu người dân, hiểu đời, hiểu người của họ.

Kiểm sát viên phải nắm vững bản chất pháp lý của vụ việc đang điều tra, về việc buộc tội, nâng cao phẩm chất nghề nghiệp thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra

Sự nhạy cảm và phẩm chất nghề nghiệp của Kiểm sát viên trước hết thể hiện qua việc hiểu rõ chức trách, nhiệm vụ của mình khi THQCT, đề xuất các quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền của VKS một cách chính xác, kịp thời, đúng bản chất sự việc. Kiểm sát viên, trước hết, phải xác định vụ việc đang điều tra là sự kiện pháp lý hình sự, dân sự, hay hành chính. Khi xem xét các tình tiết thực tế của vụ việc, Kiểm sát viên phải làm rõ tính chất pháp lý của sự kiện và phải xác định được rằng sự kiện pháp lý hình sự phải do hành vi nguy hiểm cho xã hội do con người gây ra. Kiểm sát viên phải xác định vụ án hình sự đang thụ lý giải quyết thuộc loại tội nào, xâm phạm đến khách thể nào được luật hình bảo vệ và việc tiến hành tố tụng đối với vụ án này thuộc thẩm quyền cấp nào, theo trình tự, thủ tục và thời hạn... để lựa chọn đúng các điều khoản của BLHS để xác định tội danh, khung hình phạt; lựa chọn đúng các điều khoản của BLTTHS để giải quyết vụ án đúng thủ tục, thẩm quyền.

Kiểm sát viên phải chấp hành tốt nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất của ngành Kiểm sát; cần nắm rõ phạm vi nhiệm vụ nào thuộc trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị kiểm sát, phạm vi nhiệm vụ nào thuộc trách nhiệm của Kiểm sát viên. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về tiến độ giải quyết vụ án, về chứng cứ thu thập được, về các thủ tục tố tụng, để đề xuất các quyết định tố

tụng có căn cứ và hợp pháp. Trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị kiểm sát là quyết định đường lối khởi tố, áp dụng các BPNC cũng như việc xử lý vụ án nói chung.

3.2. Nội dung nâng nhiệm vụ cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án h nh sự

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 128 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)