Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ ánh nh sự

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 28 - 67)

Theo qui định của Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2002, Luật tổ chức VKSND năm 2014, VKSND có chức năng, nhiệm vụ THQCT, KSHĐTP. Như vậy THQCT và KSHĐTP là chức năng Hiến định của VKS. Việc thể hiện trên thực tế chức năng Hiến định này thành các chức năng tố tụng của VKS trong từng hoạt động cụ thể có sự khác nhau, nhưng đều dựa trên cơ sở là QCT và KSHĐTP. Có thể thấy rằng từ việc xác định hình thức tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan VKS nói chung đến việc tổ chức, hoạt động và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong từng lĩnh vực HĐTP cụ thể đều phụ thuộc vào bản chất, phạm vi, nội dung của hoạt động THQCT và KSHĐTP. Đối với hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, việc xác định một cách đúng đắn và khoa học các vấn đề nhận thức trong hai lĩnh vực hoạt động THQCT, KSHĐTP và các vấn đề liên quan như: hoạt động tổ chức và chỉ đạo hoạt động THQCT và KSHĐTP, mối quan hệ biện chứng giữa hai lĩnh vực hoạt động này, có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống VKS để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bởi đây là lĩnh vực hoạt động chủ yếu và thể hiện rõ nhất bản chất, vai trò, vị trí của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Mặc dù thời gian qua, trong khoa học pháp lý nước ta đã có sự nghiên cứu sâu về quyền năng của VKS nhưng việc nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của VKS vẫn còn có những hạn chế nhất định. Do vậy, việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ khác nhau để nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động của VKS, phù hợp với bản chất, định hướng nhiệm vụ của Nhà nước ta hiện nay, là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của VKSND. Thực tế đã đặt ra yêu cầu phải có nhận thức đúng đắn về các yếu tố của hoạt động THQCT, KSHĐTP trong giai đoạn điều tra để góp phần tạo ra cơ sở lý luận cho việc triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.

1.2.1Thực hành quyền công tố

tố" với ý nghĩa là một chức năng Hiến định, một nội dung hoạt động của VKS trong TTHS, cần bắt đầu tìm hiểu các thành tố của nó như: công tố; quyền công tố.

1.2.1.1 Những vấn đề cơ bản về quyền công tố

Trong lịch sử pháp luật thế giới, khái niệm “công tố” đã được đề cập rất sớm như là hoạt động tố tụng trong các vụ án mà trong đó có những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến các lợi ích của Nhà nước. Ở nước ta, thuật ngữ “quyền công tố” được ghi nhận lần đầu tiên tại Hiến pháp năm 1980 và tiếp theo sau đó, được ghi nhận tại Điều 23 BLTTHS năm 1988, Điều 15, Điều 16 Luật tổ chức VKSND năm 1992. Tuy nhiên, cho đến nay, Pháp luật Việt Nam chưa có văn bản pháp luật nào chính thức giải thích khái niệm công tố, quyền công tố.

Về mặt ngôn ngữ, theo Từ điển Hán Việt thì "công tố" hiểu theo là: "Quan kiểm sát đã xét xử hình sự, bên thay mặt quốc gia để buộc tội trước tòa án"[1]. Công tố là một từ Hán Việt được hình thành bởi hai từ đơn công và tố. Theo Từ điển Tiếng Việt, thì: "công" có nghĩa là "thuộc về Nhà nước, chung cho mọi người và khác với tư". Còn "tố" có nghĩa là "nói công khai cho mọi người biết việc làm sai trái, phạm pháp của người khác”. Công tố là "Truy tố, buộc bị cáo và phát biểu ý kiến trước tòa án"[64]. Hiểu theo nghĩa đầy đủ “tố” là "sự cáo buộc công khai của một người hoặc một nhóm người, của cơ quan hoặc tổ chức về hành vi vi phạm pháp luật, hành vi sai trái khác của người, tổ chức hoặc cơ quan trước người hoặc cơ quan có thẩm quyền". Công tố có nội hàm gồm "sự buộc tội" và “công”. Trong đó, "sự buộc tội" có nghĩa là "nội dung của sự buộc tội nêu trong quyết định khởi tố bị can, kết luận điều tra, cáo trạng và bản án" và là "một loại hoạt động của người buộc tội của Nhà nước, của xã hội hoặc thậm chí của người bị hại hay người đại diện của người này trong việc chứng minh lỗi của bị cáo". "Sự buộc tội" và "công" ghép lại với nhau thành "công tố" thì có nghĩa là sự buộc tội của Nhà nước đối với người bị truy cứu TNHS [10].

Nhìn chung cách diễn giải của các từ điển có thể cho ta một nhận thức chung là công tố khác với tư tố vì có sự hiện diện của Nhà nước trong việc cáo

buộc một cá nhân, tổ chức nào đó đã phạm tội hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác. Do vậy, đặc điểm của công tố theo cách hiểu chung nhất là:

+ Về biểu hiện ra bên ngoài, công tố là một trong những hình thức cáo buộc người khác thực hiện hành vi sai trái hoặc vi phạm pháp luật. Công tố là hình thức nhân danh lợi ích công để phát giác, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật ra trước tòa án để xét xử, nên công tố được hiểu là sản phẩm của xã hội có Nhà nước.

- Về chủ thể thực hiện, công tố được thể hiện thông qua người thực hiện sự cáo buộc ấy là Nhà nước.

- Về đối tượng, công tố nhằm vào không chỉ là một con người cụ thể mà còn có thể là một pháp nhân.

- Về lĩnh vực công tố, việc cáo buộc không hạn chế chỉ trong một lĩnh vực mà nó có thể được thể hiện và tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau tùy theo hành vi vi phạm được thực hiện đã xâm phạm tới từng loại quan hệ pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc cáo buộc một cá nhân là có tội thì phải buộc tội cá nhân đó đã vi phạm quy định trong BLHS. Do đó, hiểu theo nghĩa hẹp thì lĩnh vực hình sự sẽ là lĩnh vực chủ yếu để Nhà nước thực hiện QCT của mình.

- Về phạm vi, công tố là thẩm quyền được Nhà nước thực hiện qua các giai đoạn khởi tố vụ án, điều tra, truy tố và xét xử.

Như vậy, công tố, hiểu theo nghĩa chung nhất đó là sự cáo buộc của Nhà nước đối với người đã có hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Khái niệm QCT hiện nay trong khoa học pháp lý nước ta hiện còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Một số quan điểm tiêu biểu như:

- Công tố không phải là một chức năng độc lập của VKS, mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật [47].

- QCT là quyền của nhà nước giao cho VKS truy tố kẻ phạm tội ra tòa án, thực hiện sự buộc tội tại phiên tòa [45].

- QCT là quyền đại diện cho nhà nước đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xừ đề bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo vệ trật tự pháp

luật [47].

- QCT là quyền được nhà nước giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu TNHS và áp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội [66].

- Theo quan điểm của các luật gia theo truyền thống pháp luật của Cộng hoà Pháp, QCT bao gồm quyền khởi tố, điều tra vụ án, quyền truy tố và buộc tội bị cáo trước tòa án [30].

- QCT là quyền cáo buộc của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật, bao gồm hành vi hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, luật kinh tề và luật hình sự. Và, QCT là quyền của nhà nước thực hiện các cáo buộc đó [18].

- QCT là quyền lực công, đòi hỏi phải xử lý các vụ việc xâm phạm lợi ích chung một cách công khai bằng con đường tòa án. Vì thế, QCT thường gắn liền với quyền tài phán của tòa án [66].

- QCT là quyền được hành xử nhân danh xã hội, vì lợi ích chung cho xã hội, với mục đích là tòa án tuyên một hình phạt đối với người phạm pháp [46].

Các quan điểm hoặc cách diễn đạt nêu trên mặc dù chưa thống nhất, tuy vậy mỗi quan điểm đều có những hạt nhân hợp lý riêng của nó. Tuy nhiên, nếu xem xét đến cơ sở khoa học của mỗi quan điểm nêu trên, các quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp cũng như kinh nghiệm tổ chức và hoạt động công tố ở các hệ thống pháp luật trên thế giới, có thể rút ra một số nhận xét về các quan điểm về QCT như sau:

Còn đồng nhất QCT với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS, dẫn đến tình trạng mở rộng quá mức phạm vi QCT sang các lĩnh vực tư pháp khác như dân sự, kinh tế, hành chính, lao động.

Xem QCT là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, dẫn đến việc xem nhẹ bản chất của QCT như là một hoạt động độc lập của VKS nhân danh quyền lực công.

Quá thu hẹp phạm vi QCT và chỉ xem QCT như là quyền của VKS truy tố kẻ phạm tội ra tòa án và thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Điểm hạn chế chung nhất của hầu hết các quan điểm hay cách diễn đạt về QCT nêu trên là không phân định rõ ràng và hợp lý về bản chất, nội dung, phạm vi của QCT, của hoạt động THQCT và của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Để có cách hiểu đúng đắn về QCT, cần phải căn cứ vào lịch sử ra đời của QCT; những đặc trưng khác biệt giữa hoạt động công tố và tư tố cũng như sự khác nhau về cách thức tổ chức thực hiện QCT. Nói cách khác, việc đưa ra khái niệm đúng đắn về QCT cần phải xuất phát từ những luận điểm mang tính nguyên tắc sau đây về đặc trưng của QCT:

Một là, QCT là một loại quyền của Nhà nước, xuất hiện cùng với sự ra đời

của Nhà nước, được tổ chức thực hiện khác nhau tùy theo kiểu Nhà nước bản chất và hình thức Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là, QCT là quyền lực công gắn liền với các quyền tài phán của tòa án.

Bởi lẽ, QCT không chỉ là quyền tố giác công mà còn là việc xử lý các vụ việc xâm phạm lợi ích chung một cách công khai của tòa án. Về mặt lý luận, đây cũng là điểm gặp nhau rất cơ bản giữa các quan điểm khác nhau về QCT - quyền đưa vụ án ra tòa và "buộc tội" người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng, không phải chỉ riêng quyền đưa vụ án ra tòa mới là QCT. Cần phải xác định chủ thể nào được giao nhiệm vụ đưa vụ án ra tòa thì chủ thể ấy chính là cơ quan THQCT, vì QCT là quyền nhân danh Nhà nước đưa vụ án ra tòa. Do đó, chủ thể của QCT chỉ có thể là cơ quan được Nhà nước giao cho thẩm quyền thực hiện QCT, cho dù có tên gọi khác nhau.

Ba là, QCT là sự thể hiện quyền lực của Nhà nước, đòi hỏi phải trừng trị công khai những hành vi phạm pháp liên quan đến lợi ích chung. Để bảo đảm tính khách quan và sự công bằng thì quyền này phải độc lập với quyền tài phán của tòa án. Như vậy, QCT và quyền xét xử phải được tổ chức thực hiện một cách độc lập với nhau. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt QCT với các

thẩm quyền tố tụng khác của cơ quan công tố, của các cơ quan tiến hành tố tụng khác hoặc với quyền khởi kiện, quyền yêu cầu khởi tố của đương sự.

Bốn là, về lợi ích, QCT có mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chung của xã hội, lợi ích hợp pháp của công dân. Các lợi ích trên được bảo đảm bằng sức mạnh Nhà nước. QCT thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trước toàn xã hội.

Năm là, QCT là một quyền năng được thực hiện không chỉ giới hạn ở

một giai đoạn tố tụng mà được thể hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng. Việc chia cắt hoặc lấy một vài quyền năng thuộc nội dung QCT và giới hạn QCT trong một vài giai đoạn tố tụng là quan điểm chưa xác đáng. QCT cũng như các quyền năng tố tụng khác, có thể bị triệt tiêu khi xuất hiện căn cứ chấm dứt hiệu lực theo qui định của pháp luật. Như vậy, để làm rõ khái niệm QCT không thể không xem xét đến các căn cứ làm triệt tiêu QCT cũng như quyền cấm dứt việc THQCT.

Sáu là, về lĩnh vực cần xác định rằng, Nhà nước chỉ sử dụng QCT đối với

hành vi phạm tội, nên QCT được thể hiện trong các giai đoạn TTHS, còn trong các lĩnh vực tố tụng khác như dân sự, hành chính, lao động thì QCT cần phải nhường chỗ cho quyền tự định đoạt của các đương sự. Nói cách khác, quyền công tố chỉ bảo vệ các quan hệ xã hội khi các hành vi xâm hại các quan hệ xã hội đó được xác định là tội phạm.

Tuy nhiên, việc tổ chức THQCT được quy định rất khác nhau ở mỗi quốc gia, ở mỗi thời kỳ lịch sử, tùy thuộc vào các điều kiện và hoàn cảnh về kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Trên thế giới, phần lớn các nước chỉ giao quyền này cho Viện công tố. Nhưng có nước như Vương quốc Anh, ngoài Viện công tố người ta còn giao cho cơ quan Hải quan, Thuế vụ có quyền trực tiếp đưa vụ án ra tòa trong lĩnh vực mà các cơ quan đó phụ trách. Ở Pháp, Công tố viên khởi tố những việc gây thiệt hại đến trật tự chung như: yêu cầu hạn chế quyền của một số người, hủy bỏ một cuộc hôn nhân bất hợp pháp, tham gia một số việc kiện khác. Trong lĩnh vực dân sự, Công tố viên nhân danh Nhà nước là một bên trong các vụ án, có

nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em, những người tàn tật, tâm thần, hủy bỏ hôn nhân bất hợp pháp, lập hội bất chính.

Sở dĩ có sự khác nhau về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan công tố ở một số nước là do QCT chỉ thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên cũng cần nhận thức rằng bản chất của việc tham gia các hoạt động tố tụng khác ngoài hình sự, cơ quan công tố cũng chỉ có quyền thực hiện hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật mà thôi. Việc khởi kiện có tính chất công này khác về bản chất với việc khởi tố để bảo vệ các quan hệ xã hội bị xâm hại bởi những hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm đáng kể, được xác định là tội phạm.

Tóm lại, QCT là quyền năng của cơ quan có thẩm quyền buộc tội nhân danh nhà nước đối vớicá nhân phạm tội để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích của công dân [42, tr.40].

1.2.1.2 Những vấn đề cơ bản của thực hành quyền công tố

Để bảo đảm THQCT, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, trong đó quy định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung QCT. Các quyền năng đó được giao cho cơ quan Nhà nước thực hiện để phát hiện tội phạm và truy cứu TNHS đối với người phạm tội, cơ quan ấy được gọi là cơ quan có trách nhiệm THQCT.

Ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của pháp luật thì VKSND là cơ quan được giao chức năng THQCT. Nếu như QCT là một quyền năng cơ bản trong hệ

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 28 - 67)