Đối với công chứng, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng; sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện hành nghề công

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 146 - 182)

động công chứng; sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện hành nghề công chứng, thành lập các Văn phòng công chứng, quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, chất lượng hoạt động công chứng, tăng cường trách nhiệm của công chứng viên trong hoạt động công chứng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công chứng, đẩy mạnh việc phân cấp cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong việc tham gia quản lý hoạt động công chứng, hỗ trợ cho công tác quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện để công chứng nước ta hội nhập với nghề công chứng quốc tế.

- Đối với Thừa phát lại: Nhà nước tiếp tục thực hiện việc thí điểm mô hình Thừa phát lại tại các địa bàn có số lượng việc thi hành án nhiều và số lượng việc

tồn đọng lớn kết hợp với việc thường xuyên sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động thí điểm này để xây dựng cơ sở cần thiết kiến nghị Quốc hội chính thức cho thực hiện chế định Thừa phát lại; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động Thừa pháp lại trong hoạt động tư pháp và ý nghĩa, vai trò tích cực của hoạt động này đối với đời sống xã hội; hoàn thiện pháp luật về Thừa phát lại, trong đó, sửa đổi bổ sung Nghị định 61/NĐ-CP ngày 24/7/2009 theo hướng tạo sự thuận lợi và dễ dàng hơn về thủ thục thành lập và mở rộng quyền hạn đối với Thừa phát lại; bổ sung chế định Thừa phát lại trong một số văn bản pháp luật có liên quan (Luật thi hành án dân sự, pháp luật về thuế, tính dụng, đăng ký quyền sở hữu tài sản…) nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động của Thừa phát lại. Về lâu dài, cần ban hành về Thừa phát lại cũng như qui tắc đạo đức hành nghề Thừa phát lại để đảm bảo hiệu lực pháp lý và hiệu quả quản lý đối với hoạt động Thừa phát lại.

- Đối với cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Nhà nước cần chú trọng xây dựng đội ngũ cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp vừa đầy đủ về số lượng vừa đạt về chất lượng, khắc phục tính chắp vá trong công tác cán bộ và tổ chức lực lượng, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm được phân công phụ trách; bên cạnh việc thực thi nhiệm vụ thi hành án hình sự, lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp cần được chú nâng cao năng lực công tác bảo vệ và hỗ trợ tư pháp cho lực lượng cán bộ thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật TTHS, các qui trình thao tác bảo vệ, dẫn giải, áp giải, thi hành án tử hình, theo yêu cầu hoặc lệnh của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền; pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp (Luật TTHS, Luật thi hành án hình sự, các thông tư hướng dẫn) cần được tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý hữu hiệu cho hoạt động của lực lượng cảnh sát này. Đặc biệt là cần xây dựng các chế định pháp lý cần và đủ để tiến đến việc giao nhiệm vụ bảo vệ nhân chứng cho lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ chống loại tội phạm có tổ chức, xuyên biên giới, mafia.

- Đối với giám định tư pháp, Nhà nước cần thực hiện việc bổ sung vào Luật giám định tư pháp năm 2012 một số điều khoản nhằm qui định chặt chẽ, cụ thể trình tự, thủ tục, thời hạn trưng cầu và thực hiện giám định phù hợp với thời hạn điều tra vụ án; bổ sung cơ chế giải quyết xung đột kết quả giám định giữa các kết luận giám định khác nhau; pháp điển hoá thành tội phạm một số hành vi bị nghiêm cấm trong giám định tư pháp. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ quan giám định với trọng tâm là yếu tố con người có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm cao cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc một cách đúng mức để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng của hoạt động giám định tư pháp hình sự; hoàn thiện cơ chế đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh việc xã hội hoá hoạt động giám định tư pháp, đặc biệt trong các lĩnh vực kế toán, tài chính, môi trường, thông tin truyền thông, tin học, xây dựng cơ bản,… để tạo điểu kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trưng cầu giám định nhằm xác định tính chất, mức độ thiệt hại làm căn cứ để truy cứu TNHS.

3.3.2 Kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 nhằm tăng cường

trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, gắn công tố với điều tra vụ án hình sự

Với truyền thống TTHS thẩm vấn, trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay, mô hình TTHS Việt nam ngày càng thể hiện rõ khuynh hướng trở thành mô hình TTHS pha trộn - mô hình TTHS có sự giao thoa và hội tụ các tinh hoa của hai mô hình TTHS chủ yếu của thế giới hiện đại là tranh tụng và thẩm vấn. Mô hình TTHS Việt nam hiện nay tuy không nêu rõ công tố chỉ đạo điều tra nhưng trong nội hàm nhiều quy định pháp luật đã toát lên tinh thần VKS quyết định các nhiệm vụ tố tụng trong giai đoạn điều tra: quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu điều tra; quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ các BPNC; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; quyết định việc truy tố.

Thực hiện việc tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra cần phải được xác

định rõ ràng rằng vai trò, trách nhiệm của VKS trong giai đoạn điều tra phải được làm nổi bật trước hết về mặt phương diện qui định của pháp luật hình sự, TTHS, sau đó là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động thực tiễn nhằm đạt mục tiêu, hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đã xác định trước. Việc thực hiện nhiệm vụ này cũng có nghĩa nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong việc thực hiện chức năng KSĐT trong giai đoạn điều tra phải được tăng cường hơn kể cả về phương diện qui định của pháp luật và hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, trong việc thực thi nhiệm vụ cải cách tư pháp đối với hoạt động của VKS trong điều tra vụ án hình sự theo phương hướng nêu trên còn có nghĩa hoạt động THQCT trong giai đoạn xét xử của VKS là mục đích mà hoạt động THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra phải nhắm đến và đạt được. Với nhận thức như vậy, quan điểm, phương hướng của các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp đối với hoạt động của VKS trong điều tra vụ án hình sự cần được thực hiện bằng nhiều giải pháp khác nhau nhằm đem lại hiệu quả cải cách tư pháp cao nhất. Trong đó giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt và việc sửa đổi hoàn thiện các qui định của BLTTHS năm 2003 về hoạt động của VKS trong điều tra hình sự được xem là cơ sở quan trọng có tính nền tảng.

Sửa đổi qui định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong điều tra vụ án hình sự

Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong TTHS nói chung và trong giai đoạn điều tra nói riêng cần được phân định một cách rõ ràng, nhất quán, phù hợp, tránh chồng chéo giữa BLTTHS mới với Hiến pháp 2013 và với Luật tổ chức VKSND năm 2014 và trong nội tại các qui định của BLTTHS hiện hành. Trong đó, cần xác định rõ nhiệm vụ của VKS trong TTHS là THQCT và KSHĐTP. Do vậy, cần phải sửa qui định của Điều 1 BLTTHS năm 2003 cho phù hợp với qui định của Hiến pháp 2013 về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng; sửa khoản 3, Điều 23 BLTTHS năm 2003 đối với nhiệm vụ KSVTTPL thành nhiệm vụ KSHĐTP trong TTHS hoặc KSVTTPL trong các hoạt động tố tụng cụ thể, nhằm đảm bảo sự phù hợp với qui định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên (chức danh pháp lý cơ bản của VKS trực tiếp tiến hành hầu hết hoạt động của VKS trong điều tra vụ án hình sự) và của Kiểm tra viên (chức danh đã được công nhận từ thực tiễn công tác kiểm sát, tiến hành các nhiệm vụ KSĐT và trợ lý cho Kiểm sát viên) cần sửa đổi qui định tại Điều 36, 37 BLTTHS năm 2003 nhằm nâng cao địa vị pháp lý và đảm bảo tính độc lập trong hoạt động tố tụng hình sự cho chức danh Kiểm sát viên, Kiểm tra viên - chức danh cơ bản, quan trọng nhất trong tổ chức VKS các cấp và là người tiến hành tố tụng thực hiện chủ yếu các hoạt động chức năng kiểm sát trong tố tụng hình sự. Trong đó, phương hướng sửa đổi chủ yếu là giao hầu hết nhiệm vụ KSĐT cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện; Viện trưởng, Phó Viện trưởng chỉ thực hiện một số quyền năng THQCT, KSHĐTP quan trọng (quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; áp dụng các BPNC và các biện pháp cưỡng chế trong TTHS; giải quyết khiếu nại và kiến nghị đối với CQĐT) và chỉ đạo hoạt động KSĐT. Đồng thời đảm bảo sự quản lý, chỉ đạo, điều hành có hiệu quả của các chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng đối với các hoạt động tố tụng hình sự thuộc chức năng, nhiệm vụ của VKS; BLTTHS mới cần qui định Phó viện trưởng được thực hiện một số quyền hạn của Viện trưởng trong trường hợp Viện trưởng ủy quyền thường xuyên nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt, hiệu quả cho hoạt động tố tụng của VKS cho phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi mang tính cấp bách, thời sự của tình hình phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, cần xác định những trường hợp Viện trưởng, Phó Viện trưởng tham gia tố tụng trong giai đoạn điều tra nhân danh cơ quan tiến hành tố tụng – VKS để loại bỏ sự trùng lặp trong qui định về thẩm quyền của người tiến hành tố tụng (Điều 36) với thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra (Điều 112,113). Về nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn điều tra, cần thể hiện rõ phương hướng cải cách tư pháp “Tăng cường trách nhiệm của công tố đối với hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra” tại hai Điều 112, 113 BLTTHS năm 2003 theo hướng: xác định rõ, cụ thể các nhiệm vụ quyền hạn THQCT và KSĐT theo tiến trình điều tra vụ án hình sự phù hợp với qui định của Luật tổ chức

VKSND năm 2014 về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong giai đoạn điều tra; bổ sung vào Điều 113 để luật hóa một cách cụ thể hơn nhiệm vụ, quyền hạn KSĐT của VKS mục đích, yêu cầu khi thực hiện các qui định của Qui chế 07/2008 về THQCT và KSĐT trong giai đoạn điều tra và Thông tư liên tịch số 05/2005 (ví dụ: chủ thể hoạt động điều tra khác ngoài CQĐT, Điều tra viên; chủ thể hoạt động KSĐT ngoài Kiểm sát viên; qui định các trường hợp điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật;...).

BLTTHS mới cũng cần xác định rõ trách nhiệm của CQĐT đối với việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của VKS và mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong điều tra vụ án hình sự là quan hệ điều hành, chấp hành và phối hợp. Do vậy cần sửa đổi Điều 114 BLTTHS năm 2003 theo hướng loại bỏ qui định “Đối với những yêu cầu và quyết định qui định tại điểm 4, 5 và 6 Điều 112 của Bộ luật này, nếu không nhất trí, CQĐT vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với VKS cấp

trên trực tiếp” thành qui định: CQĐT phải có trách nhiệm thi hành ngay tất cả

yêu cầu, quyết định của VKS. Nếu không nhất trí, CQĐT vẫn phải thi hành ngay nhưng có quyền kiến nghị với Lãnh đạo VKS cùng cấp hoặc VKS cấp trên trực tiếp. Bên cạnh đó, để tăng cường tính hiệu quả cho cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng của VKS nói riêng và của các cơ quan tiến hành tố tụng khác nói chung. BLTTHS mới cần có qui định trách nhiệm hành chính và TNHS đối với những hành vi không thực hiện yêu cầu, quyết định của VKS và của CQĐT đối với những người tham gia tố tụng. Song song đó, cần xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm pháp lý của VKS, của Kiểm sát viên trong việc đưa ra các yêu cầu, quyết định đối với các CQĐT mà không có căn cứ hoặc không đúng pháp luật.

Sửa đổi qui định về nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can

Nhằm tạo cơ sở vững chắc cho VKS tiến hành hoạt động THQCT trong quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, BLTTHS mới cần xây dựng và phát triển các Điều 100, 101, 103, 108, 109 thành giai đoạn tố tụng mới - giai đoạn tố tụng đầu tiên của tiến trình tố tụng để qui trình tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo

về tội phạm, kiến nghị khởi tố của CQĐT, cơ quan khác được giao thẩm quyền và của VKS. Trong đó, BLTTHS cần xây dựng mới các Điều luật qui định các vấn đề quan trọng sau: thẩm quyền, thủ tục, thời hạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thủ tục tạm đình chỉ, phục hồi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trên cơ sở kết quả của thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, BLTTHS mới cần quy định VKS có thẩm quyền quyết định việc khởi tố vụ án hình sự hoặc trực tiếp khởi tố vụ án hình sự một cách mở rộng hơn để đảm bảo tính chặt chẽ, toàn diện của hoạt động THQCT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. BLTTHS mới cần bổ sung thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của một số cơ quan có vị trí, phạm vi công tác đặc thù trong hoạt động phòng, chống tội phạm như: Thuế, Kiểm ngư; đồng thời qui định chặt chẽ, cụ thể trình tự, thời hạn VKS phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc tiếp tục bổ sung chứng cứ để phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; xác định rõ, trường hợp tiếp tục bổ sung chứng cứ để phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can thì vụ việc trở lại thủ tục tố tụng trước đó – thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Do vậy, cần sửa đổi các qui định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự; không khởi tố vụ án hình sự; khởi tố bị can, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của BLTTHS hiện hành tại các Điều 104, 108, 126, 127. Đồng thời, BLTTHS năm 2003 cần bỏ qui định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử, tại khoản 1, Điều 104 BLTTHS năm 2003, vì qui định này hiện đã tỏ ra không hợp lý, chồng chéo về chức năng TTHS và rất hiếm được thực hiện trên thực tế.

Sửa đổi qui định về nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động áp dụng, thay

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 146 - 182)