Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của VKS trong điều tra vụ án h nh sự theo yêu cầu cải cách tƣ pháp

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 142 - 146)

CẢI CÁCH TƢ PHÁP

3.3.Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của VKS trong điều tra vụ án h nh sự theo yêu cầu cải cách tƣ pháp

3.3.1Kiến nghị về việc đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong cải cách tư pháp

Hiện nay, Hiến pháp 2013, Luật tổ chức VKSND 2014; Luật tổ chức TAND 2014 đã được ban hành. Do vậy, để có thể thực hiện cải cách tư pháp thành công dù ở bình diện chung hay chỉ trong phạm vi hẹp đều đòi hỏi việc cải cách tư

pháp đối với VKS phải được thực hiện trong bối cảnh CQĐT, tòa án cũng được cải cách tư pháp ở cả hai cấp độ hệ thống và từng cấp. Nói cách khác, cải cách tư pháp đối với ngành kiểm sát nói chung cần phải được tiến hành một cách đồng bộ với cải cách các cơ quan tư pháp khác nhằm bảo đảm có được một hệ thống cơ quan tư pháp được kiện toàn một cách toàn diện, thống nhất, đồng bộ về tổ chức và hoạt động. Trong đó, yêu cầu chung là phải phân biệt rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan bảo vệ pháp luật, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các văn bản pháp luật; việc xây dựng luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động các cơ quan tiến hành tố tụng phải đồng bộ và làm nổi bật các chức năng tố tụng đã được xác định trong Hiến pháp, Luật tổ chức điều tra hình sự, Luật tổ chức VKSND, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và BLTTHS [44].

Để có được sự đồng bộ này, đòi hỏi có sự thống nhất về nguyên tắc và quan điểm chỉ đạo đối với việc cải cách tư pháp trong từng cơ quan tư pháp và của cả hệ thống Cơ quan tư pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất cả trong sự chỉ đạo và thực hiện cải cách. Do đó, cần thành lập và vận hành hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp ở cấp Trung ương và cấp Tỉnh, Thành, với thành phần gồm lãnh đạo Đảng và chính quyền cùng với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan tư pháp và của các cơ quan hữu quan như Cơ quan Nội vụ, Cơ quan Tài chính…Sự thống nhất chỉ đạo cải cách tư pháp này nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp, hỗ trợ cho các Cơ quan tư pháp mỗi cấp và để chỉ đạo một cách đồng bộ việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, VKSND và CQĐT.

Việc xây dựng, hoàn thiện các Luật về tổ chức, hoạt động của CQĐT, VKS, Toà án phải được thực hiện trên cơ sở và phát triển từ các chế định của Hiến pháp; các chế định trong các Luật phải tương hỗ lẫn nhau, phù hợp với chức năng Hiến định và chức năng tố tụng của từng cơ quan và hơn hết phải thể hiện được mục tiêu cải cách tư pháp đã được xác định tại Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 và Kết luận 92- KL/TW ngày 12/3/2014 là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc”. Trong đó, các Luật cần được xây dựng theo cấu

trúc pháp lý nhất định nhằm thực hiện được các nhiệm vụ: xác định rõ mối quan hệ giữa hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự và hoạt động trinh sát; chống oan sai, bỏ lọt tội phạm; mở rộng tranh tụng; tăng cường giám sát của cơ quan dân cử và của nhân dân.

BLTTHS sửa đổi, ngoài việc thể hiện rõ chủ trương “tăng cường trách nhiệm của công tố trong điều tra vụ án hình sự, gắn công tố với điều tra”, cần xây dựng tiến trình TTHS bao gồm các giai đoạn tố tụng hình sự một cách rõ ràng về thời điểm bắt đầu và kết thúc; nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Quan trọng là BLTTHS mới cần xây dựng một chế định mới với qui định rõ ràng rằng giai đoạn điều tra ban đầu – giai đoạn điều tra tiền khởi tố, có nhiệm vụ thụ lý tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, là giai đoạn tố tụng đầu tiên của tiến trình TTHS.

Việc cải cách tư pháp nói chung và cải cách tư pháp đối với ngành kiểm sát nói riêng sẽ khó có thể đạt hiệu quả mong đợi nếu như không gắn với nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính tư pháp. Theo đó, các thủ tụng TTHS và các thủ tụng quản lý, điều hành hoạt động tư pháp phải được đơn giản hoá và minh bạch, tránh khuynh hướng vì chú trọng, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà trở nên phức tạp, rườm rà.

Để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong cải cách tư pháp không chỉ quan tâm đến sự bổ sung, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp mà còn phải chú trọng đến việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp. Rõ ràng rằng hoạt động bổ trợ tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng đối với khả năng và điều kiện giải quyết đúng đắn vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng cho nên việc nâng cao hiệu quả hoạt động bổ trợ tư pháp, trong mọi trường hợp, đồng nghĩa với việc tăng cường khả năng hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục đích tố tụng được giao cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Trong thời gian qua, thực hiện yêu cầu cải các tư pháp tại Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002, các cơ quan bổ trợ tư pháp đã được chú trọng kiện toàn và đổi mới về tổ chức và hoạt động và đã có sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng,

chất lượng lẫn hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động bổ trợ tư pháp vẫn còn nhiều bất cập nên chưa theo kịp thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo số liệu của Bộ tư pháp, tính đến cuối năm 2014, cả nước có 63 đoàn luật sư với khoảng hơn 9.000 luật sư hành nghề và khoảng 4.000 luật sư tập sự nhưng hiện chỉ đảm nhiệm thực hiện chức năng bào chữa cho khoảng 20% tổng số vụ án hình sự xảy ra hàng năm.

Đối với hoạt động giám định tư pháp, tuy Luật giám định năm 2012 đã ra đời nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành chậm ban hành và chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, việc Luật giám định năm 2012 chưa quy định thời hạn giám định, chất lượng giám định nhiều trường hợp không bảo đảm do người giám định không đảm bảo về chuyên môn; kết luận giám định còn chung chung, mập mờ, trái ngược nhau; còn nhiều trường hợp các Bộ, Ngành được trưng cầu giám định lại từ chối giám định. Các bất cập trên gây ra khó khăn, lúng túng rất lớn cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết các vụ án.

Đối với hoạt động công chứng, tuy có sự phát triển mạnh về số lượng nhưng chỉ tập trung ở các thành phố lớn cộng với việc quản lý Nhà nước hoạt động công chứng còn nhiều kẽ hở tạo ra cơ hội xuất hiện nhiều trường hợp Công chứng viên vi phạm qui tắc đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật.

Đối với hoạt động bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, tuy sớm được thành lập theo tinh thần của Nghị quyết 08- NQ/TW của Bộ chính trị nhưng vẫn thiên về nhiệm vụ thi hành án hình sự và bảo vệ nhà tạm giữ, trại tạm giam, còn thiếu thốn về trang thiết bị, phương tiện làm việc, đội ngũ cán bộ chưa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao nên còn lúng túng trong nhiệm vụ bảo vệ các phiên toà lớn và trong thực hiện nhiệm vụ dẫn giải, áp giải, thi hành án tử hình; hoạt động Thừa phát lại mới trọng giai đoạn thí điểm triển khai, thực hiện và chỉ tập trung chủ yếu ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở pháp lý chưa được kiện toàn đầy đủ nên năng lực của tổ chức và hoạt động còn rất hạn chế.

Do vậy ngoài việc sửa đổi BLTTHS hiện hành, trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật nói chung, Nhà nước ta cần phải kiện toàn về pháp

luật, xây dựng và bổ sung ngân sách, nguồn nhân lực, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, thừa phát lại, cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, giám định tư pháp) đáp ứng với nhu cầu thực tiễn hoạt động TTHS. Cụ thể:

- Đối với luật sư, hoàn thiện pháp luật về hoạt động luật sư mà trước hết là Luật luật sư theo hướng: nâng cao tiêu chuẩn nguồn nhân lực (điều kiện gia nhập; thời gian đào tạo, tập sự; điều kiện và thẩm quyền cấp thẻ hành nghề; qui tắc hành nghề và đạo đức nghề nghệp; chế độ tự quản; xử lý kỷ luật;…). Song song đó, BLTTHS năm 2003 cũng cần được sửa đổi bổ sung về chế định quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, chế định liên quan đến người bào chữa theo hướng ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích của bị can, bị cáo theo đó người bào chữa được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền bào chữa theo qui định của pháp luật với thủ tục đơn giản nhất, điều kiện hành nghề thuận tiện nhất. Hơn thế nữa, BLTTHS mới cần qui định rõ trách nhiệm của người bào chữa trong trường hợp vi phạm pháp luật TTHS hoặc nghĩa vụ bào chữa.

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 142 - 146)