Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án h nh sự

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 121 - 128)

THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.4.Hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án h nh sự

2.4.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhìn chung, VKS các cấp chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong thực thi chức năng, nhiệm vụ như pháp luật quy định. Điều đó thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau[58]:

Trong việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, VKS còn thụ động, phụ thuộc vào hoạt động của CQĐT, chưa thể hiện được vai trò chủ động và quyết định của VKS đối với các hoạt động phát động công tố, khai cuộc điều tra.

VKS còn buông lỏng trách nhiệm đối với các hoạt động thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án, xử lý vật chứng của CQĐT, dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc phải điều tra bổ sung....Trách nhiệm trong phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, tạm giam, bắt tạm giam còn thấp; phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng khác của CQĐT còn chủ quan dựa vào hồ sơ của CQĐT mà thiếu thẩm tra chu đáo nên còn để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm; làm oan người vô tội; tình hình vi phạm pháp luật trong bắt, giam, giữ và lạm dụng bắt khẩn cấp, lạm dụng bắt quả tang vẫn còn xảy ra; việc tạm giam còn nhiều, trong khi việc áp dụng các BPNC khác như đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm, bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú kém phát huy hiệu quả.

Thêm vào đó, sự thụ động, trì trệ trong hoạt động tác nghiệp KSĐT của một bộ phận Kiểm sát viên hiện càng nghiêm trọng hơn phải kể đến tác động tiêu

cực từ tâm lý lo sợ việc gánh chịu trách nhiệm theo qui định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

Trong THQCT, VKS mới chỉ chú trọng đến việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội trong từng vụ án cụ thể; chưa tổng kết rút kinh nghiệm THQCT và KSĐT đối với từng loại tội phạm nên đường lối công tố có lúc, có nơi vẫn chưa nhạy bén với sự chuyển biến mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế để có biện pháp xử lý phù hợp; chưa quan tâm đúng mức yêu cầu làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm để kiến nghị áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc góp phần tăng cường hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước.

Theo số liệu trong các báo cáo tổng kết công tác kiểm sát từ 2004 đến 2013 [59], VKSND các cấp chưa chủ động trong thực hiện hoạt động THQCT, còn để xảy ra tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đặc biệt là trong điều tra, xử lý nhóm tội phạm về kinh tế, chức vụ, tham nhũng; tỉ lệ tạm đình chỉ điều tra do chưa xác định được đối tượng gây án và do bị can trốn còn cao (khoảng 16-17%); tỉ lệ đình chỉ điều tra còn lớn trong cơ cấu giải quyết án hình sự (khoảng 6-7%), trong đó đáng lưu ý số vụ đình chỉ do bị can không phạm tội còn xảy ra khoảng trên 0,1% tổng số án thụ lý khởi tố, điều tra hàng năm.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới chỉ tập trung vào công tác THQCT mà chưa coi trọng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nên chất lượng, hiệu quả điều tra, THQCT còn hạn chế. Điển hình, số lượng vụ án bị trả hồ sơ điều tra bổ sung hàng năm giữa các Cơ quan tiến hành tố tụng còn chiếm tỉ lệ cao. Từ 2006 - 2013, tòa án các cấp đã trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung là 19.745 vụ, chiếm tỷ lệ 4,07% trên tổng số 484.543vụ án đã được VKS truy tố (Phụ lục 2.1). Số vụ án tòa án cấp tỉnh các địa phương trả lại các đơn vị nghiệp vụ của VKSND tối cao trong các năm 2008 và 2009 lên tới 44,5%; Số bị cáo tòa án tuyên không phạm tội vẫn còn xảy ra, có những trường hợp oan, sai nghiêm trọng; Việc giải quyết vụ án còn để kéo dài, nhất là đối với các vụ án tham nhũng, buôn lậu lớn do các cơ quan tố tụng cấp trung ương thụ lý giải quyết; Thủ tục rút gọn đối với các vụ án ít nghiêm trọng, chứng cứ đơn giản

và lai lịch người phạm tội rõ ràng ít được áp dụng, chỉ khoảng 01% trong tổng số án thụ lý hàng năm.

2.4.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển của kinh tế thị trường, của khoa học công nghệ, sự phát triển mở rộng về qui mô và phạm vi của tội phạm, sự thông đồng hay móc nối giữa người có chức vụ quyền hạn với những phần tử tiêu cực ngoài xã hội làm xuất hiện nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt.

Do sự chưa hợp lý trong quy định của pháp luật dẫn đến VKS chưa thực quyền trong THQCT và KSĐT và do BLTTHS chưa gắn kết hoạt động giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố vào trong giai đoạn điều tra, đồng thời chưa qui định chặt chẽ, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể thực hiện hoạt động tố tụng, VKS gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin và quản lý tố giác, tin báo về tội phạm. Nhiều quyết định, yêu cầu của VKS, của Kiểm sát viên không được CQĐT và Điều tra viên thực hiện, trong khi chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm, chưa có chế tài xử lý. Cơ chế tổ chức điều tra còn tách biệt với tổ chức hoạt động công tố [58].

Một số thủ tục, thời hạn trong BLTTHS (như thủ tục xét phê chuẩn các quyết định của CQĐT; giao nhận các quyết định tố tụng...), còn chưa phù hợp với thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm (các vụ phạm tội ngày càng đa dạng và phức tạp, có nhiều bị can phạm nhiều tội, phạm tội ở nhiều địa bàn khác nhau, có nhiều người bị hại, nhiều người làm chứng). Thủ tục khởi tố, điều tra còn đậm nét hành chính, phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu các cơ quan tiến hành tố tụng. Các quyền hạn tố tụng chưa phân định rõ ràng giữ quyền năng tố tụng và quyền năng quản lý trong TTHS nên gây cho Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người trực tiếp thực hiện hầu hết các hành vi tố tụng sự thụ động, ỷ lại cấp trên, dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài.

Nhu cầu giám định làm căn cứ khoa học cho việc giải quyết các vụ án là rất lớn và ngày càng gia tăng trong khi cơ quan giám định chưa đủ khả năng, nhất là

giám định tài chính - kế toán, tin học, xây dựng... Thời hạn giám định chưa được quy định nhưng thời hạn điều tra, truy tố, xét xử và các thời hạn tố tụng khác thì luật quy định rất chặt chẽ, khắt khe đã gây nhiều áp lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Hệ thống các cơ quan giám định tư pháp (giám định pháp y, giám định dấu vết, giám định khoa học kỹ thuật, giám định tài chính còn hạn chế, bất cập) chưa được xác lập rõ ràng và đầy đủ, gây nhiều khó khăn, trở ngại cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý việc đấu tranh chống tội phạm của Nhà nước thiếu đồng bộ, có mặt chưa hợp lý. Ví dụ như: Việc tách, nhập lực lượng điều tra tố tụng với lực lượng điều tra trinh sát là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác điều tra, lập hồ sơ vụ án theo tố tụng có nhiều thiếu sót, vi phạm; Thẩm quyền điều tra hầu hết các tội phạm thuộc về CQĐT trong Công an nhân dân, trong khi các lĩnh vực đặc thù như Thuế vụ, Hải quan, Kiểm lâm đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhưng chưa có lực lượng điều tra để kịp thời phát hiện, triệt để khám phá tội phạm; Điều kiện làm việc nhất là các phương tiện về kỹ thuật và kinh phí nghiệp vụ, chưa đáp ứng một cách thỏa đáng.

Nguyên nhân chủ quan:

Hạn chế chính trong THQCT trong giai đoạn điều tra có nguyên nhân do Kiểm sát viên còn thiếu trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ kiểm sát còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất, chưa phân định rõ ranh giới của xử lý hành chính và hình sự trong khi văn bản hướng dẫn chưa kịp ban hành. Hoạt động của VKS có nơi còn thiếu khách quan, toàn diện trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc phối hợp một chiều với CQĐT tập trung đấu tranh chống tội phạm mà bỏ qua vi phạm trong hoạt động điều tra hoặc ngược lại, hoặc quá nhấn mạnh khắc phục vi phạm của CQĐT đã dẫn tới tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Những khuynh hướng lệch lạc này trong hoạt động của VKS cũng là nguyên nhân dẫn đến những sai lầm trong thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Trong quá trình điều tra, một bộ phận Điều tra viên chưa bảo đảm quyền đề xuất tài liệu, chứng cứ của bị

can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác. Một bộ phận Điều tra viên, Kiểm sát viên chưa thực sự tôn trọng tri thức khoa học, kết luận của những nhà chuyên môn khi xác định tính xác thực của chứng cứ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ, Kiểm sát viên ở VKS các cấp còn chậm đổi mới. Cơ chế quản lý, điều hành việc giải quyết án hình sự luôn có sự biến động. Ngành kiểm sát đã nhiều lần thay đổi việc quản lý “Thông khâu” và “Chuyên khâu” giữa THQCT và KSĐT với THQCT và kiểm sát xét xử sơ thẩm.

Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKS các cấp còn bất cập do nguyên nhân chủ yếu thuộc về lãnh đạo VKS các cấp còn bị hạn chế tầm nhìn để có những biện pháp quản lý đồng bộ, hiệu quả; chưa phân tích đầy đủ tính chất và đặc điểm từng loại hạn chế, thiếu sót chủ yếu để tập trung giải quyết; chậm bổ sung, hoàn thiện những quy định không còn phù hợp của các quy chế nghiệp vụ và quy chế quản lý nên đã ảnh hưởng đến kỷ luật chấp hành và làm hạn chế hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm sát các cấp.

Đội ngũ Kiểm sát viên được phân công THQCT và KSĐT ở các cấp kiểm sát hiện nay nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác quản lý, điều hành, bố trí cán bộ, Kiểm sát viên có phần dàn đều cả về số lượng và chất lượng, chưa chú trọng đến các vụ việc nghiêm trọng, phức tạp cũng như các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự (thành phố lớn, các thị xã, cửa khẩu, hải cảng, khu công nghiệp tập trung quan trọng). Việc phân công cán bộ thụ lý án nhiều lúc, nhiều nơi còn tỏ ra bất cập, thiếu tính hợp lý, không có sự tương xứng giữa tính chất nghiêm trọng, phức tạp của vụ án với bản lĩnh, trình độ năng lực của Kiểm sát viên.

Công tác đào tạo, rèn luyện, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, Kiểm sát viên của một số VKS địa phương, đơn vị còn lúng túng do chưa làm tốt công tác quy hoạch cán bộ và chưa chủ động trong công tác luân chuyển cán bộ. Một số lĩnh vực công tác như tham mưu, tổng hợp, chậm được củng cố, kiện toàn, còn để xảy ra tình trạng một số vị trí công tác chưa bổ nhiệm người thay thế kịp thời. Công

tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn manh mún, chưa ngang tầm với yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKS trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Kiểm sát viên chủ yếu được trang bị kiến thức pháp luật, hầu hết chưa được đào tạo về các kiến thức chuyên ngành khác nhất là các tri thức tài chính, kế toán, tin học, chứng khoán, còn mơ hồ về pháp luật quốc tế và tương trợ tư pháp về hình sự; đặc biệt là chưa được đào tạo sâu, rèn luyện thuần thục kỹ năng THQCT, KSĐT vụ án hình sự.

Việc thống kê, báo cáo tình hình hoạt động của VKS trong TTHS còn nhiều hạn chế, nội dung không thống nhất, không có tính ổn định lâu dài, gây khó khăn cho việc nghiên cứu, hoạch định kế hoạch, chương trình hoạt động, chế độ, chính sách. Các biểu mẫu về các hoạt động tố tụng và các quyết định tố tụng thuộc thẩm quyền ban hành của VKS chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa tạo được sự thống nhất chung về trình tự, thủ tục trong việc giải quyết vụ án hình sự.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tóm lại, chương 2 đã khảo sát thực trạng hoạt động THQCT và KSĐT của VKS bộc lộ qua thực tiễn 10 năm áp dụng từ (2004 - 2013). Qua việc xem xét, đánh giá hiệu quả thực tiễn áp dụng của tất cả các qui định trong BLTTHS năm 2003 về nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐT và VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, chương 2 đã đúc kết được 12 vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động THQCT và KSĐT, xuất phát từ sự chưa hợp lý, đầy đủ, toàn diện của BLTTHS năm 2003 và các văn bản dưới luật qui định, theo trình tự tố tụng thực tế và tính chất của các nhóm hoạt động nghiệp vụ kiểm sát, nhằm tạo sự thuận lợi, logic cho việc nghiên cứu, trao đổi.

Để xác định những căn cứ trả lời một trong những câu hỏi nghiên cứu của đề tài, chương 2 đã khảo sát và chỉ ra một số vấn đề từ thực tế áp dụng pháp luật về hoạt động quản lý, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong điều tra vụ án hình sự như: Sự chưa chính xác trong qui định của BLTTHS năm 2003 về nội dung THQCT và KSĐT; sự chưa rõ ràng về thẩm quyền quản lý hành chính và thẩm quyền tố tụng cũng như sự bó hẹp của BLTTHS về nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên;sự chưa hợp lý của pháp luật trong qui định về thẩm quyền điều tra và thẩm quyền, vị trí, vai trò của VKS trong điều tra vụ án hình sự ở nước ta hiện nay.

Chương 2 đã đánh giá khái quát những hạn chế của hoạt động của VKS trong điều tra vụ án hình sự, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây là một trong những căn cứ để khi kết hợp với việc chỉ rõ những khó khăn vướng mắc trong THQCT và KSĐT vụ án hình sự sẽ là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng phương hướng, nội dung, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VKS trong điều tra vụ án hình sự tại Chương 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Hoạt động của viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp (Trang 121 - 128)