toán TDCT tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long
2.2.1. Triển khai văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long
a.Phạm vi quốc gia
Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN, ngày 25/5/2001 về ban hành quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.
Nghị định 62/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26/3/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quyết định số 1325/2004/ QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá.
Quyết định số 63/2006/ QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Luật các công cụ chuyển nhượng có hiệu lực từ ngày 01/07/2006
Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.
b.Phạm vi NHNo&PTNT Việt Nam.
Quyết định số 447/QĐ-NHNo-QHQT ngày 07/06/2001, ban hành quy định về quy trình nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Quyết định 383/ QĐ-NHNo-QHQT ngày 02/05/2003, ban hành quy trình nghiệp vụ áp dụng cho các chi nhánh thực hiện dự án WB( Phần quy định tạm thời về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế).
Quyết định số 539/ QĐ-NHNo-QHQT ngày 06/06/2003 sửa đổi bổ sung một số điểm quy định về quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Quyết định số 388/HĐQT-QHQT ngày 05/09/2005 về ban hành quy định quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
2.2.2. Thực trạng mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT toán TDCT
Hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long cung cấp các sản phẩm dịch vụ TTQT phổ biến là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.
Bảng 2.5: Doanh số và tỷ trọng các phương thức TTQT tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) TDCT 108,258 46,45 81,011 45,78 113,646 45,01 Nhờ thu 27,059 11,61 16,917 9,56 22,017 8,72 Chuyển tiền 35,317 41,94 79,029 44,66 116,828 46,27 Tổng 233,063 100 176,957 100 252,491 100
(Nguồn : báo cáo tình hình hoạt động TTQTcủa chi nhánh giai đoạn 2010-2012)
Biểu đồ 2.1: Doanh số các phương thức TTQT tại chi nhánh giai đoạn 2010-2012.
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn : báo cáo tình hình hoạt động TTQT của chi nhánh giai đoạn 2010-2012)
Qua bảng ta thấy phương thức thanh toán chuyển tiền và TDCT luôn chiếm ưu thế.Tổng tỷ trọng của hai phương thức này luôn chiếm gần 90% tổng kim ngạch TTQT của chi nhánh.Xét về tỷ trọng ta thấy tỷ trọng của phương thức TDCT có xu hướng giảm từ 46,45 % năm 2010 xuống còn
45,78% năm 2011 và xuống còn 45,01 % năm 2012,trong khi đó tỷ trọng phương thức chuyển tiền lại có xu hướng tăng từ 41,94 % năm 2010 lên 46,27 % năm 2012.Điều này cho thấy xu hướng của các doanh nghiệp thanh toán qua ngân hàng chủ yếu là thực hiện với các đối tác truyền thống, có quan hệ làm ăn lâu dài.Nếu xét về doanh số thì doanh số thanh toán TDCT giảm vào năm 2011 do tình hình kinh tế năm 2011 khó khăn, hoạt động nhập khẩu tăng trưởng thấp khiến cho doanh số thanh toán TDCT giảm.Nhưng đến năm 2012 doanh số thanh toán TDCT đã tăng lên 113,646 triệu USD cao hơn doanh số thanh toán TDCT năm 2010 và năm 2011.
2.2.2.1 Thực trạng tài trợ nhập khẩu a.Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu
Bảng 2.6: Doanh số và tỷ trọng thanh toán L/C nhập khẩu tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Thanh toán L/C NK 74,804 51,56 53,241 50,01 79,916 52,35 Thanh toán NK 145,082 100 106,460 100 152,657 100 Số món thanh toán L/C NK 113 79 115 Giá trị trung bình 1 món thanh toán 0,662 0,674 0,695
(Nguồn : báo cáo tình hình hoạt động TTQT của chi nhánh giai đoạn 2010-2012)
Có thể thấy năm 2011 doanh số thanh toán nhập khẩu của chi nhánh giảm phù hợp với tình hình kinh tế năm 2011, đây cũng là nguyên nhân làm cho doanh số thanh toán L/C nhập khẩu giảm từ 74,804 triệu USD năm 2010 xuống còn 53,241 triệu USD năm 2011 chiếm tỷ trọng 50,01 % doanh số thanh toán nhập khẩu của chi nhánh.Năm 2012 cả doanh số thanh toán NK và
doanh số thanh toán L/C nhập khẩu đều tăng so với năm 2011 phù hợp với xu hướng tăng của hoạt động nhập khẩu của nền kinh tế năm 2012.Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu đạt 79,916 triệu USD, chiếm tỷ trọng 52,35 % trong tổng doanh số thanh toán NK
Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu tại chi nhánh năm 2010-2012
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn : báo cáo tình hình hoạt động TTQT của chi nhánh giai đoạn 2010-2012)
Từ biểu đồ 2.2 ta cũng có thể thấy doanh số thanh toán TDCT vẫn là phương thức thanh toán nhập khẩu phổ biến, chiếm tỷ trọng cao trong các phương thức thanh toán nhập khẩu ( chiếm tỷ trọng trên 50%).
Biểu đồ 2.3:Số món thanh toán L/C nhập khẩu tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn 2010-2012
Đơn vị:món
(Nguồn: báo cáo tình hình hoạt động TTQT của chi nhánh giai đoạn 2010-2012)
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy số món thanh toán L/C nhập khẩu năm 2011 giảm xuống còn 79 món ( năm 2010 là 113 món).Nguyên nhân là do chính sách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ nhằm giảm tình trạng nhập siêu.Năm 2012, cùng với sự mở rộng về quy mô hoạt động TTQT là sự tăng lên về số món giao dịch.Tuy nhiên nếu xét về giá trị thì giá trị các khoản thanh toán lại tăng, điều đó cho thấy chất lượng phát hành L/C của chi nhánh ngày càng tăng
b.Cho vay ký quỹ mở L/C nhập khẩu
Mức ký quỹ được xác định dựa trên mức độ tín nhiệm, tình hình tài chính và mức độ quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng.Thông thường ký quỹ tại chi nhánh được chia làm ba loại:
Thứ nhất: Miễn ký quỹ đối với các khách hàng truyền thống lâu năm, là cơ quan có vốn nhà nước từ 90-100%.
Thứ hai: Ký quỹ từ 40-80% cho những khách hàng truyền thống có tình hình tài chính tốt
Thứ ba:Mức ký quỹ đối với khách hàng mới mà ngân hàng ít có quan hệ. Ngoài ra chi nhánh quy định tỷ lệ ký quỹ đối với doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào:
-Uy tín thanh toán của doanh nghiệp
-Số dư ngoại tệ trên tài khoản của doanh nghiệp -Công nợ của doanh nghiệp nhập khẩu.
-Tính khả thi của phương án kinh doanh hàng nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu.
Mức ký quỹ phổ biến tại chi nhánh hiện nay là từ 80-100%.Khách hàng chủ yếu của chi nhánh là cá đơn vị quốc doanh, công ty , tổng công ty lớn như công ty tài chính I, công ty cổ phần xi măng Thanh Liêm,Thủy Điện Bắc Hà...Các mức ký quỹ khác chiếm tỷ trọng nhỏ.
c .Doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu.
Doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu là một trong những chỉ số phản ánh rõ nhất tình hình tài trợ nhập khẩu của ngân hàng.
Việc cho vay thanh toán căn cứ vào hạn mức tín dụng của khách hàng được ngân hàng xác định từ trước.Thông thường khách hàng phải có tài sản thế chấp.Ngân hàng xem xét cẩn thận về uy tín khách hàng, tình hình tài chính, lô hàng nhập khẩu dễ tiêu thụ trên thị trường, giá cả ổn định...
Bảng 2.7: Doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số Doanh số (+/-) Tốc độ +/- (%) Doanh số (+/-) Tốc độ +/- (%) Doanh số cho vay thanh toán L/C NK 464,08 306,46 -157,62 -33,96 537,22 +230,76 +75,3
(Nguồn : báo cáo tình hình sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2010-2012).
bình chiếm khoảng 30% doanh số thanh toán L/C nhập khẩu của chi nhánh.Năm 2011 hoạt động tài trợ nhập khẩu của chi nhánh giảm mạnh từ 464,08 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 306,46 tỷ đồng năm 2011 với tốc độ giảm là 33,96%.Nguyên nhân là do hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng rất chậm và còn do chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN.Sang năm 2012 doanh số cho vay thanh toán L/C nhập khẩu tăng mạnh với tốc độ tăng lên tới 75,3%.Có thể giải thích hiện tượng này là do hoạt động nhập khẩu năm 2012 đã tăng trưởng mạnh hơn, chính sách tín dụng cũng đã được nới lỏng trong các lĩnh vực ưu tiên(4 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV), hơn nữa nguồn vốn huy động bằng cả nội tệ và ngoại tệ năm 2012 của chi nhánh tăng, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ nên hoạt động tài trợ NK cũng được đẩy mạnh.
Nhìn chung, lĩnh vực cho vay thanh toán hàng nhập khẩu đang là lĩnh vực khá thu hút các NHTM do khách hàng xin mở L/C với mức ký quỹ 100% vốn đã được thẩm định vì thế độ tin cậy cao hơn và chi phí thẩm định giảm bớt.Hoạt động cho vay thanh toán L/C nhập khẩu cũng ảnh hưởng tốt đến mảng hoạt động TTQT của ngân hàng.Việc tỷ lệ này tăng cao năm 2012 cho thấy chi nhánh đã đi đúng hướng trong lĩnh vực này.
d.Doanh số bảo lãnh nhận hàng
Bảo lãnh nhận hàng là hình thức tài trợ của ngân hàng cho nhà nhập khẩu trong trường hợp hàng về trước chứng từ và người mua muốn nhận hàng ngay để tránh chi phí, rủi ro lưu kho, lưu bãi và thị trường đang có nhu cầu cấp thiết về loại hàng hóa nhập khẩu.Nghiệp vụ này diễn ra không phổ biến vì thường chứng từ đến trước hàng hóa.Nó chiếm khoảng 6-7% số món thanh toán theo phương thức TDCT.
e.Ký hậu vận đơn
Để đảm bảo an toàn trong nghiệp vụ tài trợ phát hành L/C, chi nhánh luôn yêu cầu vận đơn được ký phát theo lệnh của NHPH.Do đó, khi hàng hóa đến nơi, nếu nhà NK hoàn thành thủ tục thanh toán thì chi nhánh sẽ ký hậu vận đơn để họ đi nhận hàng.Nghiệp vụ này rất phổ biến tại chi nhánh, chiếm
khoảng 85-90% số món L/C phát hành.
2.2.2.2 Tài trợ xuất khẩu
a.Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu
Bảng 2.8: Doanh số và tỷ trọng thanh toán L/C xuất khẩu của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn 2010-2012.
Đơn vị: Triệu USD
2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Thanh toán L/C XK 33,454 38,02 27,770 39,39 33,730 33.79 Thanh toán XK 87,981 100 70,497 100 99,834 100 Số món thanh toán L/C XK 59 48 69 Giá trị trung bình 1 món thanh toán 0,567 0,578 0,489
(Nguồn : báo cáo tình hình hoạt động TTQT giai đoạn 2010-2012)
Qua bảng 2.7 ta thấy doanh số thanh toán L/C năm 2011 đạt 22,770 triệu USD,đã giảm 5,684 triệu USD so với năm 2011 .Kinh tế thế giới năm 2011 khó khăn các doanh nghiệp xuất khẩu khó tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới, thị trường mới nên chủ yếu là thực hiện giao dịch với các đối tác truyền thống, có quan hệ làm ăn lâu dài vì vậy mà các giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức chuyển tiền,đó là lý do tại sao doanh số thanh toán L/C xuất khẩu năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010.Năm 2012 hoạt động XNK khởi sắc hơn rất nhiều, là năm đầu tiên nước ta xuất siêu trở lại sau gần 20 năm vì vậy doanh số thanh toán L/C xuất khẩu cũng tăng từ 27,770 triệu USD năm 2011 lên 33,730 triệu USD vào năm 2012.
Biểu đồ 2.4: Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu.
Đơn vị: Triệu USD.
(Nguồn : báo cáo tình hình hoạt động TTQT giai đoạn 2010-2012)
Qua biểu đồ trên ta thấy thanh toán XK bằng L/C chiếm tỷ trọng thấp trong các phương thức xuất khẩu.Qua phân tích ở trên ta có thể thấy tỷ trọng thanh toán bằng phương thức chuyển tiền ở chi nhánh đang có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2012 và thường được sử dụng hơn trong thanh toán hàng xuất khẩu.Có thể nói các doanh nghiệp XNK Việt Nam không có vị thế so với các doanh nghiệp XNK nước ngoài.Vì vậy mà trong hoạt động thanh toán các doanh nghiệp nước ngoài thường sẽ là người lựa chọn phương thức thanh toán,và họ sẽ lựa chọn phương thức thanh toán nào có lợi cho mình nhất. Các doanh nghiệp XNK nước ngoài sẽ chọn thanh toán bằng L/C nếu họ là người xuất khẩu để đảm bảo an toàn và thanh toán bằng chuyển tiền nếu họ là người nhập khẩu để đỡ tốn chi phí.Điều đó giải thích tại sao tỷ trọng thanh toán XK bằng L/C lại không cao.
Biểu đồ 2.5:Số món thanh toán L/C xuất khẩu tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Số món
(Nguồn : báo cáo tình hình hoạt động TTQT giai đoạn 2010-2012)
Có thể thấy số món thanh toán L/C xuất khẩu năm 2011 giảm cùng với quy mô giảm của doanh số thanh toán nhập khẩu.Năm 2012 số món thanh toán đã tăng lên đáng kể so với năm 2011( tăng 21 món), nhưng giá trị mỗi giao dịch lại giảm ( trung bình giá trị mỗi giao dịch là 0,489 triệu USD), điều đó cho thấy chi nhánh đã tìm kiếm thêm được nhiều khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn các khách hàng là các doanh nghiệp lớn thì chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền để thực hiện thanh toán với các đối tác truyền thống.
b.Doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
Bảng 2.9: Doanh số và tỷ trọng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Doanh số chiết khấu bộ chứng từ
0,994 0,836 1,029
Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu
33,454 27,77 33,73
Tỷ trọng (%) 2,97 3,01 3,05
Thực tế hiện nay chi nhánh chủ yếu thực hiện chiết khấu có truy đòi, còn chiết khấu miễn truy đòi rất ít được thực hiện do tính rủi ro cao.Doanh số chiết khấu năm 2010 là triệu 0,994 USD,năm 2011 là 0,836 triệu USD, giảm 0,158 triệu USD so với năm 2010 và đạt triệu 1,029 USD vào năm 2012 tăng 0,193 triệu USD so với năm 2011.Tuy đã có sự tăng trưởng về tỷ trọng nhưng nhìn chung thì doanh số chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh số thanh toán L/C xuất khẩu, trung bình khoảng 3,01%.Điều đó nói lên là quy mô tài trợ cho hoạt động xuất khẩu của ngân hàng tăng nhưng chưa nhiều.
c .Doanh số cho vay tài trợ hàng xuất theo L/C
Chi nhánh cho vay tài trợ hàng xuất căn cứ vào L/C đã mở, hệ số xếp hạng tín nhiệm của nhà sản xuất mà áp dụng mức lãi suất ưu tiên cho phù hợp.Đặc biệt, chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long rất ưu tiên cho các doanh nghiệp về lãi suất.Mức lãi suất tài trợ XNK thường thấp hơn lãi suất thị trường.Mức lãi suất cho vay của chi nhánh luôn có tính cạnh tranh so với nhiều NHTM khác và mức lãi suất này biến động linh hoạt theo diễn biến của nền kinh tế.
Bảng 2.10: Doanh số cho vay tài trợ hàng xuất khẩu theo L/C
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số Doanh số (+/-) Tốc độ +/- (%) Doanh số (+/-) Tốc độ +/- (%) Doanh số
cho vay tài trợ XK theo L/C
595,60 483,92 -111,68 -18,75 615,44 +131,52 +27,18
(Nguồn: báo cáo tình hình sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2010-2012)
Hoạt động tài trợ xuất khẩu năm 2011 của chi nhánh đạt 483,92 tỷ đồng giảm 111,68 tỷ đồng so với năm 2010.Nhưng sang năm 2012 hoạt động này
được đẩy mạnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu.Năm 2012 doanh số cho vay tài trợ XK theo L/C đã lên tới tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 27,18%.Điều này cho thấy hoạt động tài trợ xuất khẩu của chi nhánh đang được đẩy mạnh.
2.2.2.3 Số lượng khác hàng sử dụng dịch vụ tài trợ XNK theo L/C