Tình hình hoạt động kinh doanh của

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long (Trang 29 - 34)

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH Phòng hành chính và nhân sự

Phòng kiểm tra kiểm toán NB Phòng dịch vụ và Marketing Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng kế toán và ngân quỹ

Phòng tín dụng

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn của giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I.Kỳ hạn 6.722,3 100 5.521,1 100 7.134,3 100 1.TGKKH và TGCKH <12 tháng 4.261,9 63.4 3.191,2 57,8 4.580, 2 64,2 2.TGCKH >12 tháng 2.460,4 36,6 2.329,9 42,2 2.554,1 35,8 II.Loại tiền 6.722,3 100 5.521,1 100 7.134,3 100 Nội tệ 5.546,6 82.51 4.320,3 78,45 5.547,6 77,76 Ngoại tệ 1.175,7 17,49 1.200, 8 21,75 1.586,7 22,24 III.TPKT 6.722,3 100 5.521,1 100 7.134,3 100

1.Tiền gửi dân cư 1.419,7 21,12 1.109,2 20,09 1.591,7 22,31 2.Tiền gửi TCKT 5.302,6 78,88 4.411,9 79,91 5.542,6 77,69

(Nguồn:báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2010-2012)

Nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long có xu hướng giảm năm 2010 và tăng trở lại vào năm 2012.Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 5.521,1 tỷ đồng giảm 1.201,2 tỷ đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do công tác huy động vốn vào thời điểm quý 3 và quý 4 năm 2011 gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh ngầm về lãi suất vượt trần của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn kéo theo sự sụt giảm các khoản vốn huy động từ dân cư giảm, tính chất nguồn vốn trở nên thiếu ổn định với kỳ hạn ngắn.

Năm 2012 , Ngân hàng nhà nước đã ấn định trần lãi suất huy động và cho vay để ổn định lãi suất khiến cho mặt bằng lãi suất cho vay và huy động giảm mạnh so với năm 2011,hạn chế được tình trạng chạy đua lãi suất của các ngân hàng nên nguồn vốn huy động năm 2012 đã tăng so với năm 2011.Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012 nguồn vốn huy động đạt tỷ đồng tăng tỷ đồng so với năm 2011.

vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trên dưới 80% tổng nguồn vốn huy động, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của cá nhân.Nguồn vốn nội tệ giảm về quy mô vào năm 2011 do sự sụt giảm của tổng nguồn vốn huy động,và có sự tăng trưởng về quy mô vào năm 2012.Năm 2012 nguồn vốn huy động bằng nội tệ đạt 7.134,3 tỷ đồng tăng 1.613,2 tỷ đồng so với năm 2011.

Nguồn vốn ngoại tệ năm 2011 có sự tăng trưởng mạnh, chiếm tới 21,75 % tổng nguồn vốn, do tổng kim ngạch xuất khẩu đạt mức cao nên thu hút được lượng vốn ngoại tệ lớn từ các doanh nghiệp xuất khẩu.Sang năm 2012 tình hình xuất khẩu vẫn có bước tăng trưởng tích cực nên tỷ trọng nguồn vốn cũng như quy mô nguồn vốn ngoại tệ tăng so với năm 2011 và đạt 1.586,7 tỷ đồng, chiếm 22,24 % tổng nguồn vốn huy động.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Tỷ VNĐ Năm 2010 2011 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% I.Theo kỳ hạn cho vay 4.676,2 100 3.745,6 100 5.030,4 100 1.Ngắn hạn 2.807,1 60.03 2.329,8 62,2 3.175,2 63,12 2.Trung dài hạn 1.869,1 39,97 1.415,8 37,8 1.855,2 36,88 II.Theo loại

tiền cho vay

4.676,2 100 3.745,6 100 5.030,4 100

1.Nội tệ. 3.554,4 76,01 2.873,6 76,72 3.924,2 78,01 2.Ngoại tệ. 1.121,8 23,99 872 23,28 1.106,2 21,99

( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn 2010-2012)

Năm 2010 tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt tỷ đồng.Năm 2011, thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, doanh số cho vay có xu hướng giảm.Tính tới 31/12/2011, Dư nợ tín dụng đạt 3.745,6 tỷ VNĐ, giảm 930,6 tỷ

VNĐ so với năm 2010.Năm 2012, song song với động thái kéo giảm trần lãi suất,ngân hàng nhà nước cũng đã áp trần lãi suất cho vay với bốn khu vực ưu tiên, điều đó tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn với chi phí hợp lý,dư nợ tín dụng năm 2012 đã tăng lên 5.030,4 tỷ đồng( tăng 1.284,8 tỷ đồng so với năm 2011) .

Dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm,đạt 2.329,8 tỷ đồng năm 2011 và chiếm tỷ trọng 62,2 % tổng dư nợ.Đến năm 2012 dư nợ ngắn hạn đã đạt 3.175,2 tỷ đồng với tỷ trọng 63,12%. Cùng với đó, dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm dần về quy mô.Nguyên nhân của tình trạng này là do trong bối cảnh kinh tế khó khăn,lãi suất cho vay trung dài hạn mặc dù đã được điều chỉnh giảm nhưng hiện vẫn còn ở mức cao, các gói ưu đãi lãi suất chỉ dành cho doanh nghiệp có nhu cầu vốn ngắn hạn, các ngân hàng không mặn mà với cho vay trung dài hạn.

Dư nợ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%).Năm 2011 quy mô của dư nợ nội tệ và ngoại tệ đều giảm so với năm 2010. dư nợ nội tệ năm 2011 chỉ đạt 2.873,6 tỷ đồng, giảm 680,8 tỷ đồng so với năm 2010, dư nợ ngoại tệ đạt 872 tỷ đồng, giảm 249,8 tỷ đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002 có nghĩa là nhu cầu vay vốn để nhập khẩu của doanh nghiệp giảm.Sang năm 2012 dư nợ nội tệ và ngoại tệ đều tăng do quy mô tín dụng được mở rộng, tình hình nhập khẩu của doanh nghiệp tăng so với năm 2011.Tính đến 31/12/2012 dư nợ nội tệ của chi nhánh đạt 3.924,2 tỷ đồng,chiếm 78,01%, dư nợ ngoại tệ đạt 1.106,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,99 %.

2.1.3..3 Hoạt động thanh toán quốc tế.

Bảng 2.3 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: triệu USD Năm Tổng doanh số

thanh toán

Doanh số xuất Doanh số nhập Doanh số Tăng trưởng(%) Doanh số Tăng trưởng(%) 2010 233,063 87,981 +12,1 145,082 +19,01 2011 176,957 70,497 -19,87 106,46 -26,62 2012 252,491 99,834 +41,61 152,657 43,39

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT giai đoạn 2010-2012)

Doanh số thanh toán nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số thanh toán xuất khẩu do nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong tình trạng nhập siêu những năm qua.Năm 2011 kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn.Tình trạng nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi, Trung Đông.Ở trong nước, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở mức cao vì vậy hoạt động XNK năm 2011 đã có chiều hướng giảm so với năm 2010.Doanh số thanh toán xuất khẩu giảm -19,87 %, doanh số thanh toán nhập khẩu giảm -26,62%, làm cho tổng doanh số TTQT năm 2011 của chi nhánh giảm.

Sang năm 2012, doanh số thanh toán XNK khởi sắc hơn, cụ thể là doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 99,834 triệu USD với tốc độ tăng 41,61%, doanh số nhập khẩu đạt 152,657 triệu USD với tốc độ tăng 43,39%.Tổng doanh số thanh toán XNK đạt 252,491 triệu USD.

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn 2010-2012.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng doanh thu 1.835,7 1.791,2 2.011,2

Tổng chi phí 1.727,6 1.692,9 1.887,7

Lợi nhuận trước thuế 108,1 98,3 123,5

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2010-2012)

Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của ngân hàng năm 2011 là 98,3 tỷ đồng đã giảm 9,8 tỷ đồng so với năm 2010 với tốc độ giảm 9,06 %.Nguyên nhân của tình trạng giảm về lợi nhuận là do năm 2011 các ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn nên tổng nguồn vốn huy động giảm,dư nợ tăng trưởng không cao, hoạt động thanh toán quốc tế cũng giảm về quy mô do sự bất ổn của tình hình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước ảnh hưởng tới hoạt động XNK.Điều này làm cho tổng thu từ lãi và dịch vụ cũng như tổng chi phí của chi nhánh giảm so với năm 2010 dẫn tới lợi nhuận giảm.

Sang năm 2012, cả huy động và cho vay đều tăng trưởng so với năm 2011, hoạt động thanh toán quốc tế cũng được mở rộng về quy.Tổng thu và tổng chi từ hoạt động của chi nhánh tăng mạnh, lợi nhuận năm 2012 đạt tỷ đồng, tăng tỷ đồng so với năm 2011.Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w