Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn Salmonella phân l ập được ở chim Trĩ nuôi tại Hoành Bồ

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 63 - 65)

- Kháng nguyên vỏ (KAntigen)

b. Các biện pháp trị bệnh.

3.3. Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn Salmonella phân l ập được ở chim Trĩ nuôi tại Hoành Bồ

Theo một nguyên tắc chung, để phòng chống các bệnh truyền nhiễm có hiệu quả, thì điều kiện tiên quyết là phải xác định được tác nhân gây bệnh và phải hiểu đủ bản chất của mầm bệnh. Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra cũng nằm trong nguyên tắc này. Vì vậy, việc xác định serotyp của các chủng

Salmonella phân lập được ở chim Trĩ nuôi tại Hoành Bồ là một phần không thể

thiếu được trong nghiên cứu của chúng tôi. Thông qua kết quả giám định, giúp người ta hiểu được serotyp Salmonella nó là tác nhân chính gây tiêu chảy, chết phôi ở trứng và chim con chết. Từ đó định hướng sử dụng vaccine phòng bệnh.

Theo Quinn và cs (2002), để xác định serotyp của vi khuẩn

Salmonella, nên lấy khuẩn lạc phát triển ở phần nghiêng của thạch TSI hoặc

từ môi trường thạch thường.

Bảng 3.6. Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn

Salmonella phân lập được trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Số chủng kiểm tra Serotyp Phản ứng sinh H2S trong mt TSI Công thức kháng nguyên (KNO) Kháng nguyên lông (KNH) (+) Số chủng (+) Tỷ lệ (%) N = 35 S. gallinarum O/AGH2S-ve 09 - 18 51,43 N = 35 S. pullorum O/AGH2S+ve 09 - 9 25,71 N = 35 S. enteritidis O/AGH2S-ve 09 + 5 14,29 N = 35 S.typhimurium O/AGH2S+ve 04 + 3 8,57 Ghi chú: O = alkaline; A = axit; G = hơi;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

(-)= Không có kháng nguyên H, (+)= Có kháng nguyên H

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành xác định serotyp của các chủng Salmonella phân lập được bằng các phản ứng ngưng kết trên phiến kính với kháng huyết thanh đa giá polyOH, sử dụng kháng huyết thanh đơn giá và xác định kháng nguyên lông H để định danh vi khuẩn. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.6.

0 10 20 30 40 50 60 T ỷ l ệ (% )

S. gallinarum S. pullorum S. Enteritidis S.typhimurium Serotyp

Hình 3.8. Kết quảđịnh typ vi khuẩn Salmonella

Theo bảng 3.6 cho thấy: cả bốn serotyp S.gallinarum và S.pullorum, S.

enteritidis và S.typhimurium đều dương tính với công thức kháng nguyên O.

Trong đó có serotyp S.typhimurium có công thức kháng nguyên O là (04) còn lại 3 serotyp .gallinarum và S.pullorum, S. enteritidis có công thức kháng nguyên O là (09). Bên cạnh đó khi xác định kháng nguyên H, thì S.gallinarum và S.pullorum âm tính; S.enteritidis và S.typhimurium dương tính. Nhưng

quan sát đặc tính sinh hóa về khả năng sinh H2S trong môi trường TSI thì cho thấy: S.gallinarum không sản sinh H2S, còn S.pullorum, S. enteritidis và S.typhimurium thì sản sinh H2S. Dựa vào đặc tính sinh hóa này chúng ta có thể phân biệt được 4 serotyp trên.

Kết quả xác định serotyp của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập ở đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh (bảng 3.6) cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

thấy: có 35 chủng thì có 18 chủng là serotyp S.gallinarum chiếm tỉ lệ 51,43%, ;9 chủng là serotyp S.pullorum chiếm tỷ lệ là 25,71%; 5 chủng là serotyp S. enteritidis chiếm tỷ lệ là 14,29% và 3 chủng còn lại là serotyp S.typhimurium

chiếm tỷ lệ là 8,57%. Như vậy, chủng S.gallinarum chiếm tỷ lệ cao nhất, còn chủng S.typhimurium chiếm tỷ lệ thấp.

Trước đây người ta cho rằng các chủng vi khuẩn Salmonella này gây ra các bệnh khác nhau trên gà. S.pullorum gây bệnh bạch lỵ ở gà con và

S.gallinarum gây bệnh thương hàn ở gà lớn; S. enteritidis và S.typhimurium gây bệnh phó thương hàn ở gà lớn. Hiện nay người ta phân lập căn bệnh từ gà con hay gà lớn đều thấy cả hai loại vi khuẩn S.gallinarum và S.pullorum, kiểm tra đặc tính sinh học 2 loại này thấy chỉ khác nhau ở một vài đặc tính về chuyển hóa đường. Vì thế bệnh được gọi chung là S.gallinarum – pullorum

(Nguyễn Như Thanh và cs, 2001).

Như vậy, qua nghiên cứu tình hình nhiễm Salmonella trên đàn chim Trĩ nuôi tại Hoành Bồ, đã cho số liệu minh chứng cụ thể rằng hầu hết chủng S.gallinarum gây bệnh ở cả chim con và chim lớn tại đàn chim Trĩ, và chủng S.gallinarum chiếm tỷ lệ nhiều nhất và chủng S.typhimurium

chiếm tỷ lệ ít nhất.

3.4. Kết quả xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn Salmonella phân lập trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trên

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)