- Kháng nguyên vỏ (KAntigen)
b. Các biện pháp trị bệnh.
3.1.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan của đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả này cho thấy tỷ lệ phân lập được vi khuẩn Salmonella từ mẫu phân cho kết quả cao nhất. Kết quả phân lập Salmonella trên đàn chim Trĩ nuôi tại Hoành Bồ diễn biến cũng như nhận định của các tác giả trên, nhưng có tỷ lệ nhiễm cao hơn.
3.1.1. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan của đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Như chúng ta đã biết, vi khuẩn Salmonella từ ruột non xâm nhập vào máu, nhân lên rất nhanh. Trong máu, một số lượng vi khuẩn bị phá hủy và giải phóng ra nội độc tố gây bệnh tác động vào các khí quan trong cơ thể. Do vậy, khi chim mắc bệnh thương hàn người ta không chỉ tìm thấy vi khuẩn ở phân mà còn tìm thấy ở các cơ quan phủ tạng khác. Vì vậy, để phân lập vi khuẩn Salmonella chúng tôi đã phân tích 4 dạng mẫu khác nhau trên phủ tạng chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ với mục đích xác định tỷ lệ nhiễm
Cơ quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Salmonella ở các cơ quan phủ tạng của chim Trĩ như thế nào. Kết quả được chúng tôi trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan của chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh Số TT Loại bệnh phẩm Số mẫu Số mẫu có Salmonella Tỷ lệ (%) 1 Gan 30 7 23,33 2 Lách 30 6 20,00
3 Chất chứa ruột non 30 5 16,66
4 Buồng trứng 30 8 26,66 0 5 10 15 20 25 30 T ỷ l ệ (% ) Gan Lách Chất chứa ruột non Buồng trứng Loại bệnh phẩm
Hình 3.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở một số cơ quan phủ
tạng của chim trĩ bệnh .
Kết quả nuôi cấy phân lập vi khuẩn Salmonella từ các cơ quan nội tạng chim bệnh và dương tính ở bảng 3.2 cho thấy: vi khuẩn Salmonella phân lập được từ gan, lách, chất chứa ruột non, buồng trứng với tỷ lệ khác nhau. Trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
đó có 8 trên 30 mẫu buồng trứng phân lập được vi khuẩn Salmonella chiếm tỷ lệ cao nhất (26,66%), sau đó đến các mẫu gan chiếm tỷ lệ 23,33 %, mẫu lách và chất chứa ruột non chiếm tỷ lệ 20,00% và 16,66%.
Ở gà mái đẻ, bệnh thường ở thể mãn tính, vi khuẩn thường khu trú ở buồng trứng làm cho buồng trứng bị phá hủy, trứng mềm, xám và teo lại, gà có thể đẻ ra trứng non hoặc trứng dị hình méo mó, nhiều trường hợp noãn hoàng vỡ ra gây viêm phúc mạc. Trong một cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc
Salmonella ở gà mái có thể từ 30 – 90% (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001).
Theo Nguyễn Danh Tuấn (2004 ), với giống gà SASSO thì trong tất cả các cơ quan phủ tạng phân lập được thì gan lại có tỷ lệ cao nhất (43,75%), tiếp đến là buồng trứng và dịch ruột 40,00%, lách 37,50% trong tổng số mẫu phân lập có vi khuẩn Salmonella. Với giống gà Lương Phượng: gan có tỷ lệ phân lập được vi khuẩn Salmonella cao nhất (44,44%), sau đó là buồng trứng 41,86%, tiếp đến là lách 38,38%, dịch ruột 33,33% số mẫu có vi khuẩn Salmonella.
Theo Trần Quang Diên (2001), vi khuẩn Salmonella phần lớn cư trú trong buồng trứng của gà bệnh và gà có kết quả dương tính với Salmonella thường gây thoái hóa các noãn hoàng dẫn tới giảm tỷ lệ đẻ trứng, lây truyền mầm bệnh qua các trứng dị hình và trứng không có vỏ cứng. Khi gà nhiễm vi khuẩn Salmonella và bị bệnh Salmonellosis, vi khuẩn Salmonella có mặt ở hầu hết các cơ quan nội tạng của gà, đặc biệt là buồng trứng sau đó đến gan, lách.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có những điểm phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả trên.
Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi có nhận xét vi khuẩn
Salmonella gây bệnh ở chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ có mặt gần như hầu
hết các cơ quan phủ tạng, và kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với những nhận định của các tác giả trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
3.1.2. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu có tỷ lệ nhiễm từ mẹ.