Bệnh do Salmonella gây ra.

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 36 - 39)

- Kháng nguyên vỏ (KAntigen)

c. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella + Các yếu tố không phải là độc tố

1.3.2. Bệnh do Salmonella gây ra.

Bệnh do Salmonella gây ra được coi là một trong những bệnh quan trọng nhất ở gia cầm, lây nhiễm cho người qua trứng, thịt. Bệnh gây thiệt hại kinh tế ở tất cả các giai đoạn của dây truyền sản xuất. Do tính chất nghiêm trọng của bệnh mà nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp hữu hiệu để khống chế giống vi khuẩn này.

Theo Simon M.Shane (1997) bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra đối với gia cầm có 3 dạng chủ yếu là:

- Bệnh do vi khuẩn S.pullorum gây ra (Bệnh bạch lỵ) - Bệnh do S.gallinarum gây ra (Bệnh thương hàn)

- Bệnh do các chủng Salmonella spp không phải là S.gallinarum

S.pullorum gây ra (Bệnh phó thương hàn).

* Bệnh Bạch lỵ gà

Bệnh do vi khuẩn S.pullorum gây ra. Bệnh phổ biến khắp nơi trên thế giới song trong thực tế hạn chế trong các đàn gà không phải thương phẩm. Tỷ lệ chết ở đàn gà non cao.

Bệnh truyền dọc qua trứng, đường dẫn trứng. Truyền ngang do tiếp xúc trực tiếp giữa các con khỏi ốm mang trùng và gián tiếp qua dụng cụ, chuồng trại, ổ lót, quần áo công nhân bị nhiễm trùng. Mầm bệnh có thể sống một năm trong đất.

Gà bị bệnh có biểu hiện lâm sàng: Tỷ lệ ốm ở đàn thường trên 40% và tử vong bắt đầu từ lúc ấp nở kéo dài tới 21 ngày. Gà ốm ủ rũ, biếng ăn và nằm chất đống dưới ổ. Gà ỉa phân trắng, phân dính đọng ở lông xung quanh hậu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

môn. Từ 14 ngày tuổi trở đi gà ốm còi cọc, ít lông và thường bị què do bị viêm khớp.

Khi mổ khám gà bệnh thấy: trường hợp cấp tính gan, lách sưng to, ruột tụ máu, xuất huyết, niêm mạc ruột mỏng, loét. Khi bệnh kéo dài xuất hiện những nốt hoại tử màu vàng xám trên mặt gan, lách, phổi, cơ tim. Một số gà nhiễm bệnh từ phôi, lòng đỏ vẫn tồn tại, màu vàng xám hôi thối.

Ở Việt Nam, năm 1978, Phạm Quân và Nguyễn Thị Nội đã chế tạo kháng nguyên dùng chẩn đoán bằng phản ứng ngưng kết trên phiến kính thấy tỷ lệ nhiễm Salmonella ở gà mái đẻ là 41,5% và gà hậu bị là 15%. Trần Thị Lan Hương (1993) điều tra ở xí nghiệp gà Nhân Lễ thấy gà Hybro 5 tuần tuổi nhiễm 28,1% và Plymouth 30 ngày tuổi nhiễm 22,5%.

Việc điều trị: khuyến cáo không điều trị, nên loại bỏ gà bệnh để loại trừ gà mang trùng mãn tính.

Thực hiện phòng bệnh: đối với đàn giống và gà con nên mua từ các đàn và các lò ấp trứng có chứng chỉ không mắc S.pullorum của Cơ quan Thú y Nhà nước. Đàn giống có thể kiểm tra máu bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính. Nên đảm bảo an toàn sinh học chặt chẽ để phòng việc đưa mầm bệnh từ đàn gà nuôi thả vào trại, vì chúng là những con lưu trữ mầm bệnh.

* Bệnh thương hàn gà

Bệnh do vi khuẩn S.gallinarum gây nên. Bệnh phổ biến rộng trên thế giới và thường ở các đàn nửa thương phẩm. Bệnh gây các thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở các trại thương phẩm trong chăn nuôi gà công nghiệp ở các vùng dịch. Theo các nhà chăn nuôi gà ở Mỹ La tinh và châu Á, dịch bệnh xảy ra ở cả đàn gà non và trưởng thành, sản lượng trứng sụt và chi phí tăng do các biện pháp phòng ngừa và điều trị.

Bệnh truyền dọc và truyền ngang giống với S.pullorum.

Bắt đầu thể cấp tính của thương hàn xảy ra ở các đàn gà mẫn cảm có tiếp xúc với mầm bệnh. Tỷ lệ ốm tăng và tỷ lệ chết có thể tới 5 – 10% trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

một tuần. Bệnh không có triệu chứng ban đầu đặc trưng. Gà bệnh bị tiêu chảy, ủ rũ và giảm sản lượng trứng ở đàn gà trưởng thành, những biểu hiện này không được coi là các triệu chứng đặc thù để chẩn đoán bệnh.

Khi mổ khám gà bệnh thấy: hiện tượng gan, lách sưng to. Viêm buồng trứng tiếp đến teo trứng ở đàn gà trưởng thành. Ở các ca mãn tính có thể thấy viêm màng treo ruột.

Khi chẩn đoán: cần phân lập và xác định S.pullorum để khẳng định. Việc điều trị bệnh: không nên điều trị đối với đàn giống. Đối với đàn gà đẻ thương phẩm có thể cứu vãn trong điều kiện đặc biệt, sử dụng kháng sinh trong vòng hai tuần. Không bán trứng ra ngoài trong thời gian dùng thuốc hoặc thời gian sau ngừng thuốc (2-5 ngày).

Trong quá trình phòng bệnh: nên thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như đối với S.pullorum để phòng ngừa việc đưa mầm bệnh vào đàn.

* Bệnh phó thương hàn gà

Bệnh do các chủng Salmonella spp ngoài S.gallinarum và S.pullorum.

Bệnh xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới và xảy ở cả trại nuôi gà đẻ, gà thịt thương phẩm liên hoàn lẫn các trại chăn nuôi nhỏ.

Một số Salmonella spp gồm cả S.enteritidis, chủng 4, có thể gây chết

cao khi tồn tại cùng S.pullorum. Thông thường Salmonella spp phó thương

hàn gây thất thoát tới 3% trong 14 ngày đầu. Salmonella spp phó thương hàn là nguyên nhân nhiễm trùng thức ăn ở những người ăn trứng do nhiễm

S.enteritidis và thịt gà do nhiễm S.typhimurium, S.agona,...

S.enteritidis được truyền dọc qua đường truyền trứng. Các Salmonella spp khác có thể được truyền cơ học qua phân dính vào vỏ trứng hoặc trong trường hợp đàn gà bị giảm miễn dịch bằng truyền qua trứng.

Thức ăn chứa các nguyên liệu ô nhiễm có nguồn gốc động vật thường là nguyên nhân đưa bệnh thương hàn vào các trại khép kín. Bệnh có thể khó kiểm soát do quay vòng bột phụ phẩm ô nhiễm từ đàn gà thịt và gà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

đẻ thương phẩm.

Gà bị mắc bệnh có tỷ lê chết cao, đàn không đồng đều, không có triệu chứng đặc biệt ở gà trưởng thành.

Mổ khám gà bệnh thấy: trường hợp cấp tính gan, lách sưng to và đôi khi viêm ruột viêm màng treo ruột. Gà con có thể viêm rốn.

Việc chẩn đoán bệnh dựa trên cơ sở phân lập và xác định Salmonella

spp từ gan, lách, ruột hoặc máu tim.

Dùng kháng sinh điều trị sẽ làm giảm tỷ lệ chết song không loại bỏ được bệnh (gà khỏi bệnh vẫn mang trùng).

Việc khống chế bệnh chủ yếu là làm giảm tỷ lệ mắc ở đàn gà giống (tuyệt đối loại trừ những con mang trùng S.enteritidis và S.typhimurium) bằng các chương trình kiểm tra vi sinh cùng với các biện pháp an toàn sinh học thích hợp. Ngoài ra có thể kiểm soát S.enteritidis và S.typhimurium ở đàn gà

thương phẩm bằng cách dùng vaccine sống biến thể S.enteritidis hoặc S.typhimurium đơn lẻ hoặc kết hợp với bổ trợ nhũ tương vô hoạt lúc đẻ.

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)