Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được trên chuột bạch.

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 49 - 50)

- Kháng nguyên vỏ (KAntigen)

b. Các biện pháp trị bệnh.

2.5.4. Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn Salmonella phân lập được trên chuột bạch.

phân lp được trên chut bch.

- Chế môi trường BHI (Brain Heart Infusion). Chia ra ống nghiệm, mỗi ống 5 ml.

- Dùng que cấy vô trùng lấy vi khuẩn đã được nuôi ở 370C, 24 giờ trong môi trường thạch MacConkey hoặc thạch XLD, cho vào các ống môi trường BHI. Nuôi trong 24 giờ, nhiệt độ 370C. Trong thời gian nuôi cấy các ống nghiệm được lắc nhiều lần để kích thích sự phát triển của vi khuẩn.

- Trước khi tiêm chuột bạch: xác định số lượng vi khuẩn Salmonella trong canh trùng bằng phương pháp đếm số khuẩn lạc trên thạch đĩa XLD.

Cách tiến hành: đếm số lượng vi khuẩn trong 1 ml canh trùng (cfu/ml): lấy 1 ml dung dịch nuôi cấy vi khuẩn ở 370C trong 24 giờ cho vào ống nghiệm có chứa 9 ml nước sinh lý vô trùng. Trộn đều bằng máy lắc Vortex.

Dùng pipet vô trùng hút 0,1 ml huyễn dịch pha loãng ở các độ pha loãng khác nhau 10-1, 10-2, 10-3, 10-4, 10-5, 10-6, 10-7 cấy vào môi trường MacConkey hoặc môi trường XLD (mỗi độ pha loãng cấy vào 2 đĩa môi trường). Dùng que gạt thủy tinh vô trùng dàn đều huyễn dịch trên khắp bề mặt đĩa thạch, để tủ ấm 370C trong 24 giờ, lấy ra đọc kết quả.

Số lượng Salmonella (N) trong 1 ml được tính theo công thức sau: ∑ C

N =

(n1.1 + n2.0,1).d

Trong đó: C là số khuẩn lạc đếm được ở các đĩa có độ pha loãng liền nhau chọn để đếm. Ví dụ: ta chọn 2 độ pha loãng 10-7 và 10-8.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

n1: Số đĩa của độ pha loãng ban đầu (2 đĩa): 10-7. n2: Số đĩa của độ pha loãng tiếp theo (2 đĩa): 10-8. d: Hệ số pha loãng của đậm độ ban đầu: 10-7.

- Sau khi đếm khuẩn lạc ta tiến hành tiêm chuột với liều 0,2 ml canh trùng có đậm độ vi khuẩn 109 cfu/ml, tiêm phúc mạc 2 chuột bạch.

- Theo dõi thí nghiệm trong 7 ngày.

- Khi chuột chết tiến hành mổ khám kiểm tra bệnh tích và lấy bệnh phẩm của những chuột này phân lập lại vi khuẩn trên môi trường đặc hiệu.

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)