Các biện pháp phòng trị bệnh a Các biện pháp phòng bệnh.

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 39 - 41)

- Kháng nguyên vỏ (KAntigen)

c. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Salmonella + Các yếu tố không phải là độc tố

1.3.3. Các biện pháp phòng trị bệnh a Các biện pháp phòng bệnh.

a. Các bin pháp phòng bnh.

* Vệ sinh môi trường: phần lớn nguồn nhiễm bệnh Salmonella cho gia cầm là từ thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi có nhiễm vi khuẩn này. Đặc biệt là nguồn thức ăn; theo Aglio M.J. (2000) thì thức ăn của gia cầm có nhiễm Salmonella từ các nguồn protein, bột cá, từ nguồn rau thô và ngay cả thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

Để tiếp tục kiểm tra gia cầm mẹ mang trùng cần phải kiểm tra vi trùng học những trứng bị chết ngạt trong khi ấp ở giai đoạn cuối và những con chết trong giai đoạn 7 ngày đầu sau khi nở. Nếu phát hiện có mầm bệnh thì phải đình chỉ việc ấp ngay.

Điều kiện vệ sinh, chăm sóc có quan hệ mật thiết đến sự lưu hành bệnh. Phân gia cầm thường xuyên chứa mầm bệnh và làm ô nhiễm môi trường sống.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Vì vậy, việc dọn sạch phân, chất độn chuồng thường xuyên và định kỳ sát trùng nền chuồng có ý nghĩa phòng bệnh quan trọng. Cần tránh làm nhiễm bẩn các nguồn nước, thức ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn.

* Loại thải gà bị nhiễm Salmonella: Nếu bệnh xảy ra ở gia cầm con, tốt nhất nên tiêu diệt cả đàn để loại trừ nguồn truyền nhiễm. Nếu bệnh xảy ra ở đàn gia cầm có số lượng lớn có thể loại bỏ những con bị bệnh nặng và tiến hành điều trị những con còn lại để hạn chế tổn thất kinh tế. Tất nhiên những gia cầm này chỉ được phép nuôi để lấy thịt.

* Sử dụng vi khuẩn cạnh tranh: Theo Cooper (1989) một trong những trở ngại trong việc phòng bệnh Salmonella ở gia cầm là không có miễn dịch chéo giữa các chủng Salmonella gây bệnh. Vì vậy, việc sử dụng vi khuẩn cạnh tranh được các nhà nghiên cứu quan tâm.

* Sử dụng vaccine phòng bệnh:

Hiện nay trên thế giới có nhiều loại vaccine để phòng Salmonellosis ở gia cầm như:

- Vaccine Salenvac: Từ năm 1994 vaccine Salenvac theo Peter Oostenbach (2000) đã được sử dụng để chống sự lây nhiễm của S.enteritidis trong ngành gia cầm thế giới. Salenvac là loại vaccine bất hoạt dòng PT4 của

S.enteritidis và có chất phụ trợ Hydroxide nhôm và là một chế phẩm cơ chế

khống chế sự tổng hợp sắt (iron-retriction) của vi khuẩn. Gà được tiêm vào cơ bắp, với liều 0,1 ml cho gà con 1 ngày tuổi và 0,5 ml cho gà ở tuần tuổi thứ 4, 10-12 và 2 tuần trước khi xuất chuồng. Kháng thể thụ động ở gà con được truyền từ gà mẹ đã được tiêm Salenvac bảo vệ cho gà con mới nở tránh được sự lây nhiễm S.enteritidis từ các gà con mang trùng ngay trong máy ấp.

Ở Đức đã thử nghiệm Salenvac với tổng số 41 trại gia cầm, kết quả chỉ phát hiện một trường hợp S.enteritidis qua phương pháp nuôi cấy tăng sinh ở gà 48 tuần tuổi. Sau đó 90% gà giống nước Đức đã được tiêm vaccine với 75% là giống cao hơn và đồng đều hơn so với sử dụng vaccine dầu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Từ tháng 5 năm 1997 đến tháng 8 năm 1998 ở nước Bỉ 98% gà giống đã được tiêm vaccine Salenvac, kết quả cũng khống chế được và không phát hiện được trường hợp nào có S.enteritidis.

- Vaccine Nobilis SG 9R: Là loại vaccine sống khống chế bệnh thương hàn gà do S.gallinarum và S.pullorum gây ra được Williams Smith ở Anh năm 1956 làm ra dưới tên là vaccine Delvax SG và được đổi tên thành vaccine Nobilis SG 9R năm 1988 theo Goosen Van den Bosch (2000).

Năm 1996-1999 Hà Lan đã thử nghiệm cho 2,2 triệu gà đẻ trứng ở tất cả các trại có tỷ lệ nhiễm S.enteritidis cao đều cho kết quả khả quan là làm giảm tỷ lệ gà thải S.enteritidis từ 40% xuống còn 10% ở gà 23 tuần tuổi.

Vaccine Nobilis SG 9R là vaccine sống, nhược độc dòng S.gallinarum 9R (rough) với liều 2 x 107 CFU cho 1 gà. Tiêm dưới da hoặc cơ cho gà đẻ trứng vào 6 tuần tuổi và tiêm nhắc lại lần thứ 2 trong vòng 14 đến 18 tuần tuổi để phòng chống S.gallinarum và lây nhiễm S.enteritidis.

* Phòng bệnh bằng kháng nguyên S.gallinarum, S. pullorum:

Kháng nguyên S.gallinarum, S.pullorum được sử dụng để chẩn đoán phát hiện toàn bộ những cá thể gà bị nhiễm bệnh, loại thải tất cả những cá thể nhiễm S.gallinarum, S.pullorum ra khỏi đàn nhằm khống chế tỷ lệ nhiễm cũng như phòng tránh được sự lây lan mầm bệnh và tái ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gà công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)