Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu có tỷ lệ nhiễm t ừ mẹ.

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 56 - 58)

- Kháng nguyên vỏ (KAntigen)

3.1.2.Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu có tỷ lệ nhiễm t ừ mẹ.

b. Các biện pháp trị bệnh.

3.1.2.Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu có tỷ lệ nhiễm t ừ mẹ.

Trong tự nhiên, khi “gà đẻ” nhiễm vi khuẩn Salmonella thì mầm bệnh sẽ lây truyền qua trứng dị hình, qua phôi, gà con mới nở. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành lấy mẫu kiểm tra trên 3 loại mẫu: trứng chim đẻ sau 1 ngày có hình dạng dị hình (méo mó), trứng chim ấp chết phôi ở ngày thứ 16 – 17, chim con nở được 1 – 2 ngày bị chết. Tiến hành phân lập Salmonella ở 3 loại mẫu trên bằng phương pháp thường quy trong phòng thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.3.

Qua bảng số liệu 3.3, chúng tôi thấy:

+ Ở chim con sau khi nở chết khi phân lập vi khuẩn Salmonella cho tỷ lệ phân lập cao nhất (33,33%);

+ Ở trứng chim chết phôi vào ngày thứ 16 – 17 cho tỷ lệ phân lập cao thứ hai (15,00%);

+ Ở trứng chim mới đẻ cho tỷ lệ phân lập thấp nhất (6,66%). Với kết quả trên, theo chúng tôi:

+ Ở chim con sau khi nở ra chết có tỷ lệ nhiễm cao có thể là do số mẫu còn ít.

+ Ở trứng chim mới đẻ có tỷ lệ nhiễm 6,66% thường là do chim mẹ đã bị nhiễm Salmonella, hoặc có thể nhiễm từ môi trường bên ngoài.

+ Ở trứng ấp chết phôi vào ngày 16 -17 có tỷ lệ nhiễm Salmonella cao hơn trứng chim mới đẻ (15,00%) thường là do chim mẹ đã bị nhiễm

Salmonella truyền sang, ngoài ra còn bị nhiễm từ môi trường bên ngoài (môi

trường nuôi và giai đoạn ấp trứng từ lò ấp)

Theo Nguyễn Danh Tuấn (2004), khi phân lập Salmonella trên phôi chết lúc 18 ngày ấp, gà con 1 ngày tuổi bị chết, trứng mới đẻ dị hình trên giống gà Lương Phượng cho biết:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.3. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu có tỷ lệ lây nhiễm từ chim mẹ (trứng đẻ sau 1 ngày, trứng ấp chết phôi, chim con

chết) trên đàn chim Trĩ nuôi tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

STT Mẫu bệnh phẩm Sô mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%) 1 Trứng đẻ sau 1 ngày (hình dạng dị hình) 30 2 6,66 2 Trứng ấp chết phôi ngày thứ 16 -17 40 6 15,00 3 Chim con nở ra được 1- 2 ngày chết 6 2 33,33

0 5 10 15 20 25 30 35 T ỷ l ệ ( % ) Trứng đẻ sau 1 ngày (hình dạng dị hình) Trứng ấp chết phôi ngày thứ 16 -17

Chim con nở ra được 1- 2 ngày chết Mẫu bệnh phẩm

Hình 3.3. Kết quả phân lập vi khuẩn Salmonella ở các mẫu bị lây nhiễm từ chim trĩ mẹ.

+ Phôi chết lúc 18 ngày ấp số mẫu phân lập là: 10, số mẫu dương tính là: 2, cho tỷ lệ phân lập là: 20,00%.

+ Ở gà con một ngày tuổi bị chết số mẫu phân lập được là: 23, số mẫu dương tính là: 6, cho tỷ lệ phân lập được là: 26,08%

+ Ở trứng gà mới đẻ có hình dạng dị hình số mẫu phân lập được là: 18, số mẫu dương tính là: 3, cho tỷ lệ phân lập được là: 16,66%

Kết quả phân tích tỷ lệ nhiễm 3 mẫu của tác giả theo thứ tự cao nhất vẫn là gà con chết, sau đó đến phôi chết, cuối cùng là trứng gà mới đẻ. Như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên đàn chim Trĩ cũng cho kết quả tương tự so với kết quả nghiên cứu của tác giả trên.

Nhưng đối với giống gà SASSO của chính tác giả trên phân tích lại cho thấy:

+ Phôi gà chết lúc 18 ngày ấp số mẫu phân lập là: 14, số mẫu dương tính là 4, cho tỷ lệ phân lập được là: 28,57%

+ Gà con một ngày tuổi bị chết số mẫu phân lập là: 19, cho kết quả dương tính là: 5, tỷ lệ phân lập được là: 26,31%

+ Trứng gà mới đẻ có hình dạng dị hình số mẫu phân lập là 21, số mẫu dương tính là: 3, tỷ lệ phân lập được là: 14,28%

Kết quả điều tra giống gà SASSO lại có sự khác biệt nhỏ, bởi ở giống gà này phôi gà chết cho tỷ lệ phân lập cao nhất.

Chứng tỏ tỷ lệ nhiễm ở các giống gà là có sự khác nhau. Vậy như chúng tôi đã phân tích ở trên, ngoài phụ thuộc vào yếu tố giống còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường khách quan như: vệ sinh chuồng trại và thức ăn, những yếu tố này làm cho sự phân tích tỷ lệ nhiễm ở giống gà SASSO của tác giả có sự sai khác với kết quả của chúng tôi. Vì theo Trần Thị Hạnh và cs (1997), trong chất độn chuồng tỷ lệ nhiễm Salmonella là 2,5%, trong thức ăn nước uống tỷ lệ nhiễm từ 26,6 – 33,3%. Tất cả các yếu tố trên làm cho sự phân tích tỷ lệ nhiễm là khác nhau.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì huyện Hoành Bồ chăn nuôi chim Trĩ tại các nông hộ theo hình thức chăn nuôi tập trung công nghiệp, mật độ đông với số lượng cũng rất lớn. Chính vì vậy, mà mức độ lây nhiễm là tương đối cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2. Kết quả giám định một số đặc tính nuôi cấy và sinh hóa của các chủng Salmonella phân lập được trên chim Trĩ nuôi tại Hoành Bồ

Một phần của tài liệu Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn salmonella SPP gây tiêu chảy trên đàn chim trĩ nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện hoành bồ quảng ninh (Trang 56 - 58)