Một số chính sách thực hiện thu ngân sách hiện nay
Hiện nay tỉnh Hải Dương thực hiện quản lý ngân sách theo quy định chung của nhà nước là quản lý theo ngành dọc từ TW đến địa phương và theo chiều ngang theo sự quản lý của chính quyền địa phương. Quản lý thu ngân sách được thống nhất theo luật và các chính sách về thuế, phí, lệ phí…Căn cứ vào các chính sách để quản lý như sau:
Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;
Thông tư hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Thông tư hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa KBNN – Tổng cục thuế - Tổng cục hải quan và các ngân hàng thương mại. 85/2011/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2011 của Bộ Tài chính.
Thôn tư hướng dẫn số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 về việc thi hành một số điều của luật quản lý thuế, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của chính phủ.
Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính,
Thông thường các loại ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu và thuế và các loại phí hàng năm có thể được quy vào ngân sách gọi chung là thuế:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 Bộ máy tổ chức quản lý theo chức năng của hệ thống thuế ở TW và tỉnh thống nhất chung theo sơ đồ sau:
Sơđồ 4.1: Mô hình tổ chức quản lý theo chức năng của hệ thống thuế Việt Nam
Mô hình này cho thấy tổng cục thuế ở Trung ương theo các bộ phận đến Cục thuế ở cấp tỉnh bao gồm: Bộ phận quản lý theo chức năng bao gồm phòng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, phòng kế hoạch và kế toán thuế, phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phòng thanh tra thuế và phòng tổng hợp nghiệp vụ dự toán. Đây là những phòng ban chức năng chính. Ngoài ra còn có bộ phận quản lý thuế thu nhập cá nhân, phòng tin học, bộ phận quản lý nội bộ.
Cấp dưới là chi cục thuế, đồng các phòng ban chức năng như: tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, đội kê khai kế toán thuế, đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đội kiểm tra thuế. Ngoài ra còn có các phòng ban nội bộ khác…Mô hình này được thống nhất từ trên xuống dưới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74
Phân cấp quản lý thu ngân sách tỉnh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đối với phân cấp quản lý thu ngân sách cấp tỉnh phải tuân theo quản lý thu ngân sách của TW và đặc tính riêng về phân cấp quản lý thu ngân sách của địa phương. Theo đó ngân sách địa phương cụ thể theo đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh như sau:
Cục thuế quản lý thu thuếđối với
i. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ do Trung Ương và tỉnh quản lý, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng có vốn đầu tư nước ngoài;
ii. Chi nhánh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài tỉnh thuộc doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý và chi nhánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài trừ chi nhánh các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, ăn uống.
iii. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn đăng ký kinh doanh từ 15 tỷ đồng trở lên thuộc diện phải lập dự án đầu tư theo quy định và được thành lập kể từ ngày 01/01/2014, thuộc:
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp khác có các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc hoạt động tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh;
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thường xuyên có phát sinh hoàn thuế GTGT;
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, ngân hàng;
- Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; - Doanh nghiệp sản xuất thủy điện.
Chi cục Thuế các huyện, thành phố quản lý thu thuế tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn trừ các doanh nghiệp tại khoản 1 nêu trên và làm nhiệm vụ quản lý thu một số nguồn thu, sắc thuế.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 i. Quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai trên địa bàn huyện, thành phố;
ii. Thuế thu nhập cá nhân từ doanh nghiệp không thuộc điểm 1 nêu trên; đơn vị hành chính sự nghiệp;
iii. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế chuyển nhượng bất động sản (các doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý); lệ phí trước bạ; thu tiền sử dụng đất và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn; tiền thuê đất của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước trên địa bàn;
iv. Các khoản phí, lệ phí do các cơ quan cấp xã, phường thị trấn và cấp huyện, thành phố Quản lý thu trừ các đơn vị theo điểm 1 nêu trên.
Riêng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi loại hình có các đơn vị
trực thuộc, mỏ khai thác đất, đá, cát, sỏi trên từng địa bàn, thực hiện kê khai và nộp thuế Tài nguyên, phí bảo vệ môi trường với Chi cục Thuế nơi khai thác trừ
các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng.
Nhận xét: Một số vấn đề đặt ra về phân định nguồn thu ngân sách giữa
trung ương và địa phương: Thứ nhất, khác với những đất nước khác, các địa phương không có quyền tự chủ trong quyết định các loại thuế. Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất trên toàn quốc với các sắc thuế được Quốc hội thông qua. Thứ hai, cơ chế phân chia nguồn thu hiện nay cũng còn nhiều bật cập: Số thu được phân chia giữa ngân sách địa phương dựa theo địa điểm mà thuế thực sự được thu. Điều này dẫn đến sự bất hợp lý trong phân chia thuế giữa TW và địa phương, đặc biệt là thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp. Thứ ba, Luật ngân sách nhà nước năm 2002 không quy định rõ nguồn thu đối với cấp huyện và xã như Luật ngân sách năm 1996. Điều này mang lại cho cấp tỉnh sự tự chủ linh hoạt về ngân sách và khả năng thích ứng với các tình huống đặc biệt có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76
Các hình thức thu ngân sách
Các cơ quan thu ngân sách hiện nay trên địa bàn tỉnh áp dụng hai hình thức thu ngân sách theo quy định của nhà nước:
Thu bằng chuyển khoản: Chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại ngân hàng, Chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại kho bạc nhà nước
Thu bằng tiền mặt: Trực tiếp tại kho bạc nhà nước, tiền mặt tại ngân hàng
nơi kho bạc nhà nước mở tài khoản, thu bằng tiền mặt tại cơ quan thu, thu tiền mặt qua cơ quan ủy nhiệm thu, thu qua các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt trực tiếp theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính; Uỷ ban nhân dân cấp xã được phép thu các khoản thuộc nhiệm vụ thu của ngân sách cấp xã; sau đó, làm thủ tục nộp tiền vào KBNN huyện hoặc nộp vào quỹ của ngân sách xã để chi theo chế độ quy định.
Chứng từ thu ngân sách: Chứng từ thu ngân sách bao gồm lệnh thu NSNN, giấy nộp tiền vào NSNN, bảng kê nộp thuế, biên lai thu NSNN, chứng từ phục hồi.
Giấy nộp tiền vào NSNN: Giấy nộp tiền NSNN chung; Giấy nộp tiền vào
NSNN bằng ngoại tệ; Giấy nộp tiền vào NSNN chuyển đổi từ chứng từ điện tử. Phát hành theo các hình thức (Đối tượng nộp NSNN tự in, KBNN in và cấp cho người nộp thuế, NH hoặc cơ quan ủy nhiệm thu in và cấp cho người nộp thuế,
Bảng kê nộp thuế: Bao gồm các thông tin như nội dung giấy nộp tiền vào
NSNN.
Biên lai thu ngân sách nhà nước: Sử dụng cho việc thu NSNN qua các cơ
quan được ủy nhiệm:
+ Các loại biên lai thu: Biên lai thu không in mệnh giá, khi sử dụng phải viết tay; Biên lai thu in sẵn mệnh giá; Biên lai thu lập và in từ chương trình máy tính (gồm cả loại biên lai in sẵn số tiền phải nộp của từng đối tượng nộp, dùng cho các cơ quan thu, cơ quan nhận uỷ nhiệm thu).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77 + Bộ Tài chính quy định thống nhất mẫu các loại biên lai
+ Tổng cục thuế thống nhất tổ chức, phát hàng, quản lý các loại biên lai
Trao đổi thông tin thu ngân sách nhà nước
Nguyên tắc: Trao đổi thông tin theo dọc từ TW đến địa phương và trao đổi
thông tin thường xuyên giữa cơ quan thu, KBNN, tổ chức dc cơ quan thu, KBNN dc ủy nhiệm thu và cơ quan tài chính.
Nội dung trao đổi thông tin: Thông tin về cơ quan quản lý thu thuế, thông
tin về người nộp thuế, Thông tin về tình hình tổ chức thu ngân sách, danh mục mã điều tiết thu NSNN
Quy trình trao đổi thông tin: Hệ thống danh mục dùng chung trao đổi từ
trên xuống dưới; các thông tin về thu ngân sách được truyền từ cấp dưới lên cấp trên
Quy trình thu ngân sách nhà nước
Quy trình thu ngân sách nhà nước hiện nay thực hiện theo hình thức chủ yếu là thu vào kho bạc nhà nước được quy định tại “Thông tư hướng dẫn
thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”.
Theo đó có 5 hình thức thu với mỗi hình thức có các quy trình khác nhau bao gồm:
i. Thu bằng chuyển khoản qua KBNN quy định rõ 2 trường hợp khác nhau: Trường hợp 1 là KBNN chưa tham gia vào hệ thống thuế và trường hợp KBNN chưa tham gia vào hệ thống thuế. 2 trường hợp này khác nhau ở điểm về xử lý các liên giấy nộp tiền;
ii. Trường hợp thu bằng chuyển khoản qua ngân hàng: Quy trình xử lý sẽ khác nhau nếu ngân hàng chưa tham gia vào hệ thống thông tin thu nộp thuế và trường hợp ngân hàng đã tham gia vào hệ thống tin tin thu nộp thuế: Thu qua ngân hàng và thu qua thẻ ATM.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78 iii. Thu bằng tiền mặt qua kho bạc nhà nước: Thu bằng giấy nộp tiền qua ngân sách nhà nước trong trường hợp này lại được chia ra 2 trường hợp: Trường hợp KBNN chưa tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế; Trường hợp KBNN đã tham gia hệ thống thông tin thu nộp thuế. Thu bằng biên lai thu: có mệnh giá và không có mệnh giá.
iv. Thu tiền mặt qua ngân hàng: có 2 trường hợp xảy ra là thu bằng giấy
nộp tiền vào ngân sách nhà nước và thu bằng biên lai thu.
v. Thu bằng tiền mặt qua cơ quan thu: Được chia làm 2 quy trình cụ thể là quy trình doanh nghiệp nộp tại cơ quan thu đối với biên lai thu không tin mệnh giá và biên lai thu có in mệnh giá sẵn.Quy trình nộp tiền vào kho bạc nhà nước.
Ngoài ra thông tư hướng dẫn rất rõ quy trình quản lý NSNN bằng ngoại tệ và một số khoản thu có tính đặc thù, quy trình hoàn trả các khoản thu ngân sách, quy trình kiểm tra và giám sát, đối chiếu và xử lý công tác thu ngân sách cũng như hạch toán kế toán, báo cáo quyết toán thu ngân sách.
4.2.3 Hiệu quả của công tác quản lý thu ngân sách của các doanh nghiệp vừa và nhỏ