Thực trạng thu ngân sách

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 77 - 82)

Với tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp cũng như doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp như trên. Ta thấy rõ ở biểu đồ 4.6, tổng thuế và phí mà doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp vào cho ngân sách nhà nước tăng lên nhanh trong giai đoạn 2003 đến năm 2009 tương ứng từ 672,29 tỷ đồng lên 3.818,68 tỷ đồng. Có một sự giảm nhẹ về sự đóng góp sau 1 năm tức năm 2010 còn gần 3.600 tỷ đồng sau đó lại tăng mạnh trong năm 2011 lên gần 5.353 tỷ đồng. Mặc dù năm 2012 lợi nhuận trung bình trên mỗi doanh nghiệp tăng, nhưng nhiều doanh nghiệp khó khăn và có nhiều doanh nghiệp phá sản nên số lượng thu vào ngân sách có chiều hướng giảm xuống gần 4.000 tỷ đồng.

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2013)

Biểu đồ 4.6: Tổng thuế và phí doanh nghiệp vừa và nhỏ nộp ngân sách theo thời gian

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Trong tổng các loại ngân sách phải nộp nhà nước thì hiện nay thuế chiếm một tỷ lệ trên 90% tổng ngân sách mà các doanh nghiệp phải nộp. Các loại thuế bao gồm: Thuế GTGT hàng bán nội địa, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bảng 4.12 cho thấy các loại thuế mà doanh nghiệp vừa và nhỏ phải nộp qua các năm.

Bảng 4.11: Thuế và các khoản phí nộp ngân sách theo thời gian của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh

ĐVT: % Loại thuế Năm phí nộp ngân sách 2003 2007 2010 2011 2012 Tổng (Tỷđồng) 672,29 2.081,97 3.592,61 5.352,78 3.949,45 Thuế GTGT hàng bán nội điạ 21,13 41,31 46,65 47,16 23,06 Thuế tiêu thụđặc biệt 13,15 29,47 28,67 26,61 17,40 Thuế xuất nhập khẩu 52,59 19,42 15,2 10,93 3,59

Thuế thu nhập doanh nghiệp 13,04 9,92 9,66 17,21 55,95

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, 2013)

Có một sự biến động lớn về các loại thuế phải nộp theo thời gian và theo cơ cấu các loại thuế phải nộp trong 1 năm. Nếu năm 2003 thuế xuất nhập khẩu đóng góp một tỷ lệ lớn nhất vào doanh thu ngân sách nhà nước với hơn 52,59%, tiếp theo là thuế GTGT hàng bán nội địa là 21,13% còn lại chia đều cho thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp. Sau 4 năm năm 2007 thuế xuất nhập khẩu chỉ đóng góp 19,42% trong tổng thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Thay vào đó là thuế GTGT hàng bán nội địa chiếm một tỷ lệ lớn nhất với hơn 41%, tiếp theo là thuế tiêu thụ đặc biệt với hơn 29%, phần còn lại là thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong năm 2010 tỷ lệ này không có sự biến động nhiều ngoại trừ thuế GTGT hàng bán nội địa tăng lên hơn 5%, trong khi năm 2011 thuế xuát nhập khẩu tăng từ 15,2% xuống còn 10,93%. Sang năm 2012 thuế xuất nhập khẩu giảm xuống còn 3,59% thay vào đó là thuế GTGT hàng bán nội địa giảm xuống còn 23,06%, thuế tiêu thụ đặc biệt giảm ngược lại thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên gần 56%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69 Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có 34/56 doanh nghiệp nộp thuế GTGT với tổng số tiền là 38,42 tỷ đồng theo kết quả điều tra. 47/56 doanh nghiệp nộp thuế môn bài với tổng số tiền là 101,5 triệu đồng. Số lượng doanh nghiệp nộp thuế GTGT nhập khẩu là 11 doanh nghiệp với số tiền gần 85 tỷ đồng và 9 doanh nghiệp nộp thuế xuất nhập khẩu với gần 19 tỷ đồng. Vậy thuế GTGT nhập khẩu vẫn chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong các loại thuế mà một số doanh nghiệp phải nộp theo điều tra.

Bảng 4.12: Thực trạng nộp thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

Các chỉ tiêu ĐVT Thành tiền

Tổng số doanh nghiệp DN 56

Thuế GTGT Số DN nộp DN 34

Tổng số tiền Tỷ.đ 38,42

Thuế môn bài Số DN nộp DN 47

Tổng số tiền Tr.đ 101,5

Thuế GTGT nhập khẩu Số DN nộp DN 11

Tổng số tiền Tỷ.đ 84,59

Thuế xuất nhập khẩu Số DN nộp DN 9

Tổng số tiền Tỷ.đ 18,79

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2014)

Thực trạng nộp thuế được thể hiện theo đơn vị hành chính. Mặc dù số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hải Dương là lớn nhất nhưng đây không phải là địa phương đóng góp ngân sách nhiều nhất cho nhà nước. Điều này có thể thấy rõ ở bảng 4.14 dưới đây.

Theo thời gian có sự hoán đổi về cơ cấu doanh số nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp thông qua các loại thuế. Nhìn chung các địa phương đóng góp nhiều nhất theo thời gian như Cẩm Giàng, Kinh Môn và thành phố Hải Dương ở tất cả các thời gian với tổng hơn 94% doanh thu ngân sách ở 3 địa phương năm 2003. Thu ngân sách ở Cẩm Giàng có xu hướng giảm xuống theo thời gian từ đóng góp hơn 60% năm 2003 xuống còn gần 38% năm 2012. Huyện Kinh Môn có xu hướng tương tự, ngược lại thành phố Hải Dương có xu hướng đóng góp cho ngân sách tăng từ gần 10% năm 2003 lên gần 27% năm 2012. Còn lại là sự đóng góp của các địa phương khác, trong đó có nhỉnh hơn như Bình Giàng, Chí Linh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Qua đó cho thấy không phải doanh nghiệp nhiều thì sự đóng góp cho ngân sách càng lớn. Điều này còn phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bảng 4.13: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo thời gian

Đơn vị tính: % Đơn vị hành chính 2003 2007 2010 2011 2012 Tổng số (Tỷ.đ) 672.288 2.081.965 3.592.610 5.352.784 3.949.450 Thành phố Hải Dương 9,73 14,79 25,68 17,66 26,54 Huyện Chí Linh 1,65 20,21 9,25 7,32 7,53 Huyện Nam Sách 0,3 1,89 1,30 0,52 0,67 Huyện Kinh Môn 25,29 18,66 36,2 17,85 20,01 Huyện Kim Thành 0,35 0,85 6,42 3,74 3,19 Huyện Thanh Hà 0,18 0,53 0,71 0,20 0,31 Huyện Cẩm Giàng 60,30 42,06 16,36 48,96 37,64 Huyện Bình Giang 1,87 0,53 1,38 2,83 2,20 Huyện Gia Lộc 0,07 0,13 0,22 0,23 0,29 Huyện Tứ Kỳ 0,06 0,21 1,84 0,46 0,84 Huyện Ninh Giang 0,18 0,10 0,27 0,18 0,58 Huyện Thanh Miện 0,02 0,04 0,37 0,06 0,20

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương - 2013)

Nếu xét theo thành phần kinh tế và theo lĩnh vực hoạt động có thể thấy rõ ở bảng 4.15 về tỷ lệ các thành phần kinh tế cũng như các lĩnh vực hoạt động mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nộp vào ngân sách nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các thành phần kinh tế có một điều ngược lại về số lượng đóng góp cho ngân sách nhà nước với số lượng doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là thành phần kinh tế đóng góp lớn nhất với hơn 2.177 tỷ đồng chiếm 55,13%, trong đó chủ yếu là thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 56% và thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm hơn 32%. Trong số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có hơn 50% được đóng góp với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài là nhóm được xếp vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 Thành phân kinh tế đóng góp nhiều thứ hai vào ngân sách nhà nước là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp một lượng lớn vào ngân sách nhà nước sau doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với cơ cấu 29,37% trong đó chủ yếu là thuế GTGT hàng nội địa và thu nhập doanh nghiệp chiếm gần 97%. Trong số các doanh nghiệp ngoài nhà nước thì công ty cổ phần có vốn nhà nước đóng góp một tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là công ty TNHH tư nhân. Khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng góp vào ngân sách một tỷ lệ nhỏ nhất với 15,5%.

Bảng 4.14: Thuế phải nộp theo thành phần kinh tế và theo ngành của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐVT: Tỷđồng Thành phần kinh tế/Ngành kinh tế Tổng số Trong đó thuế GTGT hàng bán nội điạ Tiêu thụ đặc biệt Xuất nhập khẩu Thu nhập doanh nghiệp I. Thành phần kinh tế

1. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước 612,06 314,57 118,60 0,35 1.222,19 + DN Nhà nước Trung ương 562,66 291,31 106,73 0,35 1.202,11 + DN Nhà nước Địa phương 49,40 23,26 11,87 - 20,08 2. Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1.159,94 523,76 7,73 77,23 597,03 + DN Tập thể 15,39 5,95 - - 35,86 + DN Tư nhân 65,76 52,64 0,03 0,86 (92,61) + Công ty TNHH tư nhân 326,37 253,81 0,45 11,51 376,91 + Cty cổ phần có vốn Nhà nước 668,25 273,10 7,25 64,57 234,52 + Cty cổ phần không có vốn Nhà nước 84,17 38,26 0,00 0,29 42,35 3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.177,45 253,15 697,68 159,36 1.220,79 + DN liên doanh với nước ngoài 1.208,15 55,05 697,68 25,56 441,69

II. Theo lĩnh vực hoạt động

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,26 2,42 - - 14,27

2. Khai khoáng 28,40 14,18 - - 14,41

3. Công nghiệp chế biến , chế tạo 3.350,98 732,15 806,53 227,90 2.253,50 4. Xây dựng 126,28 107,47 - - (74,70) 5. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 13,92 9,20 0,03 0,06 (19,41) 6. Hoạt động chuyên môn, KH&CN 20,66 19,05 - - (9,05) 7. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 28,45 10,33 16,57 0,15 (8,04)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 77 - 82)