triển kinh tế xã hội cả tỉnh cũng như mục tiêu về thu chi ngân sách nhà nước tỉnh trong giai đoạn tới có thể đưa ra các định hướng giải pháp nhằm tăng thu ngân sách trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
4.4.2 Giải pháp cải thiện và tăng cường thu ngân sách của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ
Căn cứ vào kết quả điều tra và nghiên cứu của tác giả tổng hợp từ ý kiến của các cán bộ thuế về nâng cao nguồn thu ngân sách đã đưa ra hệ thống các giải pháp tăng thu ngân sách như bảng 4.21.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thuế, phí và một số lệ phí là nguồn thu chính. Tổ chức rà soát lại mọi khoản thu ngân sách từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đều do hệ thống thuế quản lý theo một nguyên tắc và quy trình chung. Điều này được thực hiện bởi cơ quan thuế của tỉnh, kết hợp theo ngành dọc của huyện và các bên liên quan trong việc thu ngân sách. Thực hiện theo một quy trình chung của tỉnh đưa ra, có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của một bộ phận độc lập về quản lý.
Tổng hợp từ phiếu điều tra của cán bộ thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương về giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho thấy rõ ở bảng số liệu sau đây:
Bảng 4.20: Một số giải pháp hạn chế thất thu ngân sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Giải pháp % ý kiến
1. Tăng cường tập huấn, tuyên truyền pháp luật về chính sách 91,25 2. Tập huấn, đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế 71,34 3. Tập trung công tác thu nợđọng, tổ chức cưỡng chế
bằng cách ngừng cung cấp hóa đơn 73,64
4. Rà soát quản lý chặt chẽ nguồn thu, cần có chế tài xử lý mạnh 82,56 5. Thành lập đội chống thất thu liên ngành 91,23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 Hai giải pháp được ưu tiên và sự lựa chọn của nhiều cán bộ cho rằng tăng cường tạp huấn, tuyên truyền pháp huấn về chính sách là một giải pháp quan trọng chiếm tới 91,25% ý kiến của cán bộ thuế. Bên cạnh đó thành lập đội chống thất thu liên ngành cũng được ưu tiên là giải pháp cần phải thực hiện với 91,23%. Điều này thực hiện bởi phòng truyền thông và cơ quan thu ngân sách theo sự chỉ đạo của sở Tài chính được thực hiện hàng năm.
Rà soát quản lý chặt chẽ nguồn thu, cần có chế tài xử lý mạnh với những trường hợp trốn tránh trách nhiệm nộp ngân sách cũng như cán bộ làm thất thu nguồn thu ngân sách, tỷ lệ này chiếm 82,56%. Tập huấn đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế chiếm 71,34% ý kiến. Tập trung công tác thu nợ đọng, tổ chức cưỡng chế bằng cách ngừng cung cấp hóa đơn được 73,64% ý kiến lựa chọn. Thực hiện bởi sở Tài chính với sự giám sát và kiểm tra của cơ quan độc lập.
Rà soát lại toàn bộ hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn
Căn cứ đưa ra giải pháp: Căn cứ thực trạng hiện nay việc hoạt động và
thống kê quá trình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ đang gặp nhiều khó khăn và không có những số liệu chính xác dẫn đến có nhiều doanh nghiệp trốn được thuế và phí của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang hoạt động nhưng khai báo phá sản hay ngừng hoạt động dẫn đến không thu được ngân sách của các doanh nghiệp này. Công việc này hiện nay vẫn buông lỏng dẫn đến tình trạng không thu được nguồn ngân sách cho nhà nước. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp hoạt động “chui” và hoạt động không nộp thuế vào ngân sách.
Giải pháp: Theo các cơ quan thế và hải quan, cần thực hiện nghiêm túc
phối hợp giữa cơ quan thu ngân sách và chính quyền địa phương, an ninh rà soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp để có thể tận thu nguồn ngân sách cho nhà nước.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91
Thực hiện: Công việc này cần có sự phối hợp tổng thể và có kế hoạch, triển khai và cập nhật thường xuyên sự hoạt động của các doanh nghiệp. Quá trình thực hiện cần có sự tham gia của thống kê, cơ quan thuế, thị trường, hải quan, tài chính và chính quyền địa phương, cập nhật hàng tháng về tình hình số lượng hoạt động và ngừng hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý để có thể nắm bắt được tình hình thu nộp ngân sách cho nhà nước.
Rà soát lại công việc và nhiệm vụ của từng cơ quan chức năng trong việc liên quan đến thu nguồn thuế
Căn cứ đưa ra giải pháp: Ngân sách nhà nước hiện nay được thực hiện
thu bởi 4 cơ quan chính và Cục thuế, hải quan, kho bạc và sơ tài chính. Bên cạnh đó việc thu ngân sách nhà nước ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thông qua ngân hàng và các tổ chức được bộ Tài chính ủy quyền thu. Một thực tế rằng, việc phân chia trách nhiệm giữa các cấp chưa rõ ràng và còn chồng chéo nhau, đặc biệt về nhiệm vụ thu và chi.
Giải pháp: Cần thực hiện một hệ thống có tính pháp lý từ trên xuống dưới
về trách nhiệm của từng bộ phận từng chức năng riêng, tránh trường hợp thất thu ngân sách không quy trách nhiệm được cho bộ phận nào.
Thực hiện: Việc làm này cần thực hiện nay bởi Bộ tài chính và cơ quan chính quyền địa phương cấp tỉnh. Thực hiện đồng bộ từ trên xuống theo nguyên tắc chung, đồng thời có sự trao đổi rõ ràng qua kênh thông tin đã được chỉ rõ trong quy định giữa các bên nhằm minh bạch hóa thông tin.
Hoàn thiện hệ thống chính sách về ngân sách nhà nước nói chung và hệ thống thuế nói riêng
Căn cứ: Cần có một sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích kinh tế nhà nước, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành chính sách, chế độ động viên qua thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước, vừa đảm bảo nguồn thu tài chính cho nhà nước thực hiện điều hành vĩ mô nền kinh tế, thực hiện bảo vệ xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh phát triển.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92
Giải pháp: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng giảm bớt
các loại thuế phải nộp hiện nay mà theo ý kiến của doanh nghiệp và một phần cán bộ thuế cho rằng quá nhiều loại thuế phải nộp. Đồng thời giảm dần các ưu đãi, miễn giảm thuế, mở rộng phạm vi, đối tượng nộp thuế, bảo đảm nguyên tắc công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế trong xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tăng cường hạch toán kế toán theo đúng quy định chính sách.
Điều chỉnh các sắc thuế và thuế suất cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế hội nhập, sửa đổi và hoàn thiện các loại thuế gián thu, khẳng định vai trò của thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều kiện mới.
Nâng dần tỷ trọng thuế trực thu trong thu ngân sách nhà nước theo các phương thức thích hợp, áp dụng thống nhất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo một môi trường bình đẳng trong việc thiết lập các chế độ thuế và chính sách, góp phần tạo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, tăng cường thu ngân sách về nghĩa vụ nôp thuế của các doanh nghiệp.
Thống nhất hình thức nộp thuế và nâng cao hiệu quả hướng dẫn quy trình nộp thuế cho các doanh nghiệp
Căn cứ: Thực trạng cho thấy chất lượng công tác quản lý kê khai, kế toán thuế cũng được nâng lên thông qua việc thường xuyên rà soát mã số thuế, theo dõi biến động của người nộp thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ để có biện pháp chấn chỉnh. Đến nay, trên địa bàn đã có gần 1024 doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng internet, tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn luôn đạt trên 75%, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý kê khai thuế.
Mặc dù vậy thì hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa được hướng dẫn rõ ràng, gần 3/4 thông tin có được là doanh nghiệp tự tìm hiểu mà không được sự giải thích rõ ràng từ phía cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó chất lượng các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 buổi tập huấn cũng như tình thần trách nhiệm của cán bộ tập huấn và hướng dẫn chưa cao.
Giải pháp: Cần có một quy trình hướng dẫn cụ thể được thực hiện bởi cơ
quan thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là cơ quan thuế. Hướng dẫn cụ thể về quy trình kê khai, hình thức nộp và hướng dẫn nhiệt tình, có tài liệu hướng dẫn rõ ràng. Thường xuyên tập huấn khi có sự thay đổi nếu cần thiết. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, có rất nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ quy trình, hình thức nộp đồng thời làm sai quy trình kê khai dẫn đến nộp thuế muộn và kéo dài thời gian nộp làm ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tăng cường tuyên truyền, tập huấn pháp luật về chính sách nhà nước đến các doanh nghiệp
Trong thời gian qua nguồn thu ngân sách tỉnh Hải Dương có những chuyển biến tích cực do kinh tế tỉnh đang trong thời gian phục hồi, các doanh nghiệp được tháo gỡ khó khăn và đã có những chuyển biến hoạt động mới, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của Chính phủ và việc thực thi các cơ chế chính sách mới đã tác động không nhỏ đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được thực hiện với nhiều hình thức phong phú. Bộ phận trả lời trực tiếp cho hơn 1124 lượt người nộp thuế, hỗ trợ qua điện thoại 5235 cuộc, tổ chức 15 buổi tập huấn về chính sách pháp luật thuế cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tổ chức tập huấn đào tạo chuyên môn cho cán bộ thu ngân sách nhà nước
Giải pháp: Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp của mô hình tổ chức mới. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển, luân phiên công việc đối với cán bộ theo chế độ đã quy định.
Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý thực hiện nghiêm túc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94 các quy trình nghiệp vụ, khai thác sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời nâng cao nhận thức cán bộ về công tác cải cách hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ hiện nay, trong thời gian tới cần kế hoạch hóa cụ thể và tổ chức thực hiện đào tạo, đào tạo lại một số bộ phận nguồn nhân lực ngành Tài chính, Thuế, Kho bạc nhà nước, Hải quan đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý thu, chi ngân sách địa phương. Mở rộng các hình thức đào tạo như đào tạo bồi dưỡng tập trung trong tỉnh và ngoài tỉnh. Cần coi trọng việc học ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ theo quá trình đổi mới trong thể chế và cơ chế quản lý NSNN. Tiếp tục khảo sát, đánh giá bố trí lại đội ngũ cán bộ đảm bảo nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phong cách làm việc.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên trong nội bộ một cách độc lập và khách quan, khắc phục tình trạng khép kín và thiếu công khai minh bạch, dễ phát sinh tiêu cực trong việc giải quyết các thủ tục hành chính với các doanh nghiệp. Giám sát kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện của các cán bộ cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc…từ khâu đăng ký cấp mã số thuế, xử lý tố tụng về thuế…đảm bảo đúng trình tự và thời gian quy định. Xử lý nghiêm minh các hình vi gây vi phạm, nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc với các doanh nghiệp.
Điều chỉnh sửa đổi kịp thời các biện pháp phòng chống tham ô, thất thoát trong chấp hành thu, chi ngân sách, nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước.
Không ngừng nâng cao trình độ nguồn nhân lực cả đạo đức và chuyên môn, nhằm đáp ứng ngày càng cao trong quản lý ngân sách, phù hợp với yêu cầu của một lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội tổng hợp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hướng chuyên môn hóa kỹ năng quản lý.
Tăng cường rà soát, kiểm tra chặt chẽ nguồn thu từ các doanh nghiệp
Căn cứ: Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được đổi mới trên cơ sở thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu tập trung và chương trình gán điểm rủi ro cho từng DN. Trong 6 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã kiểm tra rủi ro với hơn 1200 hồ sơ khai thuế, thanh tra, kiểm tra 750 cuộc tại trụ sở doanh nghiệp, thu về cho ngân sách 175 tỷ đồng, giảm lỗ 49 tỷ đồng, giảm thuế GTGT 16 tỷ đồng. Đối với công tác thu nợ thuế, Cục Thuế đã chủ động xây dựng kế hoạch quản lý nợ và giao chỉ tiêu thu nợ. Qua đó, cơ quan thuế đã ban hành trên 21.000 lượt thông báo nợ thuế, hơn 130 quyết định cưỡng chế thuế và đã thu về cho NSNN gần 683 tỷ đồng.
Giải pháp: Mặc dù vậy cần tiếp tục đổi mới quy trình công nghệ trong thu ngân sách nhà nước, hạch toán kiểm tra thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ, đề cao tự động kiểm tra và kiểm tra chéo đối với các sắc thuế, nhất là thuế GTGT.
Đồng thời tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thanh tra thuế, công tác chống gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế.
Giám sát và quản lý thuế theo mạng tin học cho toàn tỉnh, đổi mới hệ thống luân chuyển hóa đơn, chứng từ, xây dựng và áp dụng thống nhất chuẩn mực chi, chế độ tài chính kế toán áp dụng thống nhất ở các doanh nghiệp, cải tiến công tác kế toán thuế nhà nước, kiểm soát chặt chẽ đối với công tác thu đối với ngành thuế và kho bạc nhà nước.
Hoàn thiện mối quan hệ phối hợp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra ngân sách từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, tức là kiểm tra trước, kiểm tra trong thực hiện và kiểm tra sau thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 Thực hiện: Cải tiến kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi NSNN do cơ quan tài chính các cấp đảm nhận về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ vào trình tự xây dựng dự toán theo luật định. Trong đó đặc biệt quan tâm 2 khâu trọng yếu: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách phải thật cụ thể và khâu xét dự toán phải thực sự chặt chẽ, khách quan, giải quyết căn cơ các vấn đề chưa được đồng thuận giữa cơ quan tham gia lập dự toán ngân sách.
Tập trung công tác thu nợđọng, cần có hệ thống chế tài xử lý phù hợp
Căn cứ: Triển khai nhiều giải pháp trong đó chú trọng vào các giải pháp