Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 63 - 74)

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, 2013)

Biểu đồ 4.1: Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh theo thời gian

Hải Dương là một trong những địa phương phát triển nhanh và mạnh trong những năm qua. Nằm trong tam giác vàng phát triển của Bắc Bộ, trên trục đường Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Điều này tạo điều kiện cho tỉnh phát triển công nghiệp. Vì vậy, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn trên địa bàn tỉnh và có tốc độ phát triển nhanh theo thời gian. Biểu đồ 4.1 trên đây cho chúng ta thấy điều đó:

Số liệu chỉ ra rằng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tăng nhanh đều từ năm 2003 đến năm 2012. Nếu năm 2003 số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ là 726 doanh nghiệp thì đến năm 2011 tăng lên 4203 doanh nghiệp, trong vòng 8 năm tăng lên gần 6 lần và có sự tăng nhẹ từ năm 2011 đến 2012 với khoảng 38 doanh nghiệp do thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54 Theo số liệu thực tế điều tra tại các doanh nghiệp ở bảng số liệu 4.2 ở dưới cho thấy rằng, năm thành lập của các doanh nghiệp khác nhau. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu được thành lập từ năm 2000 đến năm 2005 với hơn 39% doanh nghiệp và giai đoạn từ 2005 đến 2010 với hơn 30% doanh nghiệp. Số còn lại chủ yếu được thành lập trước những năm 2000 và một số ít khoảng hơn 7% được thành lập vào những năm sao 2010 lại đây.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo năm thành lập

Trong cơ cấu các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ rất lớn theo thời gian.

Bảng 4.1: Cơ cấu các loại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thời gian

ĐVT: DN Loại doanh nghiệp Năm 2003 2007 2010 2011 2012 Tổng doanh nghiệp 778 2.119 3.321 4.314 4.358 DN vừa và nhỏ 726 2.055 3.214 4.203 4.241 Doanh nghiệp lớn 52 64 107 111 117 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2013)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55 Nếu năm 2003 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 93% thì đến năm 2012 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 97% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy số lượng và sự đóng góp cho kinh tế tỉnh cả về nguồn ngân sách cũng như vấn đề giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề kinh tế, an sinh xã hội khác.

Năm 2003 Năm 2012

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương, 2013)

Biểu đồ 4.3: Cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn theo thời gian trên địa bàn tỉnh

Nếu so sánh theo địa bàn các huyện trên toàn tỉnh thì thành phố Hải Dương là nơi tập trung số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều nhất qua 3 năm ở 3 giai đoạn thời gian được so sánh năm 2003, 2007 và năm 2012. Còn lại số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ được trải đều trên địa bàn các huyện khác, có một sự tăng lên khá cao ở các huyện Kinh Môn, Cảm Giàng và Chí Linh vào năm 2012. Tốc độ tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhanh nhất theo cấp số nhân từ 394 năm 2003 lên 932 năm 2007 và lên 1.780 năm 2012.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hải Dương,2013)

Biểu 4.4: Số lượng các doanh nghiệp theo địa phương qua giai đoạn thời gian

Xét theo cơ cấu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa theo các năm có thể thấy ở biểu đồ 4.5 dưới. Có thể thấy rằng từ năm 2003 đến năm 2010 doanh nghiệp nhỏ chiếm một tỷ lệ ưu thế hơn, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm dần từ 63% năm 2003 xuống còn hơn 47% vào năm 2012.

Tiếp theo là doanh nghiệp siêu nhỏ cũng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai và có xu hướng tăng dần, những năm 2010 đến 2012 thì đây là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng lớn nhất trong 3 loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Tỷ lệ này tăng dần từ gần 36% năm 2003 đến hơn 51% năm 2012.

Doanh nghiệp vừa chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp và có xu hướng giảm dần trong cơ cấu từ 1,65% năm 2003 cơ cấu giảm xuống 1,2% năm 2012.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, 2014

Biểu đồ 4.5: Cơ cấu các loại doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo thời gian

Số liệu từ Cục thống kê tỉnh Hải Dương cũng cho thấy, số lượng doanh nghiệp theo thời gian theo thành phần kinh tế. Nếu xét theo thành phần kinh tế giữa doanh nghiệp thuộc nhà nước bao gồm có có Trung ương và địa phương chiếm một tỷ lệ rất nhỏ và giảm mạnh theo thời gian từ năm 2003 đến năm 2012, 54 doanh nghiệp năm 2003 xuống còn 27 doanh nghiệp năm 2012.

Các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu thuộc khối doanh nghiệp ngoài nhà nước và số lượng này tăng lên rất nhanh trong vòng 9 năm, đặc biệt là doanh nghiệp TNHH từ nhân từ 256 doanh nghiệp năm 2003 đến 1.831 doanh nghiệp năm 2012 và doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước từ 4 doanh nghiệp năm 2003 tăng lên 1.061 doanh nghiệp năm 2012. Ngoài ra doanh nghiệp tư nhân cũng tăng mạnh và doanh nghiệp tập thể cũng có xu hướng tăng theo thời gian.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng trong vòng 9 năm đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài hơn mở tại Hải Dương với chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Số lượng doanh nghiệp có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58 100% vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 20 đến 151 doanh nghiệp trong vòng 9 năm và chiếm gần 96% lượng doanh nghiệp nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp liên doanh và liên kết.

Bảng 4.2: Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thời gian và theo thành phần kinh tế

ĐVT: Doanh nghiệp Khu vực và thành phần kinh tế Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Nhà nước 54 41 37 32 33 33 34 33 30 27 - Trung ương 14 18 16 17 17 20 20 22 19 16 - Địa phương 40 23 21 15 16 13 14 11 11 11 2. Ngoài nhà nước 698 1.041 1.297 1.674 2.006 2.614 2.894 3.150 4.123 4.167 - Tập thể 227 330 327 349 351 655 581 555 567 519 - Tư nhân 165 267 388 486 554 624 646 655 717 743 - TNHH tư nhân 256 341 404 530 662 805 1.007 1.184 1.793 1.831 - CP có vốn NN 4 94 168 296 424 515 640 744 1.036 1.061 - CP không có vốn NN 46 9 10 13 14 15 16 12 10 13 3. DN vốn đầu Tư nước ngoài 26 42 54 59 80 96 127 138 161 163 - 100 vốn nước ngoài 20 32 41 46 66 81 111 121 147 151 - Liên doanh 6 10 13 13 14 15 16 17 14 12

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, 2013)

Nếu xét theo số lượng các doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp ứng với các thành phần kinh tế năm 2012 có thể thấy ở bảng số liệu 4.4. Bảng số liệu cho thấy doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn chiếm một tỷ lệ lớn nhất ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài nhà nước như: TNHH tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước hay doanh nghiệp tập thể. Trong khi đó không có doanh nghiệp siêu nhỏ ở khối thành phần kinh tế nhà nước và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Bảng 4.3: Số lượng các loại doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế tính đến hết năm 2012

ĐVT: DN

Khu vực và thành phần kinh tế

Số lượng doanh nghiệp

Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Tổng DN 1. Nhà nước - 15 4 8 27 - Trung ương - 9 2 5 16 - Địa phương - 6 2 3 11 2. Ngoài nhà nước 2.162 1.943 37 53 2.033 - Tập thể 169 360 1 2 363 - Tư nhân 495 238 8 14 260 - TNHH tư nhân 1.054 754 14 12 780 - CP có vốn NN 443 588 12 18 618 - CP không có vốn NN 1 3 2 7 12 3. DN vốn đầu tư nước ngoài 13 72 14 64 150 - 100 vốn nước ngoài 12 68 13 58 139 - Liên doanh 1 4 1 6 11 Tổng 2.175 2.015 51 117 4.358 (Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả, 2013)

Tổng hợp theo số liệu điều tra và cách phân chia của tác giả về các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh có thể thấy rõ ở bảng 4.5. Trong số 56 doanh nghiệp được điều tra trên địa bàn tỉnh có 16 doanh nghiệp là công ty cổ phần không có vốn nhà nước, chiếm gần 29%. Tiếp đến là 14 công ty TNHH tư nhân và 14 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, mỗi loại hình chiếm 25% tổng doanh nghiệp được điều tra. Còn lại là doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH một thành viên 100% vốn ngân sách TW chiếm số lượng còn lại.

Như vậy có thể thấy sự đa dạng của các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo thời gian và theo thành phần kinh tế, cũng như cơ cấu các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Bảng 4.4: Số lượng các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Loại hình doanh nghiệp Số doanh nghiệp Cơ cấu %

Cty TNHH MTV 100% vốn NNTW 4 7,14

DN tư nhân 2 3,57

Cty TNHH tư nhân 14 25,00

DN 100% vốn nước ngoài 14 25,00

DN nhà nước 6 10,72

Cty cô phần không có vốn nhà nước 16 28,57

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)

Nếu xét theo đơn vị hành chính tính trong năm 2012 thì các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất và gần bằng nhau với 2.175 và 2.015 doanh nghiệp. Trong khi đó tập trung chủ yếu ở thành phố Hải Dương và huyện Kinh Môn.

Bảng 4.5: Số lượng các loại doanh nghiệp theo đơn vị hành chính tính đến hết năm 2012

ĐVT: Doanh nghiệp

Đơn vị hành chính Doanh nghiệp

Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Lớn Tổng DN

Thành phố Hải Dương 923 784 23 51 1.781 Huyện Chí Linh 184 160 6 10 360 Huyện Nam Sách 106 105 2 5 218 Huyện Kinh Môn 246 248 4 8 506 Huyện Kim Thành 132 104 3 9 248 Huyện Thanh Hà 85 78 1 1 165 Huyện Cẩm Giàng 147 134 6 21 308 Huyện Bình Giang 101 94 1 6 202 Huyện Gia Lộc 72 64 - 1 137 Huyện Tứ Kỳ 74 105 4 3 186 Huyện Ninh Giang 40 75 - 1 116 Huyện Thanh Miện 65 64 1 1 131

Tổng 2.175 2.015 51 117 4.358

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 Nếu xét theo ngành sản xuất các doanh nghiệp theo 3 mốc thời gian từ năm 2003, 2007, 2012 có sự khác nhau rõ rệt và tăng lên nhanh. Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản có số doanh nghiệp không tăngy đổi trong giai đoạn 2003 đến 2007. Tuy nhiên tronggiai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012, nền kinh tế khủng hoảng nhưng khối nông nghiệp được các nhà đầu tư quan tâm và là ngành đưa lại lợi nhuận cao. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp tăng lên 323 doanh nghiệp (1.900%). Con số này là rất lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Bảng 4.6: Số lượng các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất qua thời gian

ĐVT: Doanh nghiệp

Ngành sản xuất Năm Tăng/giảm (%) 2003 2007 2012 2007/2003 2012/2007 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 17 17 340 - 1.900 2. Công nghiệp và xây dựng 385 1.021 1.452 165 54

- Khai khoáng 14 27 27 93 - - CN chế biến, chế tạo 234 533 982 1 2 - SX phân phối điện, khí đốt nước nóng, hơi nước 25 175 51 600 (71) - Cung cấp nước, HĐQL xử lý rác và nước thải 3 15 39 400 160 - Xây dựng 109 271 478 2 3 3. Dịch vụ 376 1.081 2.510 188 126

- Buôn bán, sửa chữa ô tô, xe máy 206 695 1.614 237 132 - Vận tải kho bãi 62 147 301 3 4 - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 16 43 88 169 105 - Thông tin và truyền thông 1 11 13 1.000 18 - Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 68 77 85 4 5 - Kinh doanh bất động sản 11 39 255 - Chuyên môn, khoa học, công nghệ 12 39 170 225 336 - Hành chính và DV hỗ trợ 3 26 64 5 6 - Đào tạo 6 13 26 117 100 - Y tế và trợ giúp xã hội 1 4 4 300 - - Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 1 8 10 6 7 - Dịch vụ khác 7 24 243

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 Đối với ngành công nghiệp và xây dựng, xuất phát điểm có số lượng doanh nghiệp tương đối lớn là 385 doanh nghiệp. Tốc độ tăng số doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh trong giai đoạn 2003 đến 2007. Tăng khoảng 165% tương đương với 636 doanh nghiệp. Tuy nhiên giai đoạn 2007 đến 2012 tăng tỷ lệ thấp hơn do thời kỳ khủng hoảng kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên là 54 doanh nghiệp 431 doanh nghiệp và tăng 54%. Xét trong nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là công nghiệp chế biến và chế tạo đồng thời đây là ngành có tốc độ tăng tưởng cao và đều trong gần 10 năm qua. Chiếm tỷ lệ lớn thứ 2 vẫn là ngành công nghiệp xây dựng với tốc độ tăng trưởng rất nhanh từ 109 năm 2003 lên 271 năm 2007 và lên 478 năm 2012. Công nghiệp phát triển, nền kinh tế phát triển kéo theo doanh nghiệp nước và xử lý rác thải cũng tăng nhanh lên 39 doanh nghiệp năm 2012 so với 3 doanh nghiệp năm 2003. Còn lại các ngành khác thuộc ngành công nghiệp và xây dựng như khai khoáng, sản xuất phân phối điện, khí đốt nước nóng và hơi nước không giao động hoặc dao động một cách thất thường và chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh nghiệp.

Dịch vụ là ngành có chiếm tỷ lệ lớn nhất đặc biệt là năm 2012 và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Chiếm tỷ lệ lớn trong ngành này vẫn là các doanh nghiệp buôn bán, sữa chữa ô tô, xe máy (64,30%), các doanh nghiệp vận tải kho bãi và các doanh nghiệp chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm tỷ lệ khá lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh và đều. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác có tốc độ tăng trưởng nhanh tuy nhiên chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.

Bảng 4.8 cho thấy các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là siêu nhỏ và nhỏ, tiếp đến là công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản thì chủ yếu tập trung ở ác doanh nghiệp nhỏ (251 doanh nghiệp) không có doanh nghiệp vừa và chỉ có 86 doanh nghiệp siêu nhỏ. Tương tự doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng thì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 doanh nghiệp nhỏ chiếm một tỷ lệ lớn nhất với 905 trên tổng số 1452 doanh nghiệp và có 519 doanh nghiệp siêu nhỏ còn lại là doanh nghiệp vừa và lớn. Hiện nay tổng số doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chiếm một tỷ lệ rất lớn trong khi

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng thu ngân sách từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)