4.1.2.1. GDP ngành thủy sản
GDP của huyện Hải Hà tăng đều qua các năm. Năm 2005, GDP của huyện là 94.729 tỷ đồng, đến năm 2010, GDP đã tăng lên 141.370 tỷ và năm 2013 con số
này là 165.530 tỷđồng tăng khoảng 75% so với năm 2005.
Hình 4.2. GDP ngành thủy sản so với toàn huyện Hải Hà
GDP của ngành thủy sản năm 2005 là 38.485 tỷ đồng, đến năm 2013, GDP ngành thủy sản là 72.460 tỷđồng, chiếm 44% GDP của toàn huyện và đạt mức tăng trưởng khoảng 88% so với năm 2005. Như vấy nếu so sánh với GDP của toàn huyện, GDP ngành thủy sản có mức tăng trưởng tốt.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
4.1.2.2. Tăng trưởng giá trị sản xuất trong ngành thủy sản
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trong toàn ngành nông lâm thủy sản thời kỳ 2005-2013 bình quân tăng 9,3%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 8,2%/năm; lâm nghiệp tăng 9,4%/năm; thủy sản tăng 10,7%/năm. Như vậy, trong giai đoạn này ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong các ngành nông lâm, thủy sản.
Nhìn vào cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, có thể thấy sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp. Năm 2005 nông nghiệp chiếm 57,7%, đến năm 2013 còn 47,5%. Lâm nghiệp chiếm 4,7% năm 2005, đến năm 2013 chiếm 4,8%. Thuỷ sản chiếm 37,6% năm 2005, đến năm 2013 chiếm 47,8%. Như vậy, ngành thủy sản huyện đang ngày một khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp.
Bảng 4.4. Hiện trạng Tăng trưởng GTSX ngành nông lâm thủy sản
ĐVT: GTSX -Tỷđồng TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng GTSX 166,5 257,1 274,0 293,5 310,4 1 Nông nghiệp 163,5 165,3 191,8 224,7 253,7 - Trồng trọt 113,0 113,2 129,2 149,5 168,2 - Chăn nuôi 49,0 50,4 59,0 71.2 82,0 - Dịch vụ NN 1,5 1,7 3,6 4,0 3,5 2 Lâm nghiệp 13,0 19,7 18,0 23,1 32,3 3 Thuỷ sản 119,2 137,5 165,5 203,5 199,9 - Khai thác 84,5 95,4 117,2 142,1 134,1 - Nuôi trồng 31,4 35,4 43,7 52,9 53,9 - Dịch vụ 3,3 6,7 4,6 8,4 12,0
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hải Hà, 2013
Tính riêng trong ngành thủy sản, có thể thấy ngành NTTS có mức tăng trưởng chậm, trung bình chỉ khoảng 5,1%/năm, ngành kinh tế thủy sản có mức tăng trưởng tốt hơn, khoảng gần 14,7%/năm. Giá trị sản xuất của nghề kinh tế thủy sản luôn ở mức cao hơn so với giá trị sản lượng của nghề NTTS.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 Qua biểu đồ trên, có thể thấy tăng trưởng giá trị sản lượng trong NTTS rất chậm, trong khi kinh tế thủy sản có mức năng trưởng tương đối tốt. Qua đó có thể
thấy việc phát triển NTTS chưa thực sự tốt, chưa xứng với tiềm năng phát triển NTTS của huyện.
Hình 4.3: Giá trị sản xuất trong ngành thủy sản
4.1.2.3. Hình thức và đối tượng nuôi trồng thủy sản tại huyện Hải Hà, a) Các phương thức nuôi:
- Nuôi quảng canh hay còn gọi là nuôi truyền thống là hình thức nuôi bằng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao, hồ, đầm ở nông thôn và các vùng ven biển. Đây là hình thức nuôi theo tập quán canh tác, ít rủi ro, vốn đầu tư ít.
- Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi dựa vào tự nhiên có bổ sung thêm giống và thức ăn ở mức thấp. Hình thức này siêu lợi nhuận nhưng cần vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên hình thức này có có nhiều rủi ro do đòi hỏi người dân phải nắm vững kỹ thuật tiên tiến mới vào sản xuất.
- Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi chủ yếu bằng giống và thức ăn nhân tạo, nhưng kết hợp nguồn thức ăn tự nhiên trong thuỷ vực. Hình thức NTTS ở mức
độ đầu tư sản xuất và áp dụng kỹ thuật kết hợp giữa nuôi thâm canh và quảng canh. Hệ thống ao đầm được đầu tư một phần để cung cấp nguồn nước chủ động và xử lý môi trường như bơm sục khí và phòng trừ bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 - Nuôi thâm canh là hình thức nuôi hoàn toàn bằng con giống và thức ăn nhân tạo. Hình thức nuôi này phải tuân theo quy tắc kỹ thuật chặt chẽ từ chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Hệ thống ao đầm, thủy lợi, cấp thoát nước, máy sục phải hoàn thiện đầy đủ. Các thông số kỹ thuật như con giống, mật độ thả giống phải đảm bảo chất lượng, thường xuyên kiểm tra ao nuôi phòng trừ dịch bệnh.
b) Đối tượng nuôi:
Chủ yếu tập trung thả nuôi những nhóm đối tượng sau: mặn lợ gồm tôm sú, tôm he chân trắng, cá nước mặn lợ (sủ, song, hồng mỹ, chim vây vàng,…). Bãi triều gồm tu hài, ngao, nghêu, sò…Nước ngọt gồm mè, trôi, trắm, chép. Trong một vài năm gần đây nhiều hộ dân bắt đầu thả nuôi cá rô phi đơn tính, rô phi đỏ (diêu hồng).
c) Các loại hình nuôi trồng thủy sản của huyện Hải Hà:
- Nuôi nước ngọt: Đây là hình thức nuôi trồng khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thủy sản. Các loài giống như cá trắm, chép, trôi, mè, rô phi là nhưng đối tượng truyền thống trong NTTS nước ngọt. Xuất phát từ nhu cầu của người dân và từ mô hình khuyến ngư, những năm gần đây người NTTS Hải Hà có phát triển nuôi các đối tượng như
ba ba, ếch, lươn, cá chình nước ngọt… với diện tích nhỏ.
- Nuôi bãi triều: Đây là hình thức nuôi các loài thủy sản mà nơi sinh sống của chúng là ở biển. Hình thức chủ yếu là bằng lồng bè hoặc nuôi trên biển. Hình thức nuôi bãi triều chủ yếu là khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác tự nhiên đối với đối tượng nuôi như sá sùng, bông thùa, sò, tôm hùm, cá biển; Thả giống giống đối với ngao, nghêu, sò, ốc hương. sá sùng (bông thùa) là đối tượng được người dân ở đây nuôi nhiều năm qua. Ngoài ra hiện nay một số hộ nuôi thử nghiệm nuôi các đối tượng mới như tôm hùm, ngao hoa,…
- Nuôi nước mặt: Đây là hình thức hoạt động kinh tếương, nuôi các loài thủy sản trong vùng nước lợở cửa sông hoặc ven biển. Vùng nước này có môi trường độ
mặn dao động theo mùa. Đối tượng chủ yếu của hình thức nuôi trồng này là: tôm sú, tôm he, tôm rảo, cá mú, cá vược, cá trình. Hình thức nuôi các đối tượng này chủ
yếu từ bán thâm canh trở lên và lợi nhuận thu được khá cao, có thể sử dụng lồng chìm, ao đầm để nuôi tôm, cá. Mô hình này là mô hình nuôi hữu cơ, nuôi trong điều kiện gần như tự nhiên, không sử dụng hóa chất, kháng sinh, chất kích thích. Do biên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 chủ yếu các hộ nuôi ởđây lựa chọn áp dụng. Đối tượng nuôi lồng bè chủ yếu là cá song, vược, chim vây vàng.
4.1.2.4. Diện tích, sản lượng
Năm 2013, diện tích NTTS diện tích nuôi trồng toàn huyện Hải Hà đạt 1.673ha và 350 ô lồng nuôi cá mặn lợ với sản lượng đạt 4.600 tấn. Diện tích nuôi bãi triều với những đối tượng như ngao, nghêu, sá sùng, bông thùa… chiếm gần 70% tổng diện tích và chiếm 2/3 sản lượng NTTS của huyện.
Diện tích NTTS của huyện Hải Hà tính đến năm 2013 là 1.673 ha. Trong đó diện tích nuôi mặn lợ là 1.475 ha, nước ngọt là 198 ha và 350 ô lồng nuôi cá mặn lợ. Mặc dù với điều kiện tự nhiên đặc thù và tiềm năng của địa phương có phong trào NTTS phát triển, nhưng những năm vừa qua diện tích nuôi đều có xu hướng tăng nhẹ
và diện tích bãi triều giảm không đáng kểđể chuyển quỹđất phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Ví dụ: Diện tích nuôi bãi triều năm 2006 là 948 ha nhưng đến năm 2013 là 935 ha, giảm gần 1,4%, từ năm 2010 đến năm 2013 không tăng; Diện tích nuôi tôm (tôm sú, tôm he chân trắng), năm 2006 là 312 ha, năm 2013 là 360 ha, tăng 15%, từ năm 2010 đến năm 2013 không tăng; Diện tích nuôi thủy sản nước ngọt năm 2006 là 152 ha, năm 2013 là 198 ha, tăng gần 30%.
Hình 4.4: Diễn biến diện tích nuôi thủy sản từ 2005 – 2012
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 Diện tích NTTS huyện Hải Hà tập trung chủ yếu ở các xã ven biển với tiềm năng diện tích bãi triều và vùng chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang NTTS. Xã Quảng Minh có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất 510 ha; Diện tích nuôi bãi triều lớn nhất huyện (380 ha nuôi ngao, nghêu, sò).
Các xã Phú Hải, Quảng Phong, Đường Hoa có diện tích nuôi trong khoảng 150 – 250 ha; Xã Quảng Phong có diện tích nuôi tôm lớn nhất huyện (113 ha); Xã Đường Hoa có diện tích nuôi cá biển ao đầm lớn nhất huyện (138 ha); Xã Phú Hải đứng thứ 2 của huyện về diện tích nuôi bãi triều (160 ha). Các xã Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Điền có diện tích NTTS dao động trong khoảng từ 100 ha đến 150 ha; Trong đó Quảng Điền có diện tích nuôi bãi triều lớn nhất (112 ha); Quảng Thắng và Quảng Thành có diện tích nuôi cá nước mặn lợđứng thứ hai và ba của toàn huyện.
Bảng 4.5. Diện tích phân theo đối tượng nuôi năm 2013 huyện Hải Hà
TT Xã, thị trấn Toàn
huyện
Chia theo đối tượng nuôi trồng thuỷ sản
Ghi chú Nuôi tôm Nuôi ngao, sò Bông thùa, sá sùng Nuôi cá mặn lợ Nuôi cá nước ngọt Cá lồng biển 1 Xã Đường Hoa 225 62 138 25 Nuôi lồng phân bố chủ yếu ở xã Cái Chiên. Các hộ sinh sống thuộc các xã 2 Xã Tiến Tới 35 8 15 12 32 3 Xã Quảng Phong 180 113 34 27 2 5 4 Xã Quảng Điền 145 18 112 15 5 Xã Quảng Trung 4 4 6 Xã Phú Hải 170 160 6 4 40 7 Xã Cái Chiên 10 5 6 8 TT Quảng Hà 90 18 67 5 120 9 Xã Quảng Minh 510 87 380 43 12 10 Xã Quảng Thắng 135 37 4 68 26 110 11 Xã Quảng Thành 105 45 8 34 18 12 Xã Quảng Thịnh 4 4 13 Xã Quảng Long 17 17 14 Xã Quảng Chính 15 15 36 15 Xã Quảng Đức 4 4 16 Xã Quảng Sơn 6 6 Tổng cộng 1.655 388 770 33 268 198 350
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 Cơ cấu diện tích NTTS của Hải Hà thể hiện rõ rệt và tương ứng với tiềm năng, điều kiện tự nhiên của địa phương. Năm 2013, diện tích nuôi chuyên canh ngao, nghêu, sò, sá sùng, bông thùa… chiếm gần 60% tổng diện tích nuôi của toàn huyện; Diện tích nuôi tôm chiếm 20%; Diện tích nuôi cá biển ao đầm chiếm 10%; Diện tích nuôi nước ngọt chiếm 10%.
Bảng 4.6. Diện tích nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005 – 2013 TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 I Diện tích Ha 1.532 1.552 1.620 1.650 1.687 1.733 1.655 1.668 1.673 1 Nuôi nước mặn Ha 432 440 475 515 525 554 540 540 540 Nuôi cá Ha 120 124 125 130 145 171 180 190 180 Nuôi tôm Ha 312 316 350 385 380 383 360 350 360 2 Nuôi nước ngọt Ha 1152 162 165 170 195 225 180 183 198 Cá nước ngọt Ha 152 162 165 170 195 225 177 180 195 Thủy đặc sản Ha 3 3 3
3 Nuôi bãi triều Ha 948 950 980 965 967 954 935 945 935 II Nuôi ô lồng Ô lồng 290 290 400 350 350 350 350 350 350
Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Hà, 2013
- Nuôi bãi triều: Diện tích nuôi bãi triều tập trung chủ yếu ở các xã Quảng
Điền, Quảng Minh, Phú Hải với gần 800 ha và 370 hộ tham gia nuôi.
- Nuôi nước mặn: Diện tích nuôi cá biển mặn lợ bằng ao đầm và nuôi tôm tập trung chủ yếu ở các xã Quảng Thắng, Quảng Thành, Quảng Minh với tổng diện tích 655 ha với sự tham gia của hơn 120 hộ nuôi. Diện tích các ao nuôi cá nước mặn (cá vược, song, chim vây vàng…), tôm (tôm he chân trắng) dao động trong khoảng 1.000 – 5.000 m2/ao.
- Nuôi nước ngọt: Diện tích nuôi nước ngọt phân bố khắp các xã trong huyện với tổng diện tích là 198 ha và hơn 600 hộ nuôi tham gia. Chỉ có 01 xã có diện tích nuôi lớn hơn 40 ha (Quảng Minh); 01 xã có diện tích từ 20 đến 40ha (Quảng Thắng); Các xã còn lại đều có diện tích nuôi thủy sản nước ngọt nhỏ hơn 20 ha và thấp nhất là 04 ha. Diện tích nuôi dưới 10 ha tập trung ở các xã miền núi, vùng cao,
địa hình dốc, tập quán “canh tác” nhỏ lẻ, lạc hậu (diện tích ao nuôi của các hộ dao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 - Nuôi cá biển bằng lồng: Số lượng ô lồng nuôi cá nước mặn của Hải Hà tính
đến tháng 12 năm 2013 là 350 ô lồng (3x3x2 m hoặc 3x3x3 m) với hơn 70 hộ nuôi tham gia tập trung tại các xã Quảng Thắng, Phú Hải, Tiến Tới, Quảng Chính và thị
trấn Quảng Hà.
4.1.2.5. Giá trị sản xuất
Trong giai đoạn 2006 - 2013, sản lượng NTTS của huyện Hải Hà tăng, giảm với biên độ không lớn. Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng đạt 4.631 tấn; Năm 2013, tổng sản lượng nuôi trồng đạt 4.175 tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng 3 – 5%/năm. Nuôi bãi triều (nghêu, ngao) vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tỷ lệ
cơ cấu sản lượng nuôi, khoảng 70%; Nuôi cá nước ngọt chiếm khoảng 10%; Nuôi cá nước lợ ao đầm chiếm 10%; Nuôi tôm chiếm khoảng 8% và 2% còn lại thuộc về
nuôi cá biển bằng lồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích giai đoạn 2006- 2013 đạt 1,3%/năm.
Hình 4.5. Cơ cấu diện tích nuôi năm 2005, 2010 và 2012
Giá trị NTTS tập trung vào các đối tượng nuôi nước mặn lợ (chiếm gần 90% tổng giá trị). Các đối tượng này có giá bán ngoài thị trường cao như tôm là 90.000đ/kg, cá nuôi mặn lợ là 280.000 – 350.000 đ/kg, ngao nghêu trung bình 12.000
đ/kg. Trong khi đó giá cá nước ngọt trung bình là 12.000 đ/kg; Giá cá nước ngọt có sự khác biệt giữa các vùng, địa phương trong huyện. Các hộ nuôi cá nước ngọt có đầu tư về vốn, công chăm sóc, kích cỡ thương phẩm > 0,5 kg/con thường bán được giá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 cao hơn (khoảng 20.000 đ/kg) và tập trung ở các địa phương có phong trào NTTS phát triển, tiếp xúc nhiều với khoa học công nghệ, trình độ dân trí khá cao…
Nhìn chung, giá trị NTTS mang lại cho người nuôi cao hơn so với trồng lúa từ 2 – 3 lần. Trong những năm vừa qua, đã có nhiều hộ làm giàu từ NTTS như hộ
ông Minh ở Quảng Điền. Chỉ với 2 ha nuôi tôm he chân trắng theo hướng công nghiệp sau 3 năm đã sửa chữa nhà cửa, mua sắm nhiều đồ dùng có giá trị và đang dự kiến tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất lâu dài.
Bảng 4.7. Giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản năm 2013 STT Loại sản phẩm thủy sản mới Sản lượng (tấn) Giá cốđịnh năm 1994 Giá hiện hành (2013) Đơn giá (tr. đồng/tấn) Thành tiền (tr. đồng) Đơn giá (tr. đồng/tấn) Thành tiền (tr. đồng) 1 Nuôi nước mặn 4.175 28.483 84.019 Nuôi cá 475 7 3.325 25 11.875 Nuôi tôm 372 60 2.604 90 33.480 Bãi triều 3.222 6 22.554 12 38.664 2 Nuôi nước ngọt 425 1.975 5.130 Nuôi cá 415 7 2.905 12 4.980 Thủy đặc sản 10 9 70 15 150 3 Nuôi cá lồng 106 7 742 25 2.650