hậu trên thế giới
Trong hai thập niên gần đây, diện tích NTTS trên thế giới được mở rộng dẫn
đến công nghệ NTTS cũng thay đổi nhanh chóng. Phương thức chọn con giống, công thức cho ăn và kỹ thuật cho ăn cũng hay đổi rõ nét. Tuy nhiên sự thay đổi quá nhanh cũng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề môi trường nảy sinh như làm giảm diện tích rừng ngập mặn, ô nhiễm cục bộ tại các vùng NTTS hoặc gây lây nhiễm nguồn bệnh giữa các loại giống với nhau.
Theo Naylor và cộng sự (2000), ở Thái Lan, ước tính mỗi kg tôm sản xuất ra ngư trường mất 434 kg cá chỉ do sự chuyển đổi của nơi cư trú. Ở vùng Chokonia, Bangladesh, sản lượng đánh bắt giảm 80% từ khu rừng ngập mặn bị phá và đặp đê để
khoanh vùng nuôi tôm. ở Ấn Độ và Indonesia, năng suất nuôi tôm giảm sau 5 - 10 năm. Ở Thái Lan hơn 20% trại tôm từ rừng ngập mặn bị bỏ chỉ sau 2 - 4 năm, 250.000 ha đã phải bị bỏ hoang. Điều này sẽ dẫn đến suy thoái môi trường nhiêm trọng, các vùng đất này trở thành vùng đất chết và người nuôi tôm lại đi tìm vùng nuôi tôm khác để khai thác. Đến nay, Thái Lan đã thực hiện rộng rãi phương pháp nuôi tôm phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, chú trọng đến trồng rừng và thả tôm cá giống xuống sông. Họ tiến hành xây dựng ao, đầm khép kín, chỉ cho phép xả nước khi đã được làm sạch. Nuôi tôm theo phương thức quảng canh với diện tích gấp 5 lần nuôi tôm thông thường, đảm bảo các tiêu chí về thức ăn, sử dụng tảo làm nguồn nguyên liệu chính cho tôm nên sản lượng năng xuất đã tăng lên rõ rệt.
Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Chalor Limsuwan, Khoa Thủy sản, trường Đại Học Kasetsart Thái Lan (2013), Thái Lan đã áp dụng kinh nghiệm thay đổi thời điểm thu hoạch khai thác tôm vào từ buổi sang chuyển sang buổi chiều khi độ pH thay đổi nằm giữa khoảng 8,0 và 8,5. Vào mùa mưa lớn, Thái Lan cũng bổ sung thêm đá vôi vào ao để tránh tôm lột xác, nhằm bù lại độ pH thấy gây ra bởi các trận mưa.
Theo báo Underrurrent News, năm 2010, bang Sonora ở Mexico đã bị ảnh hưởng hội chứng chết sớm của tôm do nhiệt độ tăng cao trong thời gian một tháng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16 và đã ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch tôm của vùng làm tổn thất hơn 77 triệu USD. Người dân NTTS ởđây đã tìm kiếm kỹ thuật canh tác mới cho phép cải thiện khối lượng khi thu hoạch. Đến nay, mặc dù diện tích nuôi trồng không lớn nhưng họ đã đạt được sản lượng cao do áp dụng quy trình kiểm soát NTTS tốt. Chỉ có 300.000 ha nhưng bang Sonora đã thu hoạch được 84.000 tấn tôm.
2.2.2. Ứng xử của các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất trước nguy cơ
BĐKH. Mùa khô lượng mưa thấp kèm theo nhiệt độ không khí tăng sẽ làm cho các hồ ao bị khô cạn nhất là đối với vùng nuôi quảng canh. Để có thể làm tăng độ mặn của nước ao, người NTTS cần phải bổ sung thêm lượng nước ngọt vào mùa khô. Thay đổi mực nước biển và xây dựng các đập thủy điện cũng làm cho lượng nước ở
các hồ ao thay đổi. Hiện nay theo báo cáo nghiên cứu về Thích ứng với BĐKH (EACC) trong thực tiễn ngành thủy sản Việt Nam của World Bank thay đổi lưu lượng nước hằng năm của sông Mê Kông do BĐKH chỉ nằm trong phạm vi 5-20%. Trong khi đó, các dự án quy hoạch thủy điện lớn trên sông Mê Kông dự kiến sẽ làm tăng lưu lượng nước mùa khô từ 10-50% và giảm lưu lượng nước mùa mưa từ 6-16%.
Tại Việt Nam, nước biển dâng đã gây xói lở bờ biển, vùng biển bị xâm nhập mặn, đòi hỏi các loài nuôi có mức độ chịu mặn cao. Thời tiết và bão ngày càng tăng cũng gây rủi ro cho các ngành sản xuất ven biển. Nước biển dâng do bão và xói lở
bờ biển có thể gây ra tác động lớn hơn cả sự tăng lên của mực nước trung bình. Khi nước biển dâng cao người dân vùng ven biển di dời vào sâu trong đất liền, dịch tuyến để biển vào xa hơn vùng xói lở hoặc gia cố, nâng cao đê biển để có đủ khả
năng chống đỡ những tác động mới của các đợt song, gió gây ra bởi nước biển dâng. Người dân cũng có thể thích nghi bằng cách chuyển đổi từ diện tích trồng lúa sang nuôi tồng thủy sản, bảo vệ các vùng trồng lúa bằng các đê bao, mở rộng cống tiêu, kích thước cống và chuyển dịch cửa lấy nước ngọt về phía thượng lưu khi vùng nước bị ngập mặn sâu hơn bởi nước biển.
Viện Địa kỹ thuật Na Uy (NGI) hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nghiên cứu và khảo sát tình trạng mất đất ở vùng bờ biển, mất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17 rừng ngập mặn và xâm thực nước mặn vào sâu trong các kênh, rạch ở tỉnh Cà Mau nhận định: “Tình trạng sụt lún của tỉnh Cà Mau nói riêng và khu vực bán đảo Cà Mau của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, vượt hơn các dự báo trước đây. Số liệu được NGI đưa ra là trong khi bề mặt của hầu hết các địa phương ở tỉnh Cà Mau chỉ cao hơn mặt nước biển khoảng 1m thì 15 năm gần đây ở nhiều nơi trong khu vực này, mức độ sụt lún đất
đã ở mức 30 - 80cm”.
Theo kết quả khảo sát gần đây của Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, trong tổng số 768km bờ biển của vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã có hơn 310km bờ biển và ven các cửa sông bị xói lở. Trong đó, chiều dài các đoạn bờ biển bị xói lở ở tỉnh Tiền Giang là 47,2km, Bến Tre hơn 29km, Trà Vinh: 14,2km, Sóc Trăng: 18,7km, Bạc Liêu: 6,3km, Cà Mau: 111,6km, Kiên Giang gần 88km. Ở nhiều khu vực ven biển, các hình ảnh thu được từ vệ tinh cho thấy trong vòng 20 năm qua, đất bị mất, bờ biển đã thụt vào từ 100m đến 1,4km. Các vùng nuôi cá tra ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ là những nơi dễ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong mùa mưa do tác động kết hợp của nước biển dâng và những thay
đổi về lượng mưa. Mô hình gia tăng mực nước lũ tối đa trong mùa mưa theo vùng
địa lý dựa trên kịch bản nước biển dâng 50 cm cho thấy, mức ngập lụt dự báo tăng mạnh nhất tại các tỉnh nội đồng thuộc lưu vực sông Mê Kông.
Theo kịch bản nước biển dâng 50 cm, độ mặn tối đa sẽ tăng cao nhất tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang. Độ mặn tại ao nuôi trong vùng vào mùa khô sẽ tăng hơn 2 ppt so với trước đây, đòi hỏi phải tăng cường bơm nước ngọt vào ao
đầm để duy trì độ mặn thích hợp cho tôm. Tại các vùng có cơ sở hạ tầng điều tiết nước bảo vệ khỏi xâm nhập mặn, sự gia tăng độ mặn cao nhất là tương đối nhỏ, không quá 1 ppt. Các vùng nuôi cá tra mở rộng ra phía biển tại Vĩnh Long và Bến Tre nhiều khả năng sẽ có độ mặn cao hơn (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008).
Đối với nuôi cá tra: người dân có thể áp dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH có thể ước tính được chi phí bao gồm (a) thay thế hoặc nâng cấp bờ ao nhằm giảm cường độ lũ lụt và xâm nhập mặn; và (b) tăng cường thiết bịđiện và xăng để duy trì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 mực nước và độ mặn trong ao nuôi. Đồng thời người NTTS kết hợp chọn giống và những thay đổi trong tập quán nuôi có thể giúp tăng mức độ chịu mặn cho cá tra.
Hiện nay nhiều vùng đã chuyển đổi diện tích cấy lúa, sản xuất muối hiệu quả
thấp sang NTTS có diện tích lớn như: Hải Hậu 887 ha, Giao Thủy 345 ha, Nghĩa Hưng 220 ha... Các vùng này đều có hệ thống kênh tưới và tiêu, được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp I, cống và trạm bơm lớn, đường giao thông, điện. Các hộ
nuôi trong vùng chuyển đổi NTTS xây dựng hệ thống ao nuôi có ao chứa lắng để xử
lý nước, ao ương giống, ao nuôi thương phẩm; hệ thống ao được quy hoạch chi tiết. Sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản, hệ thống ao nuôi được giao lại cho các hộ tổ
chức nuôi.
Hầu hết các diện tích chuyển đổi đều phát huy hiệu quả, các hộ nuôi trong vùng đã tận dụng thời gian và mặt nước tổ chức NTTS đạt hiệu quả cao. Ở một số
vùng chuyển đổi, các hộ đã đưa một số con nuôi có giá trị kinh tế và hiệu quả cao như cá lóc bông, cá vược, cá rô đồng, cá lăng chấm, cá trắm đen… Ngoài các hộ
nuôi ở các xã Xuân Hoà, Xuân Vinh (Xuân Trường) tổ chức nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là chủ yếu, phương thức nuôi tại các vùng được hình thành tập trung theo hướng thâm canh và bán thâm canh. Công nghệ NTTS đã được thay đổi theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Công tác cải tạo ao, đầm; chăm sóc, quản lý ao nuôi đi vào nền nếp. Các hộ NTTS tại các vùng chuyển đổi đã chuyển từ sử dụng thức ăn tự chế sang thức ăn công nghiệp; từ dùng hoá chất, thuốc kháng sinh sang dùng các chế phẩm sinh học cho hiệu quả cao, bền vững, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các địa phương có vùng dự án chuyển đổi NTTS đều tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, trao
đổi, hội thảo, tham quan… nên trình độ của các hộ nuôi được nâng lên.
Ở vùng nuôi nước lợ, đã hình thành các vùng nuôi tập trung với các con nuôi là đối tượng có giá trị kinh tế cao như vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng ở Bạch Long, Giao Phong (Giao Thuỷ); Hải Hoà, Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính (Hải Hậu); vùng nuôi cua biển, vùng nuôi cá bống bớp, cá vược và một số loài khác ở các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu. Ở vùng nước ngọt chuyển đổi sang đã hình thành các vùng nuôi thương phẩm tập trung như vùng nuôi cá lóc bông ở Nghĩa Hưng, vùng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 nuôi cá rô phi, diêu hồng ở Hải Châu (Hải Hậu), nuôi cá truyền thống ở Mỹ Tiến, Mỹ Thắng (Mỹ Lộc)… Do được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp, ngành, diện tích nuôi trồng toàn tỉnh tăng từ 14.224 ha (năm 2006) lên 15.782 ha (năm 2012), trong đó nuôi mặn lợ 6.157ha, nuôi nước ngọt 9.625 ha. Sản lượng NTTS năm 2012 đạt hơn 53 nghìn tấn (Báo Nam Định, 2013).