Hải Hà là một trong những huyện ven biển của Quảng Ninh có chế độ khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Kết quả nghiên cứu và trao đổi với cộng
đồng người dân địa phương trong chuyến khảo sát điều tra cho thấy, trong 20 năm qua, huyện Hải Hà chịu tác động của các loại thiên tai gây ảnh hưởng lên hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
4.1.1.1. Nhiệt độ
Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng của khí hậu huyện là khí hậu nhiệt đới duyên hải, trong năm thường chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông khô lạnh, có gió đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 20,4 - 26,1°C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30 - 34°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông xuống đến 5 – 15oC. Biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn từ 10 - 12°C
Xu thế nhiệt độ của huyện Hải Hà trong 10 năm qua tăng 0,5°C-0,6°C. Mùa
đông là thời kỳ thấp nhất trong năm, nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn so với mùa hè. Nhiệt độ nước biển trung bình cao nhất từ 23,5-24,5°C, thấp nhất 18-19°C. Nhiệt độ nước biển trung bình khoảng 20,5-21,5°C. Về mùa đông ở những vùng núi cao khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ xuất hiện sương muối gây thiệt hại trực tiếp đến hoa màu và một số loại cây trồng. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 11, tháng 2 và kéo dài mỗi đợt 1 – 3 ngày.
Theo Kịch bản BĐKH năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy nhiệt độ trung bình khu vực Hải Hà có thể tăng thêm 0,5°C vào năm 2020 và thêm 1,3°C vào năm 2050, đến cuối thế kỉ (năm 2100) là 2,5°C, mùa lạnh sẽ có nền nhiệt cao hơn (2,8°C). Với nền nhiệt như vậy, các lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đều bị ảnh hưởng lớn và cần có những điều chỉnh đáng kể về cơ cấu cây trồng, mùa vụ, phương thức sản xuất hay cở sở hạ tầng… Sự giảm dần độ lạnh về mùa đông, kéo dài thời gian nắng nóng và nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng biến đổi tính phù hợp của
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 cây, con tại các vùng sinh thái và dẫn đến khả năng phải thay đổi cơ cấu cây con trong sản xuất nông nghiệp. Ở một mức độ nhất định, tình trạng gia tăng nhiệt độ
này cũng làm chậm quá trình phát triển của nền nông nghiệp nói chung và của ngành thủy sản nói riêng. Để có thể đánh giá được một cách chính xác mức độ tác
động của sự thay đổi nền nhiệt theo kịch bản mới này cần có các nghiên cứu kĩ
thuật chuyên sâu hơn trong thời gian tới.
Mặc dù chưa có các số liệu chính xác nhưng người dân trong khu vực đã cảm nhận được về sự nóng lên của không khí. Nhiệt độ tăng cao trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người cộng với các dịch bệnh phát sinh mạnh nhất là các loại dịch bệnh thường thấy trong mùa hè như tiêu chảy, tả… Nắng nóng thường
đi kèm với thiếu nước tác động đến cả sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Sản xuất trong khu vực chủ yếu là nông nghiệp nên bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng.
Năm 1993, Hải Hà chịu tác động của một đợt nắng hạn lớn, kéo dài bất thường hơn các năm khác, với biểu hiện rõ nhất là gây cạn kiệt nguồn nước ngầm tại địa phương. Hầu hết các giếng khoan trong khu vực đều bị cạn nước, phải khoan sâu 7 m trở lên mới có nước để sử dụng. Sau khi đợt nắng hạn bất thường kết thúc, người dân địa phương phải hứng chịu một đợt mưa lớn, với cường độ cao, kéo dài và gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, với các biểu hiện như các vùng ven suối bị sạt lở nặng, lũ lụt xảy ra cục bộ ở nhiều vùng trũng, nhiều diện tích lúa và hoa màu bị gẫy đổ,... Tuy nhiên, không thể hồi cứu được thống kê chi tiết về thiệt hại của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương do thời gian diễn ra đã khá lâu. Đợt rét đậm, rét hại kéo dài vào mùa đông cuối năm 2010 đầu năm 2011 đã gây thiệt hại cho các hoạt động NTTS, cá lưu giữ qua đông bị chết, các hộ gia đình để
dành cá nuôi để bán tết nguyên đán bị thiệt hại nặng.
Số lượng và cường độ các đợt nắng nóng có ảnh hưởng lên sản xuất, khi hầu hết số người được hỏi cho rằng số lượng các đợt nắng nóng kéo dài bất thường đã tăng trong 10 năm vừa qua, một số người dân cho rằng số lượng các đợt nắng nóng có sự thay đổi bất thường không theo quy luật bình thường. Mức độ ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài lên hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và thủy sản cũng rất lớn. Chỉ có một số hộ được hỏi cho rằng tăng nhiệt độ, nắng nóng bất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34 thường ít ảnh hưởng đến NTTS do yếu tố này không ảnh hưởng đến các thủy hải sản vật nuôi.
Tóm lại, sự gia tăng nhiệt đã xuất hiện và có khả năng còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Hiện tượng này là không tránh khỏi trong bối cảnh “ấm lên toàn cầu” và vì vậy cần có những giải pháp thực tế để thích ứng - đối với sản xuất nông nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, điều chỉnh thời vụ, cải tiến công tác tưới tiêu; đối với sức khỏe người dân cần cải thiện, nâng cấp mạng lưới cơ sở
y tế cộng đồng, nâng cao nhận thức về vệ sinh, môi trường, đẩy mạnh các chương trình cung cấp nước sạch, thường xuyên tổ chức cảnh báo và phòng chống dịch bệnh…
Bảng 4.1: Số liệu nhiệt độ qua các năm tại huyện Hải Hà
Đơn vị tính: °C
Chỉ tiêu 2005 2008 2011 2013
Nhiệt độ cao nhất trong năm 33,8 33,5 33,8 34,6
Nhiệt độ cao nhất TB năm 26,3 26,1 26,6 27,1
Nhiệt độ thấp nhất trong năm 5,5 5,3 5,0 6,4
Nhiệt độ thấp nhất TB năm 5,5 5,3 5,0 6,4
Nguồn: Trạm đo Tiên Yên, Quảng Ninh, 2013 4.1.1.2. Lượng mưa
Lượng mưa năm khá cao nhưng không đều, mưa trung bình 3.120 mm/năm; năm có lượng mưa lớn nhất đạt 3.830 mm, năm có lượng mưa nhỏ nhất 2.015 mm. Mùa mưa nhiều: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 93% tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6 (810mm). Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 7% lượng mưa cả
năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 10 (1,9 mm). Tổng lượng mưa trong 3 tháng mùa khô (số liệu trung bình trong 30 năm 1975-2006) tại trạm đo Quảng Hà là 142mm và tại trạm đo Móng Cái là 98mm. Tuy nhiên có tháng lượng mưa chỉ có khoảng 3mm. Năm 2009, diễn ra trận mưa lớn kéo dài, với lượng mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn nên nhiều diện tích ruộng trũng không thể cấy được. Hệ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35
Bảng 4.2. Số liệu lượng mưa qua các năm tại huyện Hải Hà
ĐVT: mm
Chỉ tiêu 2005 2008 2011 2013
Lượng mưa thấp nhất năm 2.142,0 2.950,1 2.231,9 2.980,1
Lượng mưa TB năm 2.413,7 3.054,0 2.449,4 3.054,9
Lượng mưa cao nhất năm 2.542,1 3.186,2 2.578,2 3.165,1
Nguồn: Trạm đo Tiên Yên, Quảng Ninh, 2013
Rất khó để đánh giá xu hướng này sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đặc biệt là đối với những vùng vốn thường xuyên có nhiều thời gian trong năm bị khô hạn nhưng lại cũng có nhiều thời điểm bị lũ và ngập lụt của một vùng. Vấn đề là ở chỗ
nếu lượng mưa được phân bố hợp lí cả về không gian và thời gian thì sẽ có tác động rất tích cực đối với khu vực này nhưng ngược lại sẽ tạo nên những tác động tiêu cực cộng dồn nếu lượng mưa gia tăng này tập trung vào những mùa lũ lụt hiện nay.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36 Không có các số liệu chính xác thể hiện sự thay đổi lượng mưa hàng năm ở
Hải Hà, tuy nhiên theo các kết quả khảo sát, mùa mưa hiện kéo dài hơn trước và lượng mưa cùng thường xuyên lớn hơn trước và là một trong những nguyên nhân chính gây ngập úng cục bộ trong những vụ mưa tập trung. Các hộ được hỏi cho rằng hiện tượng lũ lụt, bão, mưa trái mùa ảnh hưởng rất lớn đến môi trường NTTS do khi độ mặn của nước thay đổi sẽ làm cho các loài thủy hải sản bị chết nếu không kiểm tra điều chỉnh thời vụ kịp thời.
4.1.1.3. Nước biển dâng
Ngoài ra, huyện Hải Hà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố nước biển dâng. Mặc dù chưa có các nghiên cứu khoa học về biểu hiện của nước biển dâng tại vùng cũng như các tác động của nó lên đời sống và hoạt động sản xuất của người dân nhưng biểu hiện rõ nhất mà người dân địa phương có thể nhận thấy đó là “năm sau nước biển dâng cao hơn năm trước” triều cường cũng cao hơn. “Cách đây 10 năm vùng ven biển có thể làm bờ bao nuôi trồng thủy sản thấp được nhưng nay muốn nuôi thì phải đắp bờ cao hơn vì nước triều cường có thể gây tràn bờ, làm mất cá, tôm” (trích lời của hộ phỏng vấn). Triều cường cũng cao hơn và có sự thay đổi biên độ
thủy triều.
Hoặc như nghề khai thác sá sùng là một trong những đặc sản của các xã ven biển huyện Hải Hà. Trước kia nguồn lợi sá sùng nhiều, nhưng nay do thị trường ưa chuộng, giá trị kinh tế cao nên người dân khai thác sá sùng quá mức, kết hợp với sự
thay đổi của thời tiết, khí hậu và chế độ thủy triều nên nguồn lợi sá sùng đã giảm
đáng kể. Trước kia, mỗi ngày ngư dân có thểđào được vài kilo sá sùng tươi, nhưng nay thì chỉđược khoảng nửa cân.
Theo số liệu dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010, nếu nước biển dâng 1m thì trên 9% dân số Quảng Ninh bịảnh hưởng trực tiếp. Theo kịch bản trung bình thì khu vực tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm đến cả 3 vấn đề về sự gia tăng nhiệt độ
bình quân, sự gia tăng lượng mưa bình quân và nguy cơ úng, ngập do mực nước biển dâng. Hiện tại, tình hình hạn hán và lũ lụt đều đã gia tăng mạnh trong vài năm trở lại đây ở khu vực tỉnh Quảng Ninh cộng với quá trình xâm nhập mặn hiện nay trong khu vực cũng đã bắt đầu gia tăng làm giảm đáng kể diện tích trồng trọt nếu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 với kịch bản như vậy tình hình có thể sẽ còn xấu hơn trong những năm tới. Tỉnh Quảng Ninh chắc chắn sẽ cần có những biện pháp phù hợp và quyết liệt đểứng phó với bối cảnh mới.
4.1.1.4. Bão lũ, hạn hán
Hải Hà là huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ từ biển vào. Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, tốc độ gió từ 20 - 40m/s, bão thường kèm theo mưa nhiều gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Một số người dân tham gia phỏng vấn cho rằng có sự thay đổi thất thường và thể
hiện xu hướng tăng lên về bão lũ, hạn hán. Đồng thời với xu hướng tăng về số
lượng các cơn bão, tố lốc có ảnh hưởng thì cường độ bão và mức độảnh hưởng của bão lên hoạt động sản xuất và đời sống của người dân cũng tăng. Năm 2003, toàn huyện đã có tất cả 5 cơn bão trong đó cơn bão số 5 đổ bộ vào khu vực vịnh Bắc bộ
vào thời điểm tháng 9/2003 gây thiệt hại lớn về nhà cửa, sản xuất nông nghiệp và thủy sản cho huyện Hải Hà. Nhiều diện tích NTTS bị mất trắng, cá tôm trôi ra biển, nhiều thuyền cá nhỏ bị lật hoặc hư hại, các diện tích nông nghiệp bị ngập lũ hoặc gẫy đổ. Huyện Hải Hà đã phải sử dụng kinh phí hỗ trợ thiên tai của tỉnh Quảng Ninh để hỗ trợ thiệt hại cho bà con địa phương.
Tháng 6, năm 2008, Hải Hà đã diễn ra cơn lốc xoáy mạnh, gây thiệt hại lớn về người và hoạt động khai thác hải sản, đặc biệt là tại các xã có nghề khai thác trên biển như Phú Hải, Quảng Minh vì phần lớn người dân địa phương làm nghề khai thác quy mô nhỏ, ven bờ với thuyền khai thác nhỏ, không chịu được sóng lớn và lốc xoáy. Trong năm 2008, huyện đã phải trải qua 10 cơn bão, gây thiệt hại không nhỏ
cho người dân về sản xuất và NTTS.
Năm 2011, theo thống kê tại huyện đã có 7 cơn bão xảy. Tháng 7/2011, cơn bão số 3 gây ảnh hưởng lên sản xuất nông nghiệp vùng dự án như gây đổ ngô, hỏng lúa làm chậm việc canh tác vụ mùa. Đến năm 2013 đã tăng lên 10 cơn bão. Tác động của BĐKH lên sinh kế của người dân tại huyện Hải Hà chưa được nghiên cứu và chưa có thống kê. Tuy nhiên, kết quả thảo luận nhóm với cộng đồng cho thấy biểu hiện rõ nhất của BĐKH lên sinh kế của người dân địa phương đó là: cùng với các yếu tố như tác động của con người, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm thì nhiều ngành nghề
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38 thủy sản, đặc biệt là các hoạt động khai thác hải sản quy mô nhỏ bị thu hẹp, ví dụ như
nghề lưới chài là một nghề phổ biến tại các xã Phú Hải, Quảng Minh, khai thác chủ
yếu ven bờ. Trước kia, số lượng thuyền bè làm lưới chài khá đông nhưng nay đã giảm
đáng kể, ví dụ nhưở thôn 5 của xã Quảng Minh trước kia có khoảng 25 hộ làm nghề
khai thác hải sản ven bờ, nhưng nay do nguồn lợi cạn kiệt, chi phí khai thác cao, hiệu quả thấp lại bấp bênh về thời tiết trên biển nên hiện chỉ còn 11 hộ làm nghề, những hộ
còn lại đã bán thuyền khai thác để chuyển sang nghề khác.
Với đặc điểm địa hình là vùng trung du, miền núi và ven biển, có địa hình không bằng phẳng, có cả diện tích đất bãi triều, diện tích đất lâm nghiệp là các vùng
đồi gò thấp và diện tích canh tác nông nghiệp đan xen nên huyện Hải Hà chịu tác
động lớn từ các hiện tượng nắng nóng, hạn hán kéo dài và tố, lốc xoáy. Biểu hiện rõ nhất của loại tác động này là các xã vùng nghiên cứu hàng năm đều phải chịu các
đợt nắng nóng kéo dài, thường là hơn 1 tháng và gây nên hạn hán trong khoảng vài tháng (2-3 tháng), thường diễn ra vào các tháng 11- tháng 5, rất thiếu mưa trong khoảng thời gian này. Một số xã như Quảng Minh, Quảng Điền là những xã không có hồ chứa, và hệ thống thủy lợi chưa toàn diện nên nhiều vùng sản xuất phải sử
dụng các nguồn nước tự chảy từ sông, suối để phục vụ cho sản xuất.
Hạn hán cũng là một yếu tố gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất NTTS nói riêng của huyện. Do huyện Hải Hà nằm ở vùng ven biển với điều kiện địa hình có cảđồi núi, bãi triều và đồng bằng với hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, nhiều hạng mục được đầu tư xây dựng đã lâu, đã bị giảm hiệu quả hoạt
động nên tác động của hạn hán lên sản xuất nông nghiệp càng lớn. Hầu hết số người
được hỏi đều cho rằng số lượng các đợt hạn hán bất thường đã tăng lên trong thời gian 10 năm qua, không những tăng lên mà còn thể hiện xu hướng bất thường khi