Định hướng chung phát triển nuôi trồng thủy sản để thích ứng và giảm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng xử của các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện hải hà tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 106)

thiu BĐKH

Theo quy hoạch phát triển cung của huyện, Hải Hà sẽ phát triển NTTS trên tất cả các loại hình mặt nước: nước ngọt, nước lợ, nước mặn nhằm sử dụng tốt mọi tiềm năng vềđất đai, mặt nước và lao động; tạo bước phát triển vượt trội trong nuôi trồng thuỷ sản biển (nuôi cá, tu hài, hầu, bào ngư...); nuôi tôm theo phương pháp tăng sản và công nghiệp để tăng nhanh sản lượng, có điều kiện tăng nhanh giá trị

kim ngạch xuất khẩu từ nuôi trồng thuỷ sản.

Trong tương lai, huyện Hải Hà sẽ phát triển nuôi trồng thuỷ sản toàn diện từ

công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi đến sản xuất hàng hoá, ưu tiên phát triển hình thức nuôi thuỷ sản thân thiện với môi trường và nuôi thuỷ sản sạch; gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản kết hợp với phòng trừ dịch bệnh, nhằm bảo đảm nuôi trồng thuỷ sản bền vững, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cao; đồng thời cần phải giữ gìn và phát triển những khu rừng ngập mặn ven biển nhằm bảo vệđê, và tạo môi trường sinh trưởng cho nhiều loài hải sản.

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển của huyện đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với chế biến tiêu thụ. Đối tượng nuôi là những loài thuỷ sản có năng suất, sản lượng cao và có giá trị hàng hoá lớn để cung cấp nguyên liệu chế biến xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của ngành. Tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tích luỹ ngày càng cao cho ngư dân ven biển. Chủ trương của huyện là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, tổng kết và nâng cao kinh nghiệm sáng tạo trong nhân dân, từng bước đưa nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp phù hợp với đặc điểm từng địa bàn.

Huyện sẽ tiếp tục chuyển đổi phần diện tích vùng trũng ven đê sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản mặn lợ và đồng thời định hướng chuyển dịch nuôi các đối tượng cá sang nuôi tôm chân trắng đối với những vùng có quy mô tập trung. Đẩy mạnh và khuyến khích nông dân tận dụng mặt nước hoang hóa, ao đầm nội đồng đầu tư phát triển theo các mô hình sản xuất kết hợp với chăn nuôi đểđáp ứng nhu cầu nội địa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 94  Nhân rộng các mô hình nuôi biển mang lại hiệu quả cao cho khu vực xã đảo. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật vùng nuôi hướng tới tiêu chuẩn VietGap.

Đẩy mạnh lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ trong việc nuôi xen ghép với các

đối tượng để nâng cao năng suất. Áp dụng thử nghiệm và nhân rộng mô hình VietGap cho một số loài nuôi chủ lực. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi cá nước lạnh, cá hồ chứa và áp dụng cho một số khu vực nuôi trên suối và lòng Hồ

Trúc Bài Sơn. Sắp xếp, cơ cấu lại đối tượng mùa vụ phù hợp với đặc điểm của từng khu vực. Xây dựng một số cơ sở sản xuất ương nuôi giống cho một số đối tượng chủ lực (tôm sá sùng và cá biển). Tận dụng cơ sở hạ tầng đã được đầu tư và đẩy mạnh đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi thủy sản tập trung đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển sản xuất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm. Xây dựng và tiếp nhận chuyển giao công nghệ cơ sở sản xuất con giống sá sùng. Xây dựng các cơ sởương nuôi giống.

Chấp nhận rủi ro và đưa diện tích vùng bãi triều (có cao trình từ -1.5m đến - 1m) vào nuôi nhuyễn thể; phần còn lại của bãi triều được tiếp tục sử dụng cho khai thác và bảo vệ các loài thủy đặc sản kết hợp với việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn. Đến năm 2020 đưa vào 1147 ha nuôi nhuyễn thể vùng bãi triều, vùng khai thác tự nhiên 3252,8 ha (vùng cửa sông và bãi triều đến -2m); 1572 ha vừa khai thác và bảo vệ theo mùa vụ. Đối với nuôi cá mặn lợ, xu hướng sẽ không tăng mà sẽ phát triển chuyển dịch sang nuôi các đối tượng giáp xác (tôm chân trắng, cua...) để tăng hiệu quả kinh tế. Đối với nuôi cá nước ngọt (chủ yếu là các ao hồ nhỏ nội đồng) và sẽ không tăng do không có tiềm năng phát triển và hiệu quả kinh tế không cao.

Đối với vùng có diện tích mặt nước lớn (hồ Trúc Bài Sơn) đưa vào sử dụng một phần nhỏ diện tích cho các loại hình nuôi lồng bè trên hồ chứa hoặ phát triển mô hình nuôi cá tầm, kết hợp với du lịch sinh thái và nuôi thả tự nhiên. Cá truyền thống là đối tượng sản xuất chính đối với loại hình ao hồ nhỏ vùng nội đồng; cần

đưa vào sản xuất các đối tượng có giá trị kinh tế cao như cá lăng đuôi đỏ, thát lát, rô phi, cá hồng, cá vược nước ngọt, tôm càng xanh, lươn, ba ba, ếch. Đối với các xã không có điều kiện phát triển khai thác, nên duy trì những nghề khai thác có tính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 95  chọn lọc cao, không gây xâm hại nguồn lợi hải sản, số còn lại khuyến khích chuyển sang nuôi thủy sản. Một số hộ có thể chuyển đổi sang nghề khác ngoài thủy sản.

Những năm tới cần củng cố và phát triển các nghiệp đoàn, tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển, từng bước hình thành tổ hợp tác kinh tế trên biển. Chú trọng phát triển HTX, doanh nghiệp tư nhân kết hợp khai thác với dịch vụ thu mua hải sản và dịch vụ cung cấp nhiên liệu trên biển, nhằm giảm chi phí đi lại mặt khác giúp các

đội tập trung khai thác nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tăng cường năng lực và hiệu lực quản lý Nhà nước trong khai thác và bảo vệ

nguồn lợi hải sản bằng cách bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật cho ngành. Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động quản lý Nhà nước của về quản lý thủy sản của huyện.

Tăng cường công tác vận động tập hợp cộng đồng ngư dân trong các tổ chức, Chi hội nghề cá để có thể huy động sức dân giúp đỡ nhau trong sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với khai thác thủy sản ởđịa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng xử của các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại huyện hải hà tỉnh quảng ninh (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)