để thích ứng và giảm thiểu BĐKH
4.4.3.1. Tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH
Nhận thức về BĐKH có nhiều hạn chế không chỉở cấp độ người dân mà còn
ở các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước. Do BĐKH là một quá trình diễn ra lâu dài, khó nhận biết, mặt khác trình độ người dân NTTS còn hạn chế, thiếu thông tin, kiến thức của cán bộ địa phương về BĐKH còn chung chung nên việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho các cán bộđịa phương cũng như người dân là rất cần thiết.
Nhà nước cần tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân và cán bộ khuyến ngư về tác động của BĐKH, nâng cao kỹ thuật NTTS và phổ biến các kịch bản về
BĐKH thông qua việc tập huấn, tuyền bá các ấn phẩm in ấn, áp phích, panô và các phương tiện truyền thông đại chúng, chương trình giáo dục chính thống. Khi người dân nhận thức đầy đủ các tác động của BĐKH họ sẽ nhận thức tầm ảnh hưởng quan trọng của BĐKH để từđó họ sẽ tựđưa ra các giải pháp thích hợp như thay đổi hình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 thức nuôi, đầu tư thêm các thiết bị hỗ trợ, chuyển đổi nghề, thay đổi giống mới thích ứng BĐKH.
Nhận thức về tác động của BĐKH tùy thuộc vào từng đối tượng, học vấn, kinh nghiệm và chuyên môn, do đó người dân cần được phân theo nhóm để tập huấn và tìm ra các phương pháp thích hợp để tuyên truyền cho người dân. Cần hỗ
trợ tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu thông qua mô hình quản lý và phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trong trọng việc thực hiện các chính sách này.
Tập huấn về BĐKH lồng ghép tập huấn về kỹ thuật NTTS cho các hộ có quy mô nhỏ về phương thức canh tác, đa dạng hóa sinh kế, chọn thời điểm thả giống, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng thích nghi của người dân trong bối cảnh BĐKH.
4.4.3.2. Tăng cường chuyển giao kỹ thuật ứng phó với BĐKH
Người NTTS huyện Hải Hà đã và đang chịu một phần nào tác động của BĐKH. Do vậy cần đưa ra các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH như hướng dẫn tập huấn cho người dân lên lịch thời vụ, thu hoạch trước mùa mưa bão để tránh thất thoát, chuyển đổi cơ cấu NTTS phù hợp với các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Nên xây dựng các chương trình dự án nhằm tâng cao khả năng thích ứng của hệ thống NTTS, hỗ trợ người dân nâng cao các kỹ thuật canh tác phù hợp với BĐKH, ví dụ như sử dụng các giống nuôi, thay đổi lịch thả giống, thay đổi kỹ thuật nuôi trồng cũng nhưđa dạng hóa các giống loài thủy sản thích ứng với BĐKH.
Người NTTS nên sử dụng nước ngọt để giảm nồng độ muối phù hợp với sinh lý của từng đối tượng nuôi trong trường hợp độ mặn cao hơn cho phép. Để tránh triều cường, người dân nên đắp đê cao hơn, xây thành cống thoát nước cao hơn cũng như xây thêm cả cống thoát nước.Để tránh tổn thất do bão lũ, thời tiết cực
đoan, người dân nên giảm quy mô đối với các hình thức NTTS nuôi tôm ao đầm, nuôi bãi triều cần vốn đầu tư lớn và kỹ thuật cao. Đây cũng là cách thức ứng phó với những biến động thất thường của thời tiết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97
Để tích trữ nước ngọt, thích hợp khắc phục tác động của quá trình mặn hóa vào mùa khô người dân nên đào, mở rộng thêm hệ thống kênh mương dẫn nước, nâng cấp các công trình thủy lợi để có thểđưa nước ngọt vào khu vực đầm nuôi tôm trong những khu vực bị nhiễm mặn và nuôi tôm nhằm đảm bảo diện tích nuôi thủy sản, đảm bảo độ mặn cần thiết cho các đầm tôm trong tình trạng gia tăng độ mặn do nắng nóng và xâm nhập mặn. Người NTTS nên đào mương quanh bờ ao để làm nơi tôm cá tránh khi nhiệt độ tầng mặt tăng cao, gia cố tăng chiều cao các ao đầm trong giới hạn có thể. Đây là khu vực bị tác động nặng khi nước biển dâng và BĐKH.
Người NTTS nên thường xuyên kiểm tra nồng độ muối trong ao nuôi tôm tránh được hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ, nước biển dâng. Đồng thời người dân nên lựa chọn những giống nuôi có khả năng thích ứng tốt đối với một số yếu tố
môi trường (nhiệt độ, độ mặn), hoặc một số loại thủy sản có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ (cá rô phi, cá phi đen…). Sự thành công của việc tạo ra các giống cá nước lợ là giải pháp thích ứng trong sản xuất thủy sản hiện nay.
Để tránh dịch bệnh lan rộng, môi trường nước bị ô nhiễm, người dân nên hạn chế hay nước nhiều lần trong vụ nuôi hoặc hoàn toàn không thay nước, hạn chế sử
dụng các chế phẩm sinh học để xử lý nước.
Do NTTS là phương thức sinh kế tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển, người dân nên đa dạng hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ NTTS đối với các loài giống có khả năng chịu mặn và hạn phù hợp giới hạn chịu mặn, nhiệt
độ của cá tra và tôm sú. Người dân nên đầu tư nâng cao trình độ NTTS để khai thác tài nguyên hợp lý, tránh ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
4.4.3.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Hiện nay cơ sở hạ tầng cho NTTS không đồng bộ, Chính quyền địa phương cần tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống công trình phục vụ NTTS xử lý các ao nuôi. Rà soát bổ sung nâng cấp hệ thống đê nâng độ cao của các công trình, hệ
thống cống ngăn triều cường, ngăn mặn phòng chống nước biển dâng. Các công trình thủy lợi phục vụ cho NTTS ven biển cũng là một hành động thích ứng với BĐKH. Nhưng đầu tư CSHT cho thủy lợi còn rất nhiều hạn chế. Do vậy cần nâng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98 cấp các công trình thủy lợi để đưa nước ngọt vào vùng nuôi tôm đảm bảo ổn định diện tích nuôi và độ mặn cần thiết khi thời tiết nắng nóng và xâm nhập mặn.
BĐKH và những hiện tượng bất thường có tác động không nhỏđến sản xuất NTTS. Hiện nay hệ thống dự báo khí tượng thủy văn của nước ta chỉ mới ở khả
năng dự báo do vậy để ứng phó với bão lũ, lốc tố gặp nhiều khó khăn. Hiện tượng môi trường suy thoái và bệnh dịch vẫn sẩy ra với các đối tượng nuôi và gây thiệt hại cho kết quả hoạt động sản xuất NTTS. Do vậy việc xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản và dự báo thiên tai phục vụ trực tiếp cho NTTS là rất cần thiết.
Hỗ trợ cho người dân đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua cơ chế tín dụng cũng là một vấn đề cần ưu tiên. Người NTTS vẫn còn nghèo và không thể thích ứng nhanh với BĐKH nếu như không có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phương. Hiện nay tình trạng bán và sử dụng hóa chất trong nuôi trồng thủy ản còn nhiều bất cập, không có sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Nhà nước cần xây dựng quan trắc
định kỳ về chất lượng nước ao nuôi để quản lý và xử lý dịch bệnh trong vùng nuôi.
4.4.3.4. Xây dựng các chính sách
Thời gian qua đã có nhiều chương trình và chính sách của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã được ban hành và thực hiện hỗ trợ cho phát triển NTTS nói chung và người NTTS nói riêng thích ứng với BĐKH. Thông qua đó cho thấy NTTS là một trong những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong điểm chịu tác động của BĐKH và khả năng thích ứng của nó để giảm nhẹ phần nào BĐKH.
Xây dựng các kế hoạch thích ứng BĐKH giữa người dân và các cấp ban ngành, liên ngành trong đó có nông nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi,... sẽ có tác dụng giảm chi phí đồng thời hỗ trợ giảm thiểu và thích ứng BĐKH. Cần có các chính sách hỗ trợ về giá trị sản phẩm đối với các vùng nuôi tôm ao đầm mặn lợ là các loài NTTS có giá trị xuất khẩu là đối tượng chịu ảnh hưởng của tác động BĐKH.Xây dựng các mô hình đồng quản lý NTTS quy mô nhỏ thích ứng với BĐKH có sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phương để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99 Xây dựng kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm thủy sản, lâm nghiệp, trồng trọt, thủy lợi,... và xây dựng các chiến lược NTTS thích ứng cho từng khu vực/vùng trong đó
ưu tiên vùng tổn thương cao (khu vực ven biển).Nhu cầu về tài chính phục vụ ứng phó với BĐKH cho NTTS là rất lớn. Do vậy cần xây dựng định hướng các hành
động thích ứng sát với thực tế cho từng loại vật nuôi, đối tượng cụ thể trong bối cảnh BĐKH. Ở cấp cộng đồng và vùng nuôi cần xây dựng các chính sách hỗ trợ cho người dân NTTS và chính sách tín dụng cho các hộ nghèo thúc đẩy phát triển NTTS quy mô nhỏ.
Trong NTTS, để quản lý nguồn và dịch bệnh là một trong những vấn đề khó khăn nhất. Hiện nay phần lớn các mô hình NTTS quy mô nhỏ hoàn toàn do tự phát, khi gặp dịch bệnh, tôm cá chết hành loạt người dân không có các công trình xử lý nước thải sẽ tự xả ra môi trường bên ngoài gây ra dịch bệnh cho các hộ lân cận. Do vậy việc thành lập các câu lạc bộ hay hợp tác xã NTTS có sự tham gia của người dân, xây dựng các liên kết trong quản lý NTTS và chế biến thủy sản là rất cần thiết. Thông qua các câu lạc bộ và hợp tác xã sẽ giúp cho người dân nâng cao khả năng thích ứng dưới tác động của BĐKH như: quy hoạch vùng nuôi kiểm soát dịch bệnh, thiết kế lại ao nuôi, đào tạo NTTS, nuôi kết hợp quy mô nhỏ tăng thu nhập,...NTTS là nghề chính của người dân vùng ven biển, do vậy trong Chương trình nông thôn mới mà Nhà nước đang làm ở huyện Hải Hà, phát triển NTTS cũng là một trong những chính sách mà chính quyền địa phương quan tâm nhằm sản xuất thực phẩm thủy sản sạch, chất lượng cao, môi trường an toàn và phát triển bền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 100
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi BĐKH. Hiện tượng thảm họa thiên tai như bão lũ, hạn hán và
đều liên quan đến những thay đổi của BĐKH. Tác động này đã, đang và sẽ làm thay
đổi cơ cấu diện tích NTTS nước mặn và ngọt, giảm hiệu quả sản xuất và gia tăng mầm bệnh, đặc biệt thủy sản nước mặn là đối tượng chịu tác động của BĐKH nhiều nhất. Hải Hà là một trong những huyện vùng ven biển chịu tác động của BĐKH.
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao
động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH là quá trình diễn ra từ từ, khó phát hiện, không thểđảo ngược, diễn ra trên toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống với cường độ ngày càng tăng. Nghiên cứu tác động của con người thông qua các phản ứng hành vi và tâm lý là rất quan trọng đối với những thách thức gây ra bởi BĐKH. Ứng xử của hộ NTTS trong bối cảnh BĐKH bao gồm ứng xử trong nâng cao nhận thức về BĐKH, ứng xử trong thay đổi diện tích NTTS, ứng xử trong cải tạo nâng cấp CSHT, đầu tư trang thiết bị trong NTTS, ứng xử trong áp dụng kỹ thuật tiến bộ, ứng xử trong thay đổi thời điểm thu hoạch, trong tăng cường liên kết. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng xử của các hộ NTTS bao gồm ảnh hưởng bởi trình độ học vấn, quy mô, hình thức NTTS và ảnh hưởng bới các yếu tố kinh tế
xã hội.
Nhận thức của hộ NTTS tại huyện Hải Hà về BĐKH tương đối khác nhau giữa các hình thức NTTS. Người dân cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai, đa dạng hóa các mô hình NTTS, tăng cường khoa học kỹ thuật nhưng giải pháp chỉ mang tính chất tạm thời và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng còn ít
được quan tâm. Người dân chưa thực sự quan tâm tìm hiểu về BĐKH và chính quyền địa phương chưa hỗ trợ và tập huấn đầu tư tuyên truyền về BĐKH để nâng cao ý thức của người dân. Các hộ nuôi nước ngọt đã mạnh dạn mở rộng quy mô,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 101
đổi của môi trường tự nhiên. Để thích ứng với sự thay đổi của thời tiết mua bão, lũ
lụt, người dân đã kiên cố hóa bờ kênh, cống cấp thoát nước tuy nhiên các hệ thống này chưa được đồng bộ. Một số hộ nuôi nước mặn đã chuyển đổi nuôi các giống tôm từ tôm thẻ chân trắng sang tôm sú có giá trị kinh tế cao, thời gian nuôi ngắn hơn, năng xuất cao hơn, chuyển sang nuôi quảng canh cải tiến, bổ sung thêm thức
ăn để tăng kích thức tôm. Hầu hết người dân đã chủ động đắp bờ cao hơn, tạo gờ đỉnh bờ ngăn để không cho nước chảy vào ao nuôi, tránh thất thoát, tuy nhiên hầu hết đều là bờ đất và chưa được kiên cố hóa. Để chủ động điều tiết nước vào ao, người dân đã xây cống tạo dòng chảy để mực nước trong ao luôn đạt cao nhất. Hầu hết các hộ nuôi bãi triều đã làm bờ chắn lũ cao hơn mực nước 1,5m để tránh nước biển dâng gây thất thoát nghêu ngao hoặc đóng cọc cho ngao bám và giảm lưu tốc nước.
Ảnh hưởng của trình độ học vấn, quy mô nuôi trồng, hình thức nuôi trồng và kinh tế xã hội của vùng củng đã có ảnh hưởng không nhỏđến NTTS của người dân huyện Hải Hà. Các hộ có trình độ học vấn cao, quy mô nuôi trồng lớn có ứng xử tốt hơn các hộ có trình độ thấp hơn, do những người có trình độ học vấn cao có ý thức tìm hiểu về BĐKH và ảnh hưởng của nó đến NTTS. Để từđó tìm hiểu áp dụng các biện pháp kỹ thuật tốt hơn, đầu tư cao hơn để phát triển sản xuất tốt hơn, tăng thu nhập cho gia đình.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng xử của người dân nuôi trồng thủy sản để thích ứng và giảm thiểu BĐKH như tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH, tăng cường chuyển giao kỹ thuật ứng phó bới BĐKH, đầu tư cơ sở hạ
tầng, xây dựng các chính sách hỗ trợ cho phát triển NTTS nói chung và người NTTS nói riêng thích ứng với BĐKH.
Kết quả nghiên cứu của luận văn mới chỉ dừng lại ở mức độ định tính thông qua điều tra và phỏng vấn sâu chưa đi sâu vào nghiên cứu định lượng nên chưa đưa
được các chỉ số cụ thể về ảnh hưởng của BĐKH, các giải pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đến NTTS tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.Thông qua việc nghiên cứu ứng xử của người dân NTTS tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh cho thấy tác động của BĐKH như nhiệt độ, độ mặn, lượng mưa, thời tiết bất thường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 102